Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 1 tiếp cận phương pháp mĩ thuật Đan Mạch
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 1 tiếp cận phương pháp mĩ thuật Đan Mạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 1 tiếp cận phương pháp mĩ thuật Đan Mạch
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: . 1.Tên sáng kiến : Giúp học sinh lớp 1 tiếp cận phương pháp mĩ thuật Đan Mạch 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Mĩ thuật tiểu học. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1 .Tình trạng giải pháp đã biết : 3.1.1. Thực trạng, giải pháp: Giáo dục mĩ thuật theo phương pháp mới giúp học sinh có được những năng lực như: năng lực trải nghiệm, năng lực sáng tạo, năng lực biểu đạt, năng lực phân tích và diễn giải, năng lực giao tiếp và đánh giá. - Năng lực trải nghiệm: để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng, phát triển khả năng sáng tạo và biểu đạt. - Năng lực sáng tạo: giúp học sinh phát triển ngôn ngữ không gian – thị giác, hiểu cách sử dụng đường nét, hình khối, kích cỡ, bố cục, màu sắc. - Năng lực biểu đạt: giúp học sinh có khả năng khám phá ra những năng lực của mình thông qua các phương tiện khác nhau cũng như trải nghiệm những niềm vui thích khi tạo ra những sản phẩm, những biểu đạt mang tính độc lập và đặc sắc của mình. Điều này giúp các em có thể sử dụng và ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để có thể biểu đạt kinh nghiệm và thái độ của các em bằng nhiều cách khác nhau. - Năng lực phân tích và diễn giải: mang lại cho các em sự tò mò để tìm hiểu và phân tích văn hóa thị giác cũng như quá trình sáng tạo. Qua đó, các em phát triển tính sáng tạo và khám phá những ý tưởng mới khi tìm hiểu các bức tranh, các tác phẩm điêu khắc, bài thuyết trình - Năng lực giao tiếp và đánh giá: giúp học sinh giao tiếp với nhau giải mã những thông tin mang tính hình ảnh như: các tranh ảnh, quảng cáo, cùng lúc phát triển kĩ năng nói, cũng như có thể phát triển các giác quan, kĩ năng sống, các năng lực hợp tác, kinh nghiệm và năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học và tự đánh giá. 3.1.2. Những ưu nhược điểm của giải pháp cũ: 3.1.2.1.Những ưu điểm: 1 - Khái niệm về bố cục: là sự sắp xếp các hình vẽ lên trang giấy sao cho phù hợp rõ nội dung. - Dựa trên nét vẽ, hình mảng, bố cục, màu sắc biểu hiện trên các bài vẽ đẹp, vẽ chưa đẹp của từng đối tượng học sinh. Giáo viên lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng giúp cho học sinh học tiếp cận phương pháp mới thông qua việc dạy – học theo chủ đề và vận dụng các quy trình mĩ thuật. b.2.Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: Ở giải pháp mới học sinh được học theo chủ đề, học sinh cùng nhau tạo nên ngân hàng hình ảnh theo từng chủ đề bài học, các em có thể vay mượn những hình ảnh mình thích, từ ngân hành hình ảnh để tạo nên sản phẩm cho riêng mình hoặc cho cả nhóm và các em có thể làm ra sản phẩm bằng nhiều chất liệu khác nhau theo chủ đề bài học. Ở giải pháp cũ học sinh không được thực hiện những việc như trên. b.3. Cách thức thực hiện sáng kiến: để giúp học sinh lớp 1 tiếp cận phương pháp mĩ thuật mới trong quá trình dạy - học. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, tài liệu về những phương pháp dạy- học mới: - Sách giáo khoa môn Mĩ thuật các lớp 1, 2, 3, 4, 5. - Sách giáo viên môn Mĩ thuật các lớp 1, 2, 3, 4, 5. - Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học. - Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học. - Tài liệu dạy học môn Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học xuất bản 2015. Những sáng kiến hay của đồng nghiệp có thể áp dụng, phối hợp vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với từng nội dung chủ đề bài học, tổ chức hình thức dạy - học nhẹ nhàng, sinh động, gây hứng thú học tập nhằm phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo, sự tự tin của học sinh trong học tập. - Những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, các phương tiện dạy học được sử dụng như: *.Về phương pháp dạy học: Giáo viên phối hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với khả năng tiếp thu và thể hiện của học sinh như : - Bồi dưỡng khả năng quan sát của học sinh: quan sát giúp học sinh tìm hiểu, so sánh, nhận xét, phán đoán và ghi nhận sự vật. Hình ảnh, đồ vật, sự vật, những hoạt động của con người trong môi trường xã hội, tác động không nhỏ đến sự quan sát của 3 thông nói chung không phải nhằm đào tạo