Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 1 tạo bố cục hợp lý trong vẽ tranh

doc 23 trang sklop1 19/11/2023 1670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 1 tạo bố cục hợp lý trong vẽ tranh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 1 tạo bố cục hợp lý trong vẽ tranh

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 1 tạo bố cục hợp lý trong vẽ tranh
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1
TẠO BỐ CỤC HỢP LÝ TRONG VẼ TRANH”
 Quảng Bình, tháng 3 năm 2015
 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
 Hội hoạ là một môn nghệ thuật có phạm vi rất rộng. Để có được một tác phẩm đẹp 
trước tiên cần có những kiến thức cơ bản về mỹ thuật có sự kết hợp khéo léo giữa óc 
sáng tạo và sự nhuần nhuyễn của đôi tay.
 Môn Mĩ thuật giúp các em có cái nhìn mới về mọi vật, thế giới xung quanh, giúp 
các em hiểu được những nguyên tắc, những phương pháp căn bản. Từ đó các em sẽ tự 
tin hơn và hào hứng hơn trong những giờ học môn học này.
 Vẽ tranh theo đề tài là hình thức rèn luyện cho học sinh tập sáng tạo khi vẽ tranh, 
đưa các em tiếp cận với cái đẹp, tạo điều kiện cho năng khiếu mĩ thuật của các em phát 
triển. Vẽ tranh theo đề tài là tổng hợp kiến thức giữa các phân môn, nó kích thích cho 
học sinh thói quen quan sát, tìm tòi và khám phá tính chất, quy luật phát triển của đời 
sống xã hội. Qua đó làm giàu thêm kiến thức, phát triển trí tưởng tượng sáng tạo, rèn 
luyện cho các em thói quen làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, say mê và giáo dục cho các 
em yêu sản phẩm lao động của mình.
 Vẽ tranh nhằm mục đích phát triển khả năng sáng tạo của học sinh, qua quá trình 
học tập, giáo viên hướng dẫn và cung cấp cho học sinh về cách chọn nội dung đề tài, 
cách sắp xếp hình ảnh chính, phụ. Sử dụng màu sắc để thể hiện nội dung của đề tài. Tuy 
vậy, đa số các em khi thực hành vẽ tranh thường lúng túng và không xây dựng được bố 
cục, không thể hiện được bài vẽ tốt theo yêu cầu. Một số em thường xây dựng bức tranh 
đơn điệu không rõ nội dung đề tài, không phác được mảng chính, phụ trong tranh làm 
cho bức tranh không sinh động, màu sắc thể hiện chưa đẹpTừ những nguyên nhân đó, 
tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy ở trên lớp 
mà tôi đúc kết được thông qua sáng kiến kinh nghiệm: “ Biện pháp giúp học sinh 
lớp 1 tạo bố cục hợp lý trong vẽ tranh”.
 3 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC VẼ TRANH Ở LỚP 1
 1.1 Cấu trúc nội dung, chương trình phân môn vẽ tranh ở lớp 1
 Tuần Tên bài Vở tập vẽ trang
 12 Vẽ tranh (GDĐP): Vẽ thêm màu vào hình có sẵn 
 và vẽ màu vào tranh phong cảnh biển
 15 Vẽ cây 24
 17 Vẽ ngôi nhà của em 27
 26 Vẽ Chim và hoa 40
 29 Vẽ tranh: Đàn gà 43
 31 Vẽ tranh (GDĐP): Phong cảnh địa phương
 33 Vẽ tranh: Bé và hoa 49
 34 Vẽ tự do 51
 Tổng số tiết/năm học: 8/35 tiết. Trong đó nội dung vẽ tranh theo tài liệu GD 
 địa phương là 2 tiết
 *Mục tiêu dạy MT lớp 1:
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về mĩ thuật và hình thành các kỹ năng 
cần thiết để học sinh hoàn thành các bài tập theo chương trình.
- Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, giúp các em cảm nhận và vận dụng những kiến thức 
về mĩ thuật vào học tập, sinh hoạt hằng ngày.
 *Mục tiêu dạy phân môn vẽ tranh lớp 1:
 - Giúp học sinh hiểu được nội dung đề tài
 - Vẽ được bức tranh có nội dung gần với đề tài và vẽ màu theo ý thích..
 - Sắp xếp hình vẽ cân đối và vẽ màu phù hợp
 1.2 Thực trạng:
 5 Sau đây là một số bài vẽ của học sinh lớp 1 đầu năm học:
 Vậy để giúp học sinh, nhất là học sinh lớp 1 ngay từ ngày đầu cấp học đã có 
thiện cảm với môn Mĩ thuật, luôn muốn được vẽ, được hoạt động phù hợp sinh lí 
trẻ, tôi muốn đưa ra giải pháp mà theo tôi là đạt hiệu quả, giúp trẻ vẽ hình tự tin, 
thoải mái, sắp xếp hình phù hợp với khuôn khổ giấy vẽ.
 7 em mang tính đại thể , ít đi sâu vào chi tiết , tri giác những gì gây ấn tượng mạnh 
đối với các em hoặc các em tri giác những gì mình thích . Tình cảm có ảnh 
hưởng đến độ nhanh, độ bền trong trí nhớ của các em . Các em có thể nhớ rất 
nhanh và làm những gì mình thích . Do đó , khi dạy vẽ học sinh lớp 1 , ta lợi 
dụng đặc điểm tâm lí trên để hướng trẻ vẽ tranh đề tài với cách nhìn của mình . 
Trong mỗi tiết học vẽ , ta tạo ra sự hứng thú cho trẻ đối với những đề tài định vẽ 
; không khí lớp học thoải mái , nhẹ nhàng bằng cách áp dụng một số trò chơi 
cho phần khởi động như: Thi ai vẽ nhanh, vẽ đẹp hơn; Thử làm họa sĩ; trả lời 
câu đố bằng cách vẽ hình; Nhìn tranh đoán đề tài; Thi kể tên các con vật mà em 
biết;
Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh hình thành bố cục thông qua bước quan sát và 
nhận xét tranh.
 Tuy ở hoạt động này chỉ sử dụng một số câu hỏi mang tính chất so sánh dạng vấn 
đáp đơn giản nhưng học sinh đã nhận thức được đề tài và nội dung của đề tài khá đầy 
đủ để từ đó lựa chọn hình ảnh và sắp xếp bố cục. Nếu một giáo viên coi nhẹ, xem 
thường phần hướng dẫn quan sát này, sẽ dẫn tới học sinh có cái nhìn chưa thật chính 
xác về đề tài, chưa nhận thức chính xác bài đẹp và bài chưa đep. Đặc biệt khi học sinh 
quan sát còn được xem các bài vẽ đẹp của bạn cùng lứa tuổi, từ đó sẽ kích thích được 
tinh thần tự lực rất cao. Có quan sát học sinh sẽ biết so sánh, biết nhận xét, biết được 
chuẩn mực của bố cục (sắp xếp), màu sắc
 Đối với bài Vẽ tranh và cụ thể là phần quan sát nhận xét giáo viên cần làm toát 
lên bài học thông qua hệ thống câu hỏi và trình tự nhận xét trả lời của học sinh. Giáo 
viên trước tiên cần hướng dẫn cho học sinh xem và so sánh tranh, đặt các câu hỏi gợi ý 
về định hướng về sắp xếp bố cục như: 
 - Tranh vẽ đề tài gì?
 - Hình ảnh chính, hình ảnh phụ là gì?
 - Hình ảnh chính được vẽ như thế nào? Hình ảnh phụ được vẽ như thế nào?
 - Màu sắc của hình ảnh chính và hình ảnh phụ ra sao?
 9 màu sắc trong tranh đề tài. Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản đó giáo viên sẽ tiếp tục 
hướng dẫn các bước để thực hiện được yêu cầu bài thực hành.
