Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt môn Thủ công

doc 27 trang sklop1 02/11/2023 1690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt môn Thủ công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt môn Thủ công

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt môn Thủ công
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 MÃ SKKN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN 
 THỦ CÔNG” 
 Môn : Thủ công
 Cấp học : Tiểu học
 NĂM HỌC 2016 – 2017 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Thủ công
 PHẦN I
 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 1. Cơ sở khoa học :
 Nghệ thuật tạo ra cái đẹp, sự sáng tạo đòi hỏi phải có đôi bàn tay khéo léo và 
sự cảm nhận thẩm mỹ của mỗi con người. Ngày nay cùng với sự phát triển của 
xã hội thì sự phát triển công nghệ ngày càng mạnh mẽ. Chính điều này dẫn đến 
những tác phẩm nghệ thuật công nghệ ngày càng nhiều, những tác phẩm nhờ đôi 
bàn tay khéo léo của con người ngày càng ít đi. Mà những tác phẩm nghệ thuật 
nhờ đôi bàn tay khéo léo của con người xác thực hơn, mang tính nghệ thuật hơn. 
Phân môn thủ công cũng góp phần vào sự thành công của những tác phẩm nghệ 
thuật đó.
 Ngay từ khi còn học mẫu giáo các em đã được làm quen với môn thủ công. 
Lên lớp 1 các em sẽ được tập về kĩ năng của môn thủ công. Các kĩ năng mà các 
em được rèn luyện đó là kĩ năng xé, dán giấy, gấp và cắt dán giấy. Đây là một kĩ 
năng quan trọng bước đầu rèn luyện đôi bàn tay khéo léo của con người để tiếp 
tục rèn luyện các kĩ năng khác của phân môn thủ công góp phần tạo ra con 
người lao động mới: cần cù, cẩn thận, ham hiểu biết, sáng tạo và đam mê nghệ 
thuật.
 2. Lý do chọn và cơ sở thực tiễn để chọn đề tài:
 Ngày nay, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội là sự phát triển như vũ 
bão của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ thông tin. Nó đã trở thành lực 
lượng sản xuất trực tiếp không chỉ thay thế cho các hoạt động lao động chân tay 
mà còn thay thế cho cả hoạt động trí óc của con ngời. Do đó đòi hỏi phải có đội 
ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao. Với đặc điểm này cách mạng khoa 
học công nghệ đang ảnh hưởng một cách sâu sắc và toàn diện tới mọi lĩnh vực 
hoạt động xã hội nói chung, chất lượng đào tạo trong nhà trường nói riêng. Một 
trong những môn học đảm bảo cho thế hệ trẻ có khả năng hoà nhập với khoa học 
công nghệ, góp phần quan trọng vào việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, 
phương pháp giải quyết vấn đề, phát triển tư duy kĩ thuật cho học sinh đó là 
phân môn thủ công (kĩ thuật) ở tiểu học. Đây cũng chính là môi trường thuận lợi 
để hình thành các phẩm chất cần thiết của người lao động mới như : cần cù, cẩn 
 1/25 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Thủ công
 PHẦN II
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng và nguyên nhân
 1. Thực trạng 
 Trong quá trình giảng dạy của mình cũng như đi dự giờ của đồng nghiệp, tôi 
nhận thấy hầu hết GV đã vận dụng PPDH mới vào dạy học Thủ công nhưng 
chưa linh hoạt về nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học nên 
kết quả chưa cao. Việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập 
của HS còn hạn chế. Các em thực hành chưa theo đúng quy trình công nghệ, 
chưa có kế hoạch nên vẫn còn một số sản phẩm chưa hoàn thành ngay tại lớp và 
chưa đẹp.
 2. Nguyên nhân 
 Với học sinh lớp 1, các cháu còn nhỏ dại, mới ở mẫu giáo lên, vốn kiến thức 
thực tế còn quá ít ỏi. Đây là thời kì chuyển tiếp từ hoạt động vui chơi là chủ đạo 
sang hoạt động học là chủ đạo nên nhiều trẻ còn rụt rè, thụ động, chưa thật sự 
yêu thích môn học dẫn đến chất lượng chưa cao.
