Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để tạo hứng thú học tốt môn Mĩ Thuật Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để tạo hứng thú học tốt môn Mĩ Thuật Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để tạo hứng thú học tốt môn Mĩ Thuật Lớp 1
A. CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN I. Phần mở đầu. 1. Lý do chọn đề tài. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 3. Đối tượng nghiên cứu. 4. Giới hạn của đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu. II. Phần nội dung. 1. Cơ sở lý luận . 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Phân tích, đánh giá các nội dung, vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra, đã áp dụng, áp dụng thử; số liệu minh họa cụ thể, chính xác. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp (nếu có) d. Kết quả khảo nghiệm, giái trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng (cần xác định rõ thước đo hiệu quả của ứng dụng, có số liệu định tính, định lượng minh họa). III. Phần kết luận, kiến nghị. 1. Kết luận: Viết ngắn gọn, không cần số liệu. - Nêu khái quát các nội dung nghiên cứu. - Kết quả nội dung nghiên cứu. 2. Kiến nghị: Viết ngắn gọn và xuất phát từ nội dung nghiên cứu của đề tài. * Trang cuối: Tài liệu tham khảo. * Yêu cầu số trang của 1 sáng kiến từ 14 đến không quá 40 trang . B. MẪU BẢNG TÓM TẮT SÁNG KIẾN. 1. Tên đề tài: 2. Nội dung lĩnh vực đề tài: 3. Tác giả (họ và tên; chức vụ; bộ môn giảng dạy, nhiệm vụ công tác) 4. Nội dung tóm tắt: 7 1 BÁO CÁO SÁNG KIẾN ------------------------------------------------*-------------------------------------------------- I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN: - Tên sáng kiến: “Một số giải pháp để tạo hứng thú học tốt môn Mĩ Thuật lớp 1” (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bộ Giáo Dục & Đào Tạo - Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trường tiểu học Lê Ngọc Hân - Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm 2020 - 2021 - Tác giả: NGUYỄN ĐÌNH THÁI - Họ và tên: NGUYỄN ĐÌNH THÁI - Năm sinh: 30/04/1970 - Trình độ chuyên môn: Sư Phạm Mĩ Thuật - Chức vụ công tác: Giáo viên - Nơi làm việc: Trường tiểu học Lê Ngọc Hân - Địa chỉ liên hệ: 247 Nguyễn Văn Cừ TP/ Buôn Ma Thuột - Điện thoại: 090 522 5088 - Email: nguyendinhthaimythuat@gmail.com 3 Mặc dù vậy, phương pháp dạy học Mĩ thuật chương trình mới được áp dụng trên khắp cả nước từ học kì 1 của năm học 2020 - 2021 vẫn còn khá nhiều điểm giáo viên băn khoăn, lúng túng, không biết thực hiện như thế nào cho đúng tinh thần đổi mới, cho đạt hiệu quả? Qua các đợt tập huấn và dự giờ thực tế, có thể nói hình thức tổ chức của phương pháp mới này còn quá mơ hồ đối với đại đa số giáo viên chuyên trách. Ngoài vấn đề thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi hình thức tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm là một trong những vấn đề trọng tâm khiến giáo viên không khỏi tránh được những khó khăn, vướng mắc. - Tại sao phải tổ chức hình thức học tập theo Chương trình mới, Mĩ thuật lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Khi học tập theo Chương trình mới thì đánh giá học sinh như thế nào để đảm bảo đúng, chính xác với năng lực thực tế của từng học sinh?... Trên đây là một số các câu hỏi đặt ra mà mỗi giáo viên đều mong muốn có được câu trả lời xác đáng. Như lời thầy chuyên viên chính Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT. Cái gì đổi mới, thời gian đầu cũng sẽ không tránh khỏi khó khăn, điều quan trọng chính là ở chỗ, người giáo viên phải biết lấy học sinh làm trung tâm của quá trình giảng dạy, hiểu trình độ từng em, từ đó có những hành động thiết thực để cải thiện điều kiện học tập và kết quả học tập của các em. Với những nỗ lực của bản thân, tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và đề ra một số giải pháp nhằm tổ chức có hiệu quả hình thức học tập nhóm theo Chương trình mới (Chân trời sáng tạo) 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. a. Mục tiêu: Truyền cảm hứng cho giáo viên Tiểu học, khuyền khích giáo viên kết hợp các kỹ năng Mĩ thuật với các phương pháp dạy học mới. Mục tiêu chính của phương pháp này nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực: b. Nhiệm vụ của đề tài: Như lí do nói trên, tôi nghiên cứu đề tài nhằm giúp bản thân tự học, tự rèn luyện để nâng cao tay