 Trong thực tế học sinh lớp 1 thường không để ý tới phần giảng lý thuyết nên sẽ 
có nhiều ý đồ của giáo viên chưa được học sinh sử dụng vào bài vẽ của mình. Điển hình 
như cách sắp xếp bố cục: Học sinh thường không chú ý tới bố cục (cách sắp xếp) cho 
nên các em cứ đặt bút là vẽ liền, dẫn đến tình trạng hình vẽ nhỏ quá, lớn quá hoặc lệch 
trái, lệch phải làm cho bài vẽ bị lệch lạc, mất cân đối. Vô hình chung, việc đó đã tạo cho 
học sinh một thói quen tuỳ tiện khi thể hiện bài vẽ. Nếu thói quen này vẫn được tồn tại 
trong học sinh thì sau này (lớp lớn hơn) muốn học sinh bỏ đi thói quen xấu sẽ gặp nhiều 
khó khăn. Cho nên mỗi giáo viên cần phải xây dựng cho học sinh ý thức sắp xếp hình 
vẽ ngay từ lớp một để học sinh dần có thói quen trình bày mảng hình trước khi vẽ hình 
chi tiết. Bên cạnh đó, một mặt học sinh thì rất thích vẽ và muốn được thể hiện bài vẽ 
ngay lập tức, một mặt do các em có khái niệm môn Mỹ thuật là chỉ có vẽ chứ không cần 
học lý thuyết. Do đó kết quả bài vẽ của học sinh thường mang đậm phong cách “tự do” 
thích gì vẽ nấy. Đã có một bộ phận giáo viên chưa ý thức đúng đắn việc định hướng 
cách vẽ đầy đủ cho học sinh, nhiều khi chỉ hướng dẫn học sinh các bước vẽ được hình 
ảnh các nhân vật mà lại không chú ý tới hướng dẫn cách sắp xếp hình vẽ (bố cục tranh). 
Ta phải ý thức được rằng dạy Mỹ thuật là dạy học sinh sáng tạo ra cái đẹp, cái thẩm mỹ. 
Mà đã là cái đẹp, cái thẩm mỹ sẽ không hoàn thiện nếu tồn tại trong nó sự mất cân đối, 
sự sắp xếp một cách tuỳ tiện.
 Tính vừa sức cũng là một yếu tố mà mỗi giáo viên chúng ta cần xác định rõ để 
đảm bảo cho kiến thức bài giảng thật đơn giản, dễ hiểu, thật nhẹ nhàng và thoải mái. 
Trong thực tế có một khái niệm rất mới lạ đối với học sinh Tiểu học đó là khái niệm 
“Bố cục”. Ở độ tuổi mới “cắp sách tới trường” học sinh vẫn còn gặp nhiều sự bỡ ngỡ và 
lúng túng trước nhiều kiến thức. Cho nên chúng ta cần hạn chế sử dụng các cụm từ 
mang tính chuyên môn cao. Biết rằng học sinh rất cần hiểu các từ và cụm từ như thế 
nhưng việc đó để chúng ta sẽ hướng dẫn từ từ.
a) Hướng dẫn cách sắp xếp hình vẽ (bố cục)
 11 nêu ra trong phạm vi phần hướng dẫn này không phải là hướng dẫn để học sinh vẽ được 
các nhân vật chính và phụ mà chỉ là cách vẽ phác được các ô mảng dành cho nhóm 
chính và nhóm phụ, hay còn gọi là phân mảng chính, mảng phụ.
 Giáo viên cần sử dụng trực quan (chuẩn bị) có cách thể hiện nhóm chính, nhóm 
phụ thật rõ ràng (việc quan sát các trực quan này thực chất các em đã được quan sát ở 
phần trước rồi) nên giáo viên sẽ gợi ý để học sinh nhận ra: Nhóm chính thường ở vị trí 
nào trong tranh (ở giữa); nhóm chính thường vẽ hình ảnh lớn hay nhỏ (hình ảnh lớn vừa 
phải). Giáo viên hướng dẫn thêm cho học sinh hiểu (sử dụng các câu hỏi vấn đáp) để 
phác được các mảng của nhóm chính, nhóm phụ, học sinh cần liên tưởng tới các hình 
học như hình tròn, tam giác, chữ nhật. (giáo viên có thể vẽ các hình học bao quanh 
nhóm chính, nhóm phụ ngay trên trực quan để các em nhận thấy rõ ràng).
 Qua phần quan sát, nhận xét và gợi ý hướng dẫn bằng vấn đáp, giáo viên sẽ cho 
học sinh lên bảng để vẽ phác mảng của nhóm chính mà mình định vẽ. Thời điểm này 
bắt đầu để học sinh tập thể hiện ngay trên bảng, các em sẽ được vẽ theo ý đồ của mình. 
Sau khi một học sinh phác được hình của nhóm chính, giáo viên yêu cầu thêm một em 
lên vẽ phác hình của nhóm phụ.