 Một số GV nghĩ rằng Thủ công là môn phụ nên chuẩn bị đồ dùng dạy học ch-
ưa chu đáo, chưa có tranh quy trình phóng to , bài mẫu chưa đẹp, nguyên vật 
liệu để hướng dẫn mẫu chưa đảm bảo yêu cầu làm HS khó quan sát. Hình thức 
tổ chức các hoạt động trong giờ học chưa phong phú. 
 Trước tình hình đó tôi rất băn khoăn, trăn trở và tự đặt cho mình các câu hỏi: 
Làm thế nào để HS tích cực chủ động, sáng tạo trong giờ học? Để các em yêu 
thích môn học hơn? Làm thế nào để tất cả học sinh hoàn thành sản phẩm theo 
quy trình ngay tại lớp, nắm chắc qui trình kĩ thuật và tạo ra sản phẩm đẹp? Làm 
thế nào để cho những gì HS nắm được và sản phẩm tạo ra tác động vào chính 
cuộc sống của các em? ...Từ những suy nghĩ trên tôi đặt ra cho mình một 
chương trình hành động và đã tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng môn học thủ 
công ở lớp mình.
II. Những biện pháp đổi mới :
 Để đạt được những yêu cầu trên thì GV phải nắm chắc Chuẩn kiến thức kĩ 
năng của phân môn Thủ công lớp 1 cũng như các PPDH theo hướng tích cực. 
Đồng thời ngay từ những buổi học thủ công đầu tiên GV phải theo dõi, quan sát 
để nắm được tình hình học tập của lớp và phân loại HS. Từ đó dựa vào đối 
 3/25 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Thủ công
 2. Hoạt động dạy học :
 Trước khi tiến hành bài dạy giáo viên cần kiểm tra sự chuẩn bị của HS, 
 nghiêm khắc nhắc nhở những em nào chuẩn bị thiếu chu đáo, có sự điều chỉnh 
 cần thiết để cho những em quên không mang dụng cụ có thể mượn của bạn mà 
 tiến hành bài học. Sau đó GV nêu các quy tắc cần tuân theo để đảm bảo an toàn 
 cho các em khi làm việc, thận trọng khi dùng các dụng cụ sắc nhọn như kéo, bút 
 chì  yêu cầu các em không được đùa nghịch trong giờ học.
 a, Phần giới thiệu bài :
 Ngay từ đầu giờ học để tạo được không khí phấn khởi, thu hút được sự 
chú ý và gây được tâm thế hồi hộp, chờ đón cho HS bằng cách tổ chức các trò 
chơi, đố vui, một bài hát, một câu thơ, tranh ảnh, vật thật phù hợp với nội 
dung bài học thì trẻ sẽ học tập với tất cả niềm say mê, kết quả giờ học sẽ tốt. 
 Ví dụ 1: Bài “Xé , dán hình cây đơn giản” GV tổ chức cho HS quan sát cây 
thật và nhận xét tán lá của cây đó.
 + Tán lá có dạng hình gì ? ”.
 Ví dụ 2: Bài “Cắt, dán hình ngôi nhà”: GV tổ chức cho HS trò chơi “ Đổi 
nhà”. GV phổ biến luật chơi: 3 em làm thành 1 nhóm , 2 em cầm tay giơ lên cao 
làm nhà, 1 em làm trẻ ngồi trong nhà. Khi nghe GV hô “Đổi nhà ” thì các trẻ 
phải nhanh chóng chuyển sang ngôi nhà khác. GV cũng vào 1 nhà, nếu trẻ nào 
không tìm được nhà là bị thua và phải làm người tiếp tục hô.
