Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số qua môn Đạo đức

doc 17 trang sklop1 19/02/2024 1620
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số qua môn Đạo đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số qua môn Đạo đức

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số qua môn Đạo đức
 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
 I. Đặt vấn đề
 Như chúng ta đã biết giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế 
hệ trẻ. Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người 
quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kĩ 
năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia 
đình, cộng đồng và xã hội.
 Trong trường học, việc giáo dục kĩ năng sống và rèn luyện sức khỏe cho 
học sinh là vấn đề hết sức cần thiết. Nó góp phần hình thành nhân cách cho các 
em, giúp các em tự tin chủ động, biết cách xử lý tình huống trong cuộc sống và 
quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy, sáng tạo.
 Từ năm 2010 – 2011, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đưa nội dung giáo dục kĩ 
năng sống lồng ghép vào các môn học như: Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt, đạo 
đức, lịch sử- Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật. và các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở 
bậc tiểu học. Tuy nhiên, để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả đòi 
hỏi nhiều yếu tố chứ không chỉ từ các bài giảng. Kĩ năng sống không phải tự 
nhiên có được mà phải hình thành dần trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn 
luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành kĩ năng sống diễn ra cả trong và 
ngoài hệ thống giáo dục.
 Thực tế cho thấy, lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị 
nhân cách, giàu ước mơ, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc 
về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động... Đặc biệt trong 
bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên 
chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào 
hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, 
thách thức. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống các 
em dễ bị lôi kéo các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị 
phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng 
tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông trong thời gian qua như: đua xe, 
nghiện hút, bạo lực, ăn chơi sa đoạ... chính là do các em thiếu những kĩ năng 
sống cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ 
năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp... Vì vậy, 
giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành 
vi và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp trẻ có 
ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống, xây dựng mối quan hệ 
tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài 
hoà và lành mạnh.
 Đối với học sinh lớp 1, là lớp học đầu tiên của bậc Tiểu học, các em mới 
gia nhập cuộc sống nhà trường, chưa biết ứng xử với mọi người xung quanh, 
chưa biết tự tin trước đám đông, lúng túng khi gặp tình huống nguy hiểm có thể 
xảy ra bất cứ lúc nào Vì vậy, sáng kiến được thực hiện áp dụng cho học sinh 
lớp 1 dân tộc thiểu số qua môn đạo đức ngay từ lớp học đầu tiên, bậc học đầu 
tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân là vô cùng cấp thiết.
 Giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức không những thể hiện ở nội 
dung môn học mà còn được thể hiện ở phương pháp dạy học đặc trưng của môn 
 1 những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống 
trong cuộc sống.
 Quá trình dạy học tiết Đạo Đức là quá trình tổ chức cho học sinh thực hiện 
các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như : kể truyện theo tranh; quan sát 
hình ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lý tình huống; chơi trò chơi, đóng 
tiểu phẩm, múa hát,Thông qua các hoạt động đó sự tương tác giữa GV - HS, 
HS - GV, HS - HS được tăng cường và học sinh có thể tự phát hiện và chiếm 
lĩnh tri thức mới.
 2. Đạo đức và vị trí môn Đạo đức trong giáo dục.
 2.1 Khái niệm về đạo đức
 - Đạo đức (đạo: lẽ phải, đức: điều tốt lành) là nguyên lí phải theo trong 
quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, tùy theo yêu cầu của chế 
độ chính trị và kinh tế nhất định. (Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản văn hóa và 
thanh niên, năm 2001)
 - Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định 
hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội, là phẩm chất tốt 
đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn nhất định mà có.
 2.2 Vị trí của môn Đạo đức
 Môn Đạo đức có vị trí đặc biệt quan trọng mà không một môn học nào có 
thể thay thế được. Bởi lẽ, chức năng của nó là giáo dục đạo đức cho học sinh 
Tiểu học với hệ thống chuẩn mực hành vi đạo đức được quy định trong chương 
trình môn học này. Môn đạo đức thực hiện ba nhiệm vụ sau:
 + Hình thành cho học sinh ý thức về những chuẩn mực hành vi đạo đức (tri 
thức và niềm tin), từ đó định hướng cho các em những giá trị đạo đức phù hợp 
với những chuẩn mực được quy định trong chương trình môn Đạo đức.
 + Giáo dục cho học sinh những xúc cảm, thái độ, tình cảm đạo đức đúng 
đắn liên quan đến các chuẩn mực hành vi quy định.
 + Hình thành cho các em những kĩ năng, hành vi phù hợp với các chuẩn 
mực và trên cơ sở đó, rèn luyện thói quen đạo đức tích cực.