nghề, đồng thời muốn chuyển tải một số kinh nghiệm tích luỹ được qua thời gian công tác đến với bạn bè đồng nghiệp, cùng chung tay góp sức vào việc giảng dạy nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ, xé dán làm các sản phẩm theo chủ đề nói riêng. Tìm hiểu những vấn đề lí luận về phương pháp dạy học Mĩ thuật trong phân môn nặn hoặc vẽ, xé dán làm sản phẩm các chủ đề. Tìm hiểu những ưu điểm của phương pháp dạy học Mĩ thuật trong nhà trường tiểu học hiện hành, tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lí học sinh cùng với nhận thức của phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của bộ môn Mĩ thuật. Từ đó tìm ra những giải pháp tốt nhất để thiết kế bài giảng một cách cụ thể, có khoa học và lựa chọn được những cách dạy, phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học khác 5 với mục tiêu giáo dục của ngành đề ra. Nghị quyết Trung ương khoá 13 đã chỉ rõ “ Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học; kết hợp với hành, học tập vời lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường và xã hội; áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết Trung ưung khoá 13 tiếp tục khẳng định: “ Phải đổi mới phương pháp giáo dục khắc phụ truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Luật giáo dục đã ghi rõ: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Cơ sở thực tiễn qua quá trình tìm hiểu thực tế và các nguồn thông tin khác, tôi nhận thấy bộ môn Mĩ thuật đã và đang được tất cả các trường tiểu học trong cả nước thực hiện giảng dạy chương trình mới một cách nghiêm túc theo đúng với mục tiêu, nội dung chương trình mà Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành. Việc giảng dạy Mĩ thuật bằng phương pháp dạy học mới thì các em tự lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, và tạo được hứng thú học tập cho học sinh học tốt môn Mĩ thuật và các môn học khác. Người giáo viên biết tích hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt khi dạy Mĩ thuật thúc đẩy việc tự giác học tập cho học sinh. Từ những điều nói trên, kết hợp với tình hình thực tế tôi nhận thấy công tác giảng dạy môn Mĩ thuật cũng thư khi dạy phân môn vẽ, xé dán làm sản phẩm trong nhà trường Tiểu học còn nhiều hạn chế. Cụ thể được thể hiện ở các bài tập của học sinh, khả năng cảm thụ vẻ đẹp của mọi sự vật quanh em còn hạn chế nên các em học chưa tốt phân môn vẽ vẽ, xé dán làm sản phẩm cũng như chưa có hứng thú để học bộ môn Mĩ thuât trong nhà trường. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Thực trạng Trường Tiểu học được sự chỉ đạo sát xao của lãnh đạo các cấp, Chi bộ cùng với BGH nhà trường rất quan tâm đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Trong quá trình chỉ đạo cũng có nhiều mặt mạnh song vẫn tồn tại một số khó khăn. a/ Thuận lợi - khó khăn: Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện để bồi dưỡng giáo viên về những phương pháp dạy học mới phù hợp với sự phát triển của toàn xã hội, BGH nhà trường luân phiên cử cán bộ giáo viên tham gia các đợt tập huấn do ngành tổ chức. Trong những năm qua toàn bộ giáo viên nhà trường đều được tham gia các đợt tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học trong các dịp hè. Nhà trường đẫ có hệ thống máy chiếu để phục vụ trong công tác giảng dạy tốt hơn. Đó là 7 Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy Mĩ thuật đã được nhiều năm, với vốn kiến thức đã được học tập ở nhà trường sư phạm cùng với việc không ngừng học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, tự học , tự rèn về công nghệ thôn tin phục vụ trong công tác giảng dạy, có ý thức trách nhiệm nghiêm túc trong việc đào tạo lớp trẻ nhận thức về cái đẹp trong cuộc sống. Nên việc nhìn thấy các em ngày càng không hứng thú nhiều trong việc học phân môn vẽ, xé dán làm sản phẩm đã để lại trong tôi nhiều suy nghĩ và trăn trở. Vì vậy nên đã thúc dục tôi tích cực nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của anh em đồng nghiệp để tìm ra một số giái pháp giúp học sinh hứng thú khi học vẽ, xé dán làm sản phẩm. Tuy vậy bản thân còn nhiều khiếm khuyết, nhưng tôi luôn nung nấu để tìm ra giải pháp tạo hứng thú cho các em học tốt phân môn nặn hoặc vẽ, xé dán làm các sản phẩm theo chủ đề. Các bậc phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em. Để chuẩn bị vào năm học mới các bậc phụ huynh cũng có chuẩn bị đồ dùng được cấp về thường xuyên theo dự án hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sách giáo khoa, vở học tập cho học sinh là con em đồng bào dân tộc tại chỗ. Hệ thống phòng học được xây dựng kiên cố có sân chơi rộng, thoáng mát cho học sinh. Bên cạnh đó trường tôi thuộc một trong những phường khó khăn của thành phố, lại có hai điểm trường nên còn nhiều trở ngại như chưa xây dựng được phòng chức năng riêng cho bộ môn Mĩ thuật. Các trang thiết bị khác vẫn còn thiếu nhiều như tranh ảnh, tranh của các học sĩ, vật mẫu, một số đồ dùng dạy học phần nhiều là do giáo viên tự làm, tự thiết kế để dạy học. Hiện tại trên địa bàn thành phố chúng tôi các bậc phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em. Để chuẩn bị vào năm học mới các bậc phụ huynh cũng có chuẩn bị đồ dùng học tập cho các em, tuy nhiên hầu hết phụ huynh đều thuộc thành phần lao động, hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, bên cạnh đó phần nhiều phụ huynh học sinh là người đồng bào dân tộc tại chỗ, nên bà con nhận thức vai trò của môn Mĩ thuật trong trường học chưa đúng đắn, chưa hiểu được vai trò của Mĩ thuật trong đời sống con người cũng như trong học tập của con em, nên phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học Mĩ thuật của các em. Khi đến trường các em còn thiếu đồ dùng học tập môn Mĩ thuật như màu vẽ, bút chì, giấy vẽ Hầu như trong quá trình học tập các em chỉ làm bài tập thực hành trên vở tập vẽ in sẵn, bên cạnh có một số học sinh không có đồ dùng để học vẽ nên chất lượng dạy và học môn mĩ thuật chưa cao dẫn đến các em chưa hứng thú học Mĩ thuật cũng như phân môn vẽ, hoặc xé dán làm sản phẩm. Học sinh rất thích học vẽ nhưng lại không có đồ dùng, lâu dần các em chán nản không thích vẽ và không thích học Mĩ thuật nữa. Mặt mạnh - mặt yếu Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy Mĩ thuật đã được nhiều năm, với vốn kiến thức đã được học tập ở nhà trường sư phạm cùng với việc không ngừng học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, tự học , tự rèn về công nghệ thôn tin phục vụ trong công tác giảng dạy, có ý thức trách nhiệm nghiêm túc trong 9 Chương trình Mĩ thuật mới ở bậc tiểu học thì gọi là phân môn Vẽ theo mẫu với mục đích giúp giáo viên và học sinh dễ hiểu, dễ tiếp nhận khi dạy và học. Nội dung phân môn nặn vẽ, xé dán theo mẫu các chủ đề khối lớp 1 bao gồm: .yêu cầu cao hơn một chút để chuẩn bị cho học sinh chuyển sang giai đoạn tiếp theo. .. Do đó, yêu cầu nhận xét mẫu kĩ hơn, từ tổng thể đến chi tiết; Nặn các đồ vật bắng nét và sắp xếp hình vẽ hợp lí với khổ giấy. Qua sự tiếp xúc này nhằm giúp cho các em có những kiến thức sơ đẳng nhất về hình khối, màu sắc, đường nét của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, từ đó các em sẽ yêu thích thiên nhiên, biết quý trọng và bảo vệ môi trường sống quanh em. Đây cũng chính là các bậc thang đầu tiên để dẫn dắt học sinh bước vào thế giới cái đẹp với một thị hiếu thẩm mĩ đúng đắn, lành mạnh, đồng thời giúp các em có thể thưởng thức được cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật, biết yêu quý và trân trọng cái đẹp. * Phương pháp giảng dạy theo Chương trình mới (Chân trời sáng tạo) - Tiếp cận theo chủ đề: - Ví dụ: Thiết kế 1 Chủ đề: Chủ đề 1: THẾ GIỚI MĨ THUẬT (Thời lượng: 4 tiết) 1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: * Mục tiêu chung: - HS tiếp cận với những kiến thức ban đầu về Mĩ thuật và hình thành các kĩ năng cơ bản trong thực hành sáng tạo, ứng dụng, trải nghiệm. - Bước đầu hình thành, phát triển năng lực thẩm mĩ, tình yêu nghệ thuật và cảm nhận, vận dụng sáng tạo vào học tập, sinh hoạt hằng ngày; - Bước đầu biết biểu đạt cảm xúc, trí tưởng tượng, suy nghĩ về bản thân và thế giới xung quanh thông qua Mĩ thuật, từ đó hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tử chủ và tự học. 1. Về phẩm chất: - Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS: - Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, trong thực hành, sáng tạo; - Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn; - Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình torng trao đổi, nhận xét sản phẩm; - Có ý thức gìn giữ đồ dùng, sản phẩm mĩ thuật, bảo vệ môi trường. 2. Về năng lực: Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau: 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_de_tao_hung_thu_hoc_t.doc