 Ví dụ 3: Bài “Gấp các đoạn thẳng cách đều”: GV tự làm 1số đồ chơi bằng 
giấy được gấp từ các đoạn thẳng cách đều như : cái quạt giấy, lọ hoa, đèn lồng, 
con rết GV cho HS quan sát và yêu cầu:
 + Gọi tên các đồ vật này? (cái quạt, đèn lồng, lọ hoa, con rết ).
 + Các đồ vật này được làm từ nguyên liệu gì? (Được làm từ giấy). 
 + Quan sát và cho biết từ giấy bìa ta làm thế nào để tạo thành các đồ vật 
này ? ( Từ các nếp gấp ).
 + Các đồ vật này có đẹp không ? Các em có muốn tự mình làm được các đồ 
vật này không ? Từ các nhận xét của HS, GV giới thiệu bài mới và hướng dẫn 
HS quan sát nhận xét mẫu.
 b . Hướng dẫn HS quan sát – nhận xét
 GV tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan có kích thước đủ lớn màu sắc 
hài hoà, rõ nét, đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ, tính sư phạm để thu hút sự chú ý của 
HS, làm cho các em yêu thích bài mẫu, phấn khởi, nâng cao tinh thần học tập. 
Kết hợp với hệ thống câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu để hướng dẫn cách quan sát, so 
 5/25 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Thủ công
sau mỗi câu trả lời của HS về quan sát tranh quy trình, GV khẳng định đồng thời 
thực hành làm mẫu theo từng bước với tốc độ vừa phải để HS quan sát và dễ 
dàng hình dung. Đối với những động tác mới hoặc khó GV có thể làm lặp lại vài 
lần, hướng dẫn và làm mẫu trước sau đó đặt câu hỏi để HS đối chiếu với tranh 
quy trình, chia công việc ra các bước, thao tác nhỏ kết hợp giảng giải chặt chẽ 
nhằm giúp HS nắm chắc từng thao tác và ghi nhớ trình tự của chúng.
 *Ví dụ 1: Bài “Gấp các đoạn thẳng cách đều ”: GV treo tranh qui trình – 
HS quan sát.
 + Để gấp được các đoạn thẳng cách đều ta dùng tờ giấy hình gì ? Cách đặt 
giấy như thế nào? (Tờ giấy hình chữ nhật, đặt dọc và áp sát mặt màu vào bảng 
hoặc bàn). 
 GV gắn tờ giấy màu hình chữ nhật khổ lớn có kẻ ô vuông to, rõ nét lên bảng.
 + Để gấp được nếp gấp thứ nhất ta làm thế nào? (Gấp mép giấy vào 1ô theo 
đường dấu)
GV dùng que chỉ vào mép giấy, đường dấu, chiều mũi tên và làm mẫu nếp gấp 
thứ nhất. Lưu ý HS dùng tay trái giữ chặt mép giấy, tay phải miết mép giấy cho 
thật phẳng 
 + Ta đã gấp xong hình nào ở tranh quy trình ? Được nếp gấp thứ mấy? 
(Hình 1b, gấp xong nếp gấp thứ nhất ).
 + Hãy nêu lại cách gấp nếp gấp thứ nhất? (HS quan sát tranh quy trình và 
nêu).
 + Để gấp được nếp gấp thứ 2 ta làm thế nào? (Lật tờ giấy cho mặt màu ra 
ngoài rồi gấp vào 1 ô theo đường dấu).
 + Gấp vào 1 ô sau đó ta làm gì? (Dùng tay miết mép giấy cho thật phẳng).
 ? Ta vừa thực hiện xong hình nào ở tranh quy trình? Hãy nêu lại cách gấp? 
(Thực hiện xong hình 3 và 4, lật tờ giấy..)
 + Nếp gấp thứ nhất và nếp gấp thứ 2 giống nhau điểm nào? (Đều gấp vào 1 
ô rồi miết mép giấy cho phẳng). 
 + Quan sát hình 5 và 6 ở tranh quy trình, lên bảng thực hiện nếp gấp thứ 3? 
(HS lên bảng vừa thao tác vừa trình bày cách gấp ).