 2.3 Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 dân 
tộc thiểu số qua môn Đạo đức
 Đạo đức là một môn học được dạy từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường Tiểu học, 
nhằm giáo dục học sinh bước đầu biết cách sống và ứng xử phù hợp với các 
chuẩn mực xã hội. Dạy học môn đạo đức kết hợp hài hòa giữa việc trang bị kiến 
thức với bồi dưỡng tình cảm, niềm tin và hình thành kĩ năng hành vi cho học 
sinh.
 Bản thân nội dung môn Đạo đức chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến kĩ 
năng sống như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử (với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn 
bè, thầy cô giáo và mọi người xung quanh); kĩ năng bày tỏ ý kiến của bản thân, 
kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp với lứa tuổi; kĩ năng giữ gìn 
vệ sinh cá nhân, kĩ năng tự phục vụ và tự quản lí thời gian, kĩ năng thu thập và 
xử lí thông tin về các vấn đề trong thực tiễn đời sống ở nhà trường, ở cộng đồng 
có liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức 
 Như vậy, việc giáo dục kĩ năng sống qua môn đạo đức cho học sinh lớp 
1dân tộc thiểu số nói riêng, cho học sinh bậc học phổ thông nói chung có tầm 
 3 còn chưa biết nói lời thưa gửi, còn nói trống không, ngại giao tiếp với các bạn và 
thầy cô giáo.
 Các em chưa biết cách ứng xử đơn giản nhất với cô giáo và các bạn, nhiều 
em chưa nói được cụ thể họ và tên mình, họ tên bố mẹ, chưa phân biệt được anh 
em trong nhà với anh em họ. Một số học sinh gần như ngồi im, chưa biết nói đủ 
một câu, chưa có ý thức về học tập nghe giảng, chưa biết lĩnh hội kiến thức.
 Đa số các em là người dân tộc thiểu số sống tại địa bàn sử dụng cả hai ngôn 
ngữ: tiếng mẹ đẻ và Tiếng Việt, trong đó ngôn ngữ Tiếng Việt còn hạn chế và có 
nhiều khó khăn, các em nói tiếng phổ thông chưa rành nên khi giảng dạy Kĩ 
năng sống cho các em rất khó tiếp cận nhất là các kĩ năng giao tiếp, ứng xử đối 
với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo và mọi người xung quanh, 
kĩ năng bày tỏ ý kiến của bản thân, kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, kĩ năng tự 
phục vụ về các vấn đề trong thực tiễn đời sống ở nhà trường, ở nhà có liên quan 
đến chuẩn mực hành vi đạo đức.. hầu như các em còn hạn chế.
 Nhà trường, đoàn đội chưa tổ chức được nhiều các hoạt động ngoại khóa 
như: Thi kể chuyện đạo đức, học tập tấm gương người tốt việc tốt để học sinh 
được thực hành hành vi đã học vào những tình huống cụ thể trong cuộc sống. 
Đối với bản thân là giáo viên chủ nhiệm, tôi thấy việc giáo dục kỹ năng sống 
cho học sinh còn khá nhiều bỡ ngỡ về nội dung giáo dục, phạm vi giáo dục, 
chưa có kế hoạch cụ thể, rõ ràng nên chưa có được sự phối hợp đồng điệu giữa 
phụ huynh học sinh. Việc rèn kĩ năng sống qua môn đạo đức còn chưa được chú 
trọng. Công tác tuyên truyền cho các bậc cha mẹ thực hiện giáo dục kĩ năng 
sống cho các em chưa nhiều. Trước những khó khăn trên tôi luôn trăn trở làm 
thế nào giúp các em có được các kĩ năng cơ bản để vận dụng trong cuộc sống 
hằng ngày. Sau khi điều tra học sinh tôi tiến hành khảo sát phân các nhóm đối 
tượng như sau:
 Năm TS Kĩ năng
 học HS
 Biết nói năng Bạo dạn trong Ngại giao tiếp, Học sinh học hòa 
 lễ phép, tự tin, giao tiếp trầm lặng, nhập, giao tiếp 
 biết hợp tác nhưng nói nhút nhát chưa rõ và nhận 
 trống không thức chưa ghi nhớ 
 được.
 SL % SL % SL % SL %
Đầu kì I 22
 1 4,5 9 41 10 45,5 2 9
 Điểm qua một số hành vi đạo đức của các em tôi thấy trạng thái chú ý 
không bền khi giao tiếp với thói quen ngại suy nghĩ, ngại động não, khả năng 
ghi nhớ chậm hình thành, khả năng tưởng tượng của các em thiếu sinh động nên 
tỉ lệ học sinh phát triển chưa toàn diện rất là ít, đa phần các em chưa tự tin trong 
giao tiếp còn rụt rè, nhút nhát, giao tiếp chưa rõ.
