Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn sự tự tin cho học sinh Lớp 1A trong môn Mĩ Thuật

docx 26 trang sklop1 11/12/2023 7471
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn sự tự tin cho học sinh Lớp 1A trong môn Mĩ Thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn sự tự tin cho học sinh Lớp 1A trong môn Mĩ Thuật

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn sự tự tin cho học sinh Lớp 1A trong môn Mĩ Thuật
 BẢNG TÓM TẮT SÁNG KIẾN
 1. Tên đề tài: “Một vài giải pháp rèn sự tự tin cho học sinh lớp 1A tường Tiêu 
học Nguyên Bá Ngọc ”
 2. Nội dung lĩnh vực đề tài: Áp dụng cho các thầy cô phụ trách giảng dạy môn 
Mĩ Thuật
3. Tác giả: Đoàn Thị Ngọc - Giáo viên Mĩ thuật.
4. Nội dung tóm tắt :
 - Nội dung tóm tắt sáng kiến: Một vài giải pháp rèn sự tự tin cho học sinh lớp 
1A tường Tiêu học Nguyên Bá Ngọc:
 + Giải pháp rèn sự tự tin cho học sinh thông qua việc tạo mối quan hệ gần 
gũi, thân thiện giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh giúp các 
em tích cực tham gia các hoạt động học tập. Học sinh yêu thích học tập, muốn 
chia sẻ, bày tỏ ý kiến của bản thân với mọi người.
 + Phân loại các em còn thiếu tự tin, từ đó có các biện pháp giúp các em 
được hoạt động, chia sẻ nhiều hơn, không còn thiếu tự tin trong các hoạt động 
học tập và trong giao tiếp.
 + Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, cách đánh giá học sinh. 
Tạo điều kiện tối đa để các em làm việc nhóm, chia sẻ, giao tiếp rèn luyện sự 
mạnh dạn, tự tin trong tiết học Mĩ thuật.
 - Phạm vi áp dụng, khả năng phổ biến: Với khả năng và điều kiện bản thân tôi 
chỉ nghiên cứu đề tài này với đối tượng là học sinh lớp 1A trường tiểu học 
Nguyễn Bá Ngọc năm học 2020 - 2021. Đồng thời cũng có thể áp dụng cho các 
khối lớp khác trong trường..
 - Thời điểm áp dụng: Sáng kiến tích lũy dần và áp dụng từ tháng 9/2020 đến 
tháng 5/2021
 - Hiệu quả mang lại: tạo ra sự gần gũi giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh 
với học sinh. Học sinh tự tin hơn, muốn bày tỏ ý kiến với giáo viên và bạn bè 
nhiều hơn. Các em chủ động hơn trong các hoạt động học tâp, không thụ động 
nhút nhát như trước nữa. Và quan trọng nhất là các em yêu thích môn học, sáng 
tạo hơn trong các sản phẩm Mĩ thuật. sáng kiến “Một số giải pháp rèn sự tự tin cho học sinh lớp 1A trong môn Mĩ 
Thuật tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc” để nghiên cứu và vận dụng trong 
năm học này.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
a. Mục tiêu:
* Khi nghiên cứu đề tài này sẽ giúp học sinh:
- Tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu giúp cho học sinh lớp 1A trường Tiểu học 
Nguyễn Bá Ngọc, Xã Bình Thuận,Thị xã Buôn Hồ, Tỉnh Đắk Lắk yêu thích môn 
học và tạo ra nhiều cơ hội học tập và thể hiện bản thân giúp học sinh rèn luyện 
sự tự tin. Từ đó kết quả học tập môn Mĩ thuật của lớp 1A được nâng cao.
* Giúp giáo viên:
 - Nắm được thực trạng học Mĩ Thuật của học sinh tại lớp 1A.
 - Đổi mới phương pháp dạy học để tạo hứng thú học tập cho học sinh giúp các 
em yêu thích các môn học và tạo ra nhiều cơ hội học tập và thể hiện bản thân 
giúp học sinh rèn luyện sự tự tin. Bởi đây là bậc học đầu tiên các em được làm 
quen với một môi trường học tập hoàn toàn mới, một cách tiếp cận với tri thức 
mới, bậc học này chính là nền tảng cho những bậc học tiếp theo.
 - Có kinh nghiệm sử dụng các phương pháp, kĩ thuật, trò chơi học tập phù hợp 
với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, đúng với yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm 
chất của ôn Mĩ thuật ở lớp 1, tạo cho học sinh say mê, hứng thú với môn học 
nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Mĩ thuật ở lớp 1.
b. Nhiệm vụ:
 Giúp học sinh lớp 1 thêm yêu thích môn học, rèn luyện sự tự tin thông qua 
các hoạt động học tập môn Mĩ Thuật.