 GV lưu ý : Các mép giấy khi gấp vào phải trùng lên dòng kẻ ngang thì các 
nếp gấp mới thẳng và khi xếp lại mới chồng khít lên nhau , không bị lệch .
 + Để có các nếp gấp tiếp theo ta làm thế nào? (Lật mặt giấy, gấp vào 1 ô rồi 
lại lật)
 7/25 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Thủ công
thói quen làm việc tự giác, tích cực có hiệu quả. Đây là môi trường lý tưởng để 
hình thành ở trẻ ý thức lao động, yêu lao động và thái độ tôn trọng đối với sản 
phẩm, với người lao động. Đồng thời khi tham gia vào hoạt động thực hành với 
mục đích tạo ra thứ gì đó thật đẹp cho mình, cho người khác như làm đồ chơi, 
đồ dùng, quà tặng... trẻ sẽ được trải nghiệm những cảm xúc đặc biệt như lòng 
yêu thương, lòng mong muốn làm điều tốt cho người khác. Từ đó, giáo dục trẻ 
tính chu đáo, ý thức cộng đồng, thói quen chia sẻ, quan tâm chăm sóc ngời khác 
cũng như các kỹ năng giao tiếp xã hội. Khi HS thực hành, GV theo dõi, nhắc 
nhở các em làm đúng quy trình. Động viên những em khá để các em phấn khởi 
làm việc, giúp đỡ HS yếu bằng cách chỉ ra những chỗ chưa đúng, gợi ý cách 
điều chỉnh để HS tự sửa chữa. Trong trường hợp HS quá yếu, GV không nên tỏ 
ra khó chịu làm các em chán nản mà phải chỉ bảo cặn kẽ để động viên khích lệ 
các em. Những HS xé hoặc cắt xong trước nên nhắc trẻ sắp xếp hình cho cân 
đối, đẹp rồi bôi hồ nhẹ nhàng lên mặt trái của hình, dùng giấy lót để ấn cho hình 
dính vào vở thủ công, thu dọn giấy vụn và dụng cụ. Động viên các em bổ sung 
thêm chi tiết cho sản phẩm thêm phong phú.
 *Ví dụ: Bài “Xé dán hình con gà con ”: Khi HS xé được các bộ phận của 
con gà con, GV hướng dẫn HS dán tuỳ theo vị trí của các bộ phận để tạo ra các 
chú gà con có các hoạt động khác nhau như: dán đầu xuống thấp rồi dùng bút 
chấm vào phía dưới chân gà để có chú gà đang mổ thóc hoặc dán ở trên vai tạo 
thành chú gà đang ngoảnh ra sau. Với cách dán chân khác nhau tạo thành chú gà 
đang chạy, đang đứng hay đang nằm, vẽ thêm cỏ cây, mặt trời, mây,  để có 
bức tranh đẹp. 
 Khi đã có sản phẩm tạo hình hoàn thiện, GV sử dụng các biện pháp trò chơi 
hoá sản phẩm. Chúng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khả năng tưởng 
tượng và sáng tạo của trẻ. Động cơ lúc này gắn liền với ham muốn của trẻ là 
được chơi, được vận động với sản phẩm của mình tạo nên. Từ đó trẻ ý thức rõ 
hơn về ý tưởng tạo hình và có thể nảy sinh ý tưởng mới. Hơn nữa việc sử dụng 
các sản phẩm tạo hình vào các tình huống, vận động thực sẽ giúp trẻ dễ dàng 
nhận xét đánh giá và thưởng thức các giá trị mỹ thuật cũng như chất lượng, kỹ 
thuật của các sản phẩm tạo hình đã hoàn thiện.
 *Ví dụ: Dạy bài “Xé dán hình quả cam”: Khi HS đã xé được các bộ phận của 
hình quả cam, GV chia lớp theo nhóm, mỗi nhóm được phát một tấm bìa nhỏ có 
vẽ hình chiếc giỏ. HS làm việc theo nhóm dán quả vào để tạo thành giỏ cam 
đẹp. 
 9/25

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_h.doc