 Từ tình hình thực tế trên chúng ta phải biết đặc điểm tình hình của từng đối 
tượng học sinh và có các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giảng dạy 
 5 công tác của mình. Để học sinh nghe và làm đúng những yêu cầu của giáo viên, 
trước hết các em phải có niềm tin yêu vào thầy cô giáo. Muốn tạo được uy tín đó 
thì không chỉ có năng lực là đủ mà phải thực sự gương mẫu, là tấm gương sáng 
cho học sinh noi theo, tất cả những cử chỉ, hành động của chúng ta trong con 
mắt trẻ thơ luôn là khuôn mẫu. Mọi vấn đề thầy cô giải quyết, mọi việc thầy cô 
làm, mọi điều thầy cô nói với các em luôn là đúng. Đặc biệt với học sinh lớp 1 
các em nghe, làm theo thầy cô còn hơn ông bà, cha mẹ. Các em thường rất hay 
bắt chước thầy cô của mình từng nét chữ, lời nói đến cả cử chỉ, điệu bộ và nhất 
là cách ứng xử của cô trước các tình huống. Vì thế bản thân phải luôn mẫu mực 
trong mọi cử chỉ, hành động, lời nói, phải nghiêm minh, công bằng khách quan 
trong đánh giá học sinh, cần cụ thể gương mẫu về mọi mặt như: về trang phục 
và thời gian làm việc; về chào hỏi, xưng hô, xã giao, khi tiếp đón khách, tiếp 
dân, ứng xử trong sử dụng điện thoại, ứng xử trong liên hoan, chiêu đãi, ứng xử 
trong nhận và tặng vật lưu niệm, ứng xử đối với những bất đồng, mâu thuẫn, 
ứng xử trong công bố, tiếp nhận thông tin... Đặc biệt là trong cách xử lý công 
việc hàng ngày, bản thân tôi không dám tuỳ tiện theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”, 
“đầu voi đuôi chuột”; mà phải thấu đáo, đã nói là làm, làm đến nơi đến chốn và 
thật thấu tình đạt lý. Có như thế mới thuyết phục được học sinh, mới tập hợp 
được các em xung quanh mình cùng hoàn thành tốt kế hoạch đã định.
 Việc đánh giá học sinh cũng cần khách quan và công bằng.Với học sinh 
Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số nói riêng, việc các em 
được khen trước bạn bè, được cô giáo động viên kịp thời đúng lúc sẽ là động lực 
rất lớn giúp các em mạnh dạn, tự tin và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Để 
động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện kĩ năng, ngay từ 
đầu năm học tôi đã lên kế hoạch rèn luyện cho các em, hằng ngày các em được 
phân công theo dõi các bạn, ghi vào sổ đến cuối tuần, cuối tháng bình chọn ra 
những bạn thực hiện tốt, những bạn ngoan, luôn được tôi tuyên dương, khen 
thưởng. Cuối tháng, tôi luôn dành những phần quà nho nhỏ, bất ngờ cho các em. 
Khi thì chiếc bút chì hay những viên kẹo, những cục tẩy, viên phấn Tất cả chỉ 
là sự động viên, khích lệ các em và đó là động lực để các em có sự tiến bộ. 
Những học sinh chưa biết vâng lời tôi luôn nhắc nhở bằng cử chỉ nhẹ nhàng và 
cả tình thương yêu. Tôi cho các em thấy sự gần gũi trong mỗi việc làm. Khi đã 
xóa dần khoảng cách, việc giáo dục sẽ nhẹ nhàng hơn.
 Ví dụ: Vào đầu năm học hầu hết các em rất rụt rè khi vào lớp cũng như khi 
ra về chỉ im lặng không chào hỏi, xin phép cô giáo, cô hỏi cũng không nói. 
Trước những khó khăn đó, trong tiết học đầu tiên, tôi tổ chức cho các em làm 
quen nhau. Đầu tiên tôi tự giới thiệu mình với cả lớp sau đó cho từng em giới 
thiệu, hướng dẫn cho các em tỉ mỉ từng chi tiết khi đến lớp, khi đến nhà người 
khác, khi gặp nhau thì chào hỏi, khi nào ra về, khi muốn nghỉ học thì xin phép. 
Còn khi được giúp đỡ thì nói cảm ơn, khi mắc lỗi nói lời xin lỗi. Cứ như vậy 
cho từng cặp thực hiện các em quen dần dần. Và từ buổi học lần sau tôi đã được 
nghe lời chào hỏi xin phép của các em.
 2. Biện pháp 2: Giáo dục kĩ năng sống thông qua các môn đạo đức
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song.doc