 Giúp học sinh phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo, khả năng tư duy, rèn 
luyện cho các em có khả năng giao tiếp, chia sẻ, hợp tác nhóm trong các hoạt 
động học tập. Đặc biệt ở độ tuổi lớp 1 các em phát triển mới về tư duy. Hình ảnh tưởng 
tượng của các em còn đơn giản, hay thay đổi do năng lực tư duy hạn chế. Các em 
luôn hiếu động ham chơi, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán do môi trường 
của các em có sự thay đổi, từ hoạt động vui chơi là chính chuyển qua hoạt động 
chủ đạo là học tập. Các em có thể nhớ rất nhanh và thích làm những gì mình 
thích, nhưng lại mau quên, khó tập trung vào việc học. Tâm lý của các em là thích 
được khen hơn chê, cho nên khi các em được thầy cô khen, bạn bè quý mến các 
em rất thích. Mặt khác khi chuyển từ giai đoạn từ chơi là chính sang hoạt động 
học là chính, các em còn bỡ ngỡ rất nhiều. Thậm chí có em còn sợ đi học vì ít 
nhiều đều cảm thấy không thoải mái, bị bó buộc trong khuôn khổ nhất định. 
Nhiều em tự ti trong quá trình giao tiếp, ngại chia sẻ, rụt rè trong các hoạt động 
học tập, đặc biệt là hoạt đông nhóm. Việc tìm hiểu những đặc điểm tâm lí nói 
trên rất có lợi cho việc dạy Mỹ thuật cho trẻ lớp 1. Giúp cho giáo viên có thể sử 
dụng những phương pháp, phương tiện thích hợp trong việc giảng dạy. Rèn luyện 
sự tự tin cho các em trong quá trình học tập để phát huy tốt nhất năng lực và 
phẩm chất của học sinh trong môn Mĩ Thuật.
 Vì vậy việc áp dụng “Một số giải pháp rèn sự tự tin cho học sinh lớp 1A 
trong môn Mĩ Thuật tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc” vào các hoạt động 
của môn Mĩ thuật lớp 1 là vô cùng cần thiết. Giải pháp cụ thể để rèn sự tự tin cho 
các em là:
- Gần gũi và tạo mối quan hệ thân thiện với học sinh.
- Phân loại đối tượng học sinh phù hợp theo nhóm, chú ý đến các em còn thiếu 
tự tin, chưa mạnh dạn trong các hoạt động học tập, giao tiếp.
- Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, cách đánh giá học sinh. Tạo điều 
kiện tối đa để các em làm việc nhóm, chia sẻ, giao tiếp, rèn luyện sự mạnh dạn, 
tự tin trong các hoạt động của tiết học Mĩ thuật.
2. Cơ sợ thực tiễn giáo đi lên còn ngây thơ, chưa thích ứng với việc tự giác tích cực trong các hoạt 
động mà giáo viên đưa ra, các em còn chưa biết cách làm việc nhóm như thế nào, 
chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc hay ý tưởng sản phẩm của mình ra sao.
 Một số em đồ dùng học tập còn thiếu nhiều nên việc chủ động sáng tạo các 
sản phẩm Mĩ thuật gặp nhiều khó khăn, từ đó các em ngại sáng tạo, không tự tin 
trong sáng tạo sản phẩm. Mặt khác, đối với học sinh lớp 1 nhận thức của các em 
chủ yếu là nhận thức cảm tính. Các em vẽ hình thường còn quá nhỏ, không tự tin 
khi thể hiện các hình ảnh theo chủ đề bài học, tạo hình bằng đất nặn, xé dán hình 
chưa phong phú dẫn đến sản phẩm đạt được không đẹp mắt, khó biểu đạt nội 
dung chủ đề nhưng giáo viên lại chưa khéo léo trong nhận xét, đánh giá khiến 
các em tự tị, sợ vẽ, sợ thực hành, sợ cô chê, sợ các bạn cười mình.
 Trong năm học vừa qua, khi triển khai dạy học theo chương trình GDPT 
2018 tôi vẫn luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi từ các bạn bè, đồng nghiệp... để 
nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình tạo điều kiện cho học sinh 
được chủ động tìm tòi thể hiện sáng tạo thật tốt, những sản phẩm của mình trong 
từng chủ đề bài học.
 Về phía học sinh các em đều rất thích học vẽ, khi đến môn Mĩ thuật thì các 
em rất có hứng thú, hầu hết các em đều chủ động khi hoạt động nhóm. Các em 
học tập với tinh thần hăng say, cảm nhận được cái hay, cái đẹp được thể hiện từ 
nội dung và hình thức mỗi khi các em vẽ một bức tranh hay làm một chủ đề gì 
đó. Những bài vẽ, những sản phẩm của các em thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên 
rất là đáng yêu.
 Về phía phụ huynh thì cũng có phần quan tâm đến con em mình hơn, họ cũng 
đã khuyến khích các em học các môn năng khiếu và trang bị đầy đủ đồ dùng hơn 
cho các em như vở thực hành, giấy vẽ, màu vẽ, đất nặn...Tuy nhiên cũng có một 
số em thiếu sự quan tâm của gia đình, thiếu thốn về đồ dùng học tâp, thiếu thốn 
tình cảm do cha mẹ đi làm xa nên các em thường rụt rè, nhút nhát. em trong các trò chơi sẽ tăng sự tự tin của mình hơn và rèn những kĩ năng cần 
thiết cho các em.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp.
- Giải pháp rèn sự tự tin cho học sinh thông qua việc tạo mối quan hệ gần gũi, 
thân thiện giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh giúp các em 
tích cực tham gia các hoạt động học tập. Học sinh yêu thích học tập