Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép trong dạy môn Đạo đức cho học sinh Lớp 1

docx 22 trang sklop1 03/03/2024 2011
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép trong dạy môn Đạo đức cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép trong dạy môn Đạo đức cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép trong dạy môn Đạo đức cho học sinh Lớp 1
 ủy ban nhân dân quận thanh xuân
 trường tiểu học nguyễn trãi
 ---------------
 Mó SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm
 Giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép 
 trong dạy môn Đạo đức cho học sinh lớp 1”.
 Lớnh vực/Mụn : 
 Năm học 2015 – 2016 Con người muốn có sức khỏe tốt, ngoài việc ăn uống sinh hoạt có khoa 
học và tập thể dục hàng ngày còn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường sống. 
Con người sẽ được khỏe mạnh hơn nếu được sống trong một môi trường trong 
sạch. Vậy giáo dục môi trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác giáo 
dục cho học sinh các cấp nói chung và cấp Tiểu học nói riêng vì giáo dục môi 
trường là công cụ chi phí hiệu quả trong quản lí môi trường. Giáo dục môi 
trường là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan 
tâm đối với môi trường và các vấn đề môi trường, tạo cho mỗi người có đầy đủ 
kiến thức, thái độ, ý thức và kĩ năng để có thể hoạt động một cách độc lập, ngăn 
chặn những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai.
 Giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học được dạy ở rất nhiều môn, 
xuyên suốt các lớp học. Nhưng giáo dục môi trường ở phân môn đạo đức được 
thể hiện rõ hơn cả bởi: Dạy môn Đạo đức cần đi từ quyền trẻ em, từ lợi ích của 
trẻ em đến trách nhiệm, bổn phận của các em. Giáo dục bằng con đường từ nhận 
thức đến ý thức và tạo thói quen cho các em biết bảo vệ môi trường.
 Hiểu rõ được vai trò của việc bảo vệ môi trường đối với cuộc sống và tầm 
quan trọng của việc giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường. Tôi trăn trở, suy 
nghĩ và đã chọn đề tài: “Giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép trong dạy môn 
Đạo đức cho học sinh lớp 1”. B. thực trạng tại trường tiểu học:
 Trước đây, công tác giáo dục môi trường chưa phát triển theo hướng phát 
triển hoàn thiện cả về nội dung, đối tượng, cách tiếp cận và phương pháp tiến 
hành. Do đó công tác giáo dục môi trường chỉ chú trọng giáo dục về môi trường, 
nghĩa là mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức và nhận thức về môi trường 
trong nhà trường. Giáo viên chưa chú trọng nhiều đến giáo dục trong môi 
trường và việc giáo dục vì môi trường. Nên học sinh đã có một số kiến thức về 
môi trường nhưng thiếu đầy đủ, thiếu hệ thống và toàn diện, chưa có thái độ tích 
cực, chủ động và sẵn sàng vì môi trường.
 Thực tế, công tác giáo dục môi trường còn hạn chế cả về chất lượng và 
hiệu quả, hoạt động giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục môi trường trong 
môn đạo đức còn nhiều hạn chế. Tôi đã trao đổi với các đồng nghiệp ở tất cả các 
khối lớp và nhận thấy rằng:
 + Học sinh nhận thức về môi trường chưa phong phú, thiếu sâu sắc và 
chưa toàn diện, kiến thức thiếu tính hệ thống. Các em chủ yếu nhận thức các vấn 
đề về môi trường cụ thể ở địa phương, còn các vấn đề chung của đất nước và của 
thế giới thì hạn chế.
 + Nhiều em chưa quan tâm đến nguyên nhân và hậu quả của biến đổi môi 
trường đối với đời sống con người. Sự tác động của bài học trên lớp ở bộ môn 
Đạo đức còn ít.
 + Giáo viên và học sinh còn có khoảng cách giới hạn trong nhận thức về 
môi trường.
 + Công tác giáo dục môi trường chưa hướng vào yêu cầu về môi trường, vì 
môi trường và trong môi trường.
 + Đội ngũ giáo viên chưa được bồi dưỡng kiến thức, hiểu biết nhiều về 
giáo dục môi trường. Nhận thức, thái độ, kĩ năng tổ chức các hoạt động cho học 
sinh có nhiều hạn chế.
 + Qua thực tế nhiều lần cho học sinh đi thăm quan, hàng ngày ở trường, có 
một số em tự ý ngắt hoa hoặc dẫm lên thảm cỏ; nhìn thấy bạn ngắt lá cây hoặc 
đu lên cây ở trường, em đó không khuyên ngăn bạn, không thưa với cô giáo, 
không nhắc bạn? Em bình thản cho việc làm đó là chuyện bình thường. mọi người mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống (nguồn nước bị 
ô nhiễm).
 3. Bài “Giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập”.
 Học sinh biết sắp xếp sách vở và đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp là biết giữ 
gìn vệ sinh lớp học thông qua đó giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tập thể.
 4. Bài “Gia đình em”.
 Bằng tình cảm yêu quý và biết ơn công nuôi dưỡng của cha mẹ, giáo dục 
học sinh biết giúp đỡ cha mẹ những việc nhà điều đó cũng thể hiện giáo dục vệ 
sinh nơi ở, giáo dục bảo vệ môi trường gia đình.
 Việc dạy lồng ghép giáo dục môi trường là vô cùng cần thiết ở phân môn 
đạo đức lớp 1.
 II. Các giải pháp chung:
 1. Xác định mục tiêu cụ thể khi tổ chức hoạt động giảng dạy lồng ghép nội 
dung giáo dục môi trường vào bài dạy:
 - Về kiến thức: Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu 
phù hợp với độ tuổi, đặc điểm tâm lí. Học sinh hiểu được vai trò của con người 
đối với môi trường, quan hệ của môi trường đối với con người.
 - Về nhận thức: Thông qua tiết dạy môn Đạo đức, tôi đã giúp học sinh có 
nhận thức và sự nhạy cảm đối với môi trường, với các vấn đề của môi trường như 
thế nào.
 - Về thái độ: Thông qua bài giảng, tôi đã khuyến khích học sinh tôn trọng 
và quan tâm vai trò quan trọng của môi trường, thúc dục học sinh có ý thức tham 
gia tích cực vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường, nhắc nhở người khác cùng 
thực hiện những hành vi cải thiện và bảo vệ môi trường.
 - Về kĩ năng: Thông qua bài giảng, tôi đã hình thành và rèn luyện cho học 
sinh những kĩ năng để cải thiện, bảo vệ và giữ gìn môi trường như: kĩ năng nhận 
biết và phân biệt, kĩ năng phân tích dấu hiệu với nguyên nhân để xác định, dự 
đoán, ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề bức xúc của môi trường. Tôi đã tạo 
những tình huống (cơ hội) để thúc đẩy học sinh tham gia tích cực trong việc giải 
quyết các vấn đề môi trường, giúp các em tự biết đưa ra những quyết định bảo vệ 
môi trường một cách đúng đắn. * Y thể hiện hành vi đúng, học sinh giơ thẻ đỏ.
 * Y thể hiện hành vi chưa đúng, học sinh giơ thẻ xanh.
 * Không xác định hành vi đó đúng hay sai, học sinh giơ thẻ vàng.
 Kết thúc trò chơi tổ nào có nhiều bạn sai, tổ đó thua.
 Ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp: Phương pháp động 
não, đàm thoại, kể chuyện, giảng giải; phương pháp tổ chức các hoạt động thực 
tiễn; và đặc biệt còn có phương pháp huy động sự tham gia của hoạt động giáo 
dục đó là phụ huynh học sinh.
 Đổi mới các phương pháp và sử dụng kết hợp các phương pháp một cách 
phù hợp trong từng phần, từng bài khi dạy lồng ghép giáo dục môi trường vào 
phân môn Đạo đức tạo cho học sinh hứng thú học tập, dần dần tạo cho các em 
từ ý thức biết bảo vệ môi trường chuyển thành thói quen.
 b - Kĩ năng để tổ chức hoạt động giảng dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ 
môi trường:
 Khi tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn 
Đạo đức, tôi tự tìm hiểu và sử dụng thành thạo một số kĩ năng quan trọng nhằm 
giúp học sinh có được kĩ năng thực hành để tích cực tham gia giải quyết các vấn 
đề môi trường.
 Đó là các kĩ năng:
 - Kĩ năng nhận biết các vấn đề môi trường (Vấn đề bức xúc của môi 
trường)
 VD: Khi dạy bài 14: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (tiết 1)
 * Phần giới thiệu bài:
 Tôi đưa hình ảnh con người chặt phá rừng (Giới thiệu bài)
 * Tôi đưa ra câu hỏi:
 + Bức tranh vẽ cảnh gì?
 (Con người đang chặt phá cây cối)
 Thông qua đó, học sinh nhận biết được môi trường đang bị bàn tay con 
người tàn phá.
 - Kĩ năng xác định các vấn đề môi trường (phân biệt các dấu hiệu và 
nguyên nhân) - Kĩ năng tổ chức và xây dựng thực hiện kế hoạch hành động giáo dục 
bảo vệ môi trường.
 Đây là kĩ năng được tổ chức một cách thường xuyên, học sinh được thực 
hiện theo kế hoạch của nhà trường, của cô giáo.
 VD: - Hàng ngày, học sinh tự biết sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng và 
vệ sinh lớp sạch sẽ.
 - Hàng tuần, học sinh tổng vệ sinh lớp học cùng cô giáo.
 - Hàng tháng, các tổ trưởng tổng hợp = GV khen thưởng, động viên học 
sinh biết giữ gìn và bảo vệ môi trường.
 - Kĩ năng thiết kế giáo án lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào 
môn học:
 Để có được giáo án giáo dục bảo vệ môi trường, tôi lồng ghép kĩ năng lĩnh 
hội tri thwucs vào quá trình học của học sinh. Những kĩ năng lĩnh hội tri thức 
gồm:
 + Quan sát sự vật hiện tượng trong tiết dạy.
 + Lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.
 + Lĩnh hội kiến thức: Học sinh thảo luận, giải thích, xác định và tóm tắt 
các thông tin được cung cấp hoặc tự phát hiện ra.
 + Phân tích: Tôi giúp học sinh chia nhỏ các thông tin thành nhiều phần, 
nhiều ý tưởng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trên cơ sở đó học sinh có thể suy 
luận, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra kết luận.
 + Tổng hợp: Tôi giúp học sinh liên kết các ý tưởng rời rạc, khác nhau 
thành một vấn đề tổng thể, đồng thời giúp học sinh có khă năng suy đoán, tự 
phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề của bài học.
 + Phân biệt: Tôi giúp học sinh có khả năng đối chiếu các ý tưởng khác 
nhau tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của các hiện tượng để tìm ra 
các ý tưởng hợp lí nhất.
 + Diễn đạt: Học sinh lưu loát, mạch lạc, rõ ràng ý tưởng của mình.
 + Đánh giá: Tôi giúp học sinh có thể tự nhận xét đánh giá việc làm trong 
các tình huống cụ thể hoặc các thông điệp khác nhau, tiến tới các em tự ra quyết 
định và tán thành theo quyết định đó (Đúng - Sai) - Nội dung các bài tập, nội dung tiểu phẩm.
 - 3 mẫu cây
 - Băng đĩa hình có hình ảnh tranh vẽ về giáo dục môi trường
 2 – Học sinh: - Mỗi học sinh 1 vở bài tập Đạo đức; 1 bút sáp màu.
 - Thuộc bài thơ: Chăm vườn hoa
 - Thuộc bài hát: Ai trồng cây + Ra chơi vườn hoa.
 IV – Các hoạt động dạy và học:
 A – Kiểm tra bài cũ:
 Phương pháp, hình thức tổ chức Phương 
Thời Nội dung kiến thức và kỹ 
 các hoạt động dạy học tiện
 gian năng cơ bản
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò sử dụng
 5’ - Nhắc tên bài 14 (tiết 1)
 - ích lợi của cây - Yêu cầu học sinh hát bài: Ai - Hát, múa bài “Ai 
 trồng cây. trồng cây”
 - Qua bài hát, cây và hoa giúp - Qua bài hát con 
 ích gì cho cuộc sống con thấy cây và hoa có 
 người? giúp cho con người 
 có bóng mát, có 
 chim hót
 - Đọc lại ghi nhớ. - 2 học sinh đọc
 - Cần biết bảo vệ cây. - Muốn bảo vệ cây và hoa con - Muốn bảo vệ cây 
 cần phải làm gì? và hoa con cần 
 phải tưới cây, 
 chăm sóc cây hàng 
 ngày, không bẻ 
 cành, hái hoa nơi 
 công cộng
 - Nhận xét - đánh giá. - Vì sao tranh 5,6 nối với khuôn - Nhận xét, bổ 
 mặt mếu? sung
 - Vậy qua bài này các bạn nhỏ - hs nêu
 đã làm gì để bảo vệ hoa và cây?
 - Con biết những việc làm nào 3 – 4 hs nêu
 bảo vệ hoa và cây.
  Ngoài tất cả những việc 
 các con vừa kể, các rác thải, 
 khói bụi (đưa tranh, rác thải) 
 của nhà máy cũng làm ảnh - Quan sát tranh
 hưởng đến sự sống của cây.
 - Treo tranh bài tập 3 - Đọc đề bài
 Bài tập 3 yêu cầu gì?
 - Con tô màu vào bức tranh có - Tô màu
 việc làm góp phần làm cho môi 
5’
 trường trong lành.
 - Con tô màu vào những tranh - hs trả lời
 nào? Vì sao?
 - Tranh nào con không tô? Vì 
 sao?
 - Con đã làm gì để bảo vệ cây?
 - Cần trồng cây, tưới cây, Kết luận:
 vun gốc, làm hàng 
 Cô cũng nhất trí với cách tô 
 ràođể bảo vệ hoa và cây
 màu như các con, vì trồng cây, 
 tưới cây, vun gốc, làm hàng rào 
 là những việc bảo vệ cây và 
 hoa, góp phần làm cho môi 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_bao_ve_moi_truong_long_ghep_t.docx