 Trong phần hướng dẫn này giáo viên đã tạo được không khí một giờ học nhẹ 
nhàng, thoải mái không còn khoảng cách xa giữa thầy và trò, học sinh được tham gia 
hoạt động cùng giáo viên sẽ tạo ra tâm lý thoải mái và gần gũi ở học sinh. Điều này đã 
khích lệ được ý thức tự chủ cho học sinh, mặt khác còn tạo cho học sinh có thái độ 
mạnh dạn, hăng hái học tập.
 Một điểm nữa mà giáo viên thấy việc học sinh tham gia minh hoạ sẽ được hiểu 
học trò hơn, và nếu giáo viên phát triển bài từ những ý tưởng của học sinh sẽ đem lại 
tâm lý vui thích cho học sinh, vì các em sẽ cảm nhận rằng mình đã chọn và có ý đồ tốt 
nên sẽ hăng hái làm bài là điều đương nhiên. 
 Tóm lại ở bước hướng dẫn này giáo viên cần cùng học sinh xây dựng được bố 
cục hình mảng, tìm được các mảng chính, mảng phụ hợp lý, từ đó các em sẽ có cơ sở 
thể hiện hình vẽ vào các ô mảng đó. Bước này chúng ta có thể ví như nền móng của một 
 13 *Một số tranh tham khảo:
 15 Toàn bộ các hướng dẫn trên đây giáo viên cần sử dụng cách dạy, cách chuyển tải 
kiến thức thật khoa học, yêu cầu học sinh gợi tả các hình ảnh định vẽ, giáo viên sẽ minh 
hoạ dáng, hình của các hình ảnh cho nhóm chính. VD: Học sinh nêu ra một hình ảnh 
học sinh đang chạy, thì giáo viên cần minh hoạ đúng động tác đó của bạn học sinh, học 
sinh nêu dáng của một con mèo dang rình chuột thì giáo viên cũng cần minh hoạ ngay 
lập tức. Hình minh hoạ của giáo viên cần rõ ràng không được chung chung và phải thể 
hiện thật nhanh. Qua kinh nghiệm của bản thân tôi nhận thấy giáo viên vẽ minh hoạ một 
số hình ảnh theo sự gợi ý của học sinh sẽ làm cho các em có rất thích và rất chăm chú 
học tập.
 Đối với học sinh phổ thông nói chung, và học sinh Tiểu học nói riêng và đặc biệt 
là các em nhỏ lớp 1, hầu hết các em có nhận thức về hình dáng rất sơ đẳng có thể các 
em sẽ vẽ chưa đúng với giải phẫu (nếu là hình ảnh của các nhân vật là người và con 
vật), và chưa đúng với luật xa gần (nếu là cảnh vật). Nhưng đừng vì lý do này mà giáo 
viên cố uốn nắn học sinh thể hiện. Vì chúng ta đã biết rất rõ mục tiêu của giáo dục thẩm 
mỹ cho học sinh ở bậc Tiểu học. Bên cạnh đó yếu tố tâm lý lứa tuổi cũng là cơ sở để 
giáo viên áp dụng phương pháp dạy học. Cho nên những hình ảnh các em thể hiện 
tưởng chừng ngô nghê, buồn cười, và chưa chính xác đó, lại chính là vẻ đẹp rất hồn 
nhiên, mang đậm tính ngộ nghĩnh và ngây thơ của học sinh Tiểu học mà người lớn 
chúng ta sẽ không bao giờ thể hiện được như thế.
Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh sắp xếp bố cục thông qua thực hành.
 Trước khi hướng dẫn học sinh thực hành giáo viên cho học sinh xem một số 
tranh của hoạ sỹ, của giáo viên và củahọc sinh cùng lứa tuổi, nhằm giúp các em một lần 
nữa nhận biết được một bức tranh có bố cục đẹp, hợp lý là như thế nào. Trong thời gian 
học sinh làm bài thực hành sẽ sảy ra nhiều tình huống, nhiều vấn đề nảy sinh nhất. Kết 
quả của hoạt động của thầy - trò cũng sẽ dần được khẳng định qua “sản phẩm” của học 
sinh. Do vậy giáo viên không nên hiểu nhầm thời gian thực hành là việc chỉ của học 
sinh còn giáo viên có thể ngồi chơi, không cần chú ý tới bài giảng nữa. Chúng ta cần 
hiểu rằng khi học sinh thực hành tức là lúc đó giáo viên phải hoạt động nhiều hơn, phải 
 17

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_tao_bo_c.doc