các em trở thành họa sĩ mà giúp các em cảm nhận cái hay, cái đẹp trong cuộc sống và thể hiện được khả năng tình cảm thẩm mĩ của mình vào bức vẽ sinh động sáng tạo hơn . Phương pháp này đều được áp dụng trong mỗi tiết học (trừ tiết xem tranh).Sản phẩm của thực hành là thông tin hai chiều giúp người học thể hiện tài năng và sự tiếp thu của mình trong quá trình học .Người dạy cũng từ đó rút ra kinh nghiệm về bài dạy có hiệu quả hơn qua quá trình đánh giá sản phẩm của học sinh . b.4.Các bước thực hiện của sáng kiến ( giải pháp mới ): Vận dụng những quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới đều hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm ; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức. Để từ đó, các em có thể hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi là: + Sáng tạo mĩ thuật và qua đó thể hiện biểu đạt của bản thân. + Hiểu, cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm. + Giao tiếp trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm. - Hình thành và phát triển các năng lực của học sinh thông qua giáo dục mĩ thuật: + Năng lực trải nghiệm: giúp học sinh có những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng, phát triển khả năng sáng tạo và biểu đạt. + Năng lực sáng tạo: giúp học sinh phát triển ngôn ngữ không gian – thị giác, các ngôn ngữ mĩ thuật, thực hành và hiểu cách sử dụng đường nét, hình khối, kích cỡ, bố cục, màu sắc. + Năng lực biểu đạt: giúp học sinh biểu đạt kinh nghiệm và thái độ của mình bằng nhiều cách khác nhau, trong quá trình học tập, sinh hoạt. + Năng lực phân tích và diễn giải: giúp học sinh phát triển tính sáng tạo và khám phá những ý tưởng mới, bài thuyết trình, chia sẻ kinh nghiệm, + Năng lực giao tiếp và đánh giá: giúp học sinh phát triển kĩ năng nói, phát triển các giác quan, kinh nghiệm và năng lực tự học và đánh giá. - Học sinh được tiếp cận các quy trình mĩ thuật: + Quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện: vẽ kí họa dáng người, con vật,. + Quy trình vẽ biểu cảm: nhìn cảm nhận vật mẫu. Khi vẽ không nhìn vào giấy. + Quy trình vẽ trang trí và vẽ tranh theo nhạc. 5 - Tiết vẽ tranh theo đề tài là tiết dạy vẽ theo trí tưởng tượng. Học sinh phải biết tưởng tượng để vẽ tranh, đòi hỏi học sinh bộc lộ cao hơn mức năng lực, ý nghĩ riêng, cách cảm thụ thế giới riêng. Tuy vậy, theo phương pháp dạy-học mĩ thuật mới của Đan Mạch, các em cùng nhau tạo nên ngân hàng hình ảnh cho từng chủ đề, giúp cho các em chưa tự tin xây dựng hình ảnh cho tranh vẽ của mình, các em có thể mượn các hình ảnh từ ngân hàng hình ảnh để sắp xếp thành bức tranh theo chủ đề cho riêng mình, tạo điều kiện để các em hoàn thành tranh vẽ, giúp các em yêu thích môn học, dần tự tin hơn các em sẽ phát huy được khả năng tự học và sáng tạo, thể hiện được cái mới, cái riêng của mình. * Các bước tiến hành giúp học sinh lớp 1 tiếp cận phương pháp Đan Mạch: - Vận dụng 7 quy trình dạy – học Mĩ thuật - Bồi dưỡng cho học sinh các năng lực: trải nghiệm, sáng tạo, biểu đạt, giao tiếp, hợp tác, tự học và đánh giá. - Giúp các em xây dựng một ngân hàng hình ảnh theo chủ đề bài học. Các em sẽ tự tin hơn trong học tập môn Mĩ thuật. - Bồi dưỡng nét vẽ tập cho các em vẽ thành thạo các nét vẽ: Vẽ nét thẳng không dùng thước ,vẽ nét cong uốn lượn, vẽ vòng tròn không dùng compa, vẽ nét to, nét nhỏ từ vẽ chậm đến vẽ nhanh ,luyện vẽ bằng các dụng cụ khác nhau như: vẽ bằng bút chì, vẽ bằng sáp màu trên giấy A4 hoặc A5 - Bồi dưỡng cách vẽ tạo dáng cây cối, hoa lá, nhà cửa, cảnh vật thiên nhiên, dựa trên những gì học sinh quan sát được. Giáo viên cho học sinh luyện vẽ trên giấy A4, vẽ đi vẽ lại nhiều lần cho thuần thục. Trong quá trình giáo viên hướng dẫn học sinh lược bỏ các chi tiết rườm rà chỉ giữ lại nét cơ bản, đảm bảo được đặc điểm chính của sự vật. - Bồi dưỡng cách vẽ tạo dáng người, loài vật. Giáo viên hướng dẫn học sinh tạo dáng người theo cách vẽ đơn giản, nét vẽ ngây thơ, ngộ nghĩnh, vẽ hình dáng các loài vật, thông thường học sinh vận dụng cách vẽ hình quả trứng, làm thế nào để tạo được những hình dáng đang hoạt động phù hợp với nội dung của từng bài vẽ. Bồi dưỡng học sinh cách bố cục tranh vẽ. Giáo viên hướng dẫn học sinh phác các mảng hình, mảng hình chính thường to nằm ở giữa tranh ,hình ảnh chính vẽ to, vẽ rõ thể hiện được nội dung tranh, mảng hình phụ ở xung quanh hình vẽ nhỏ mờ hơn nhằm làm rõ hình ảnh chính của tranh. 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_1_tiep_can_phuong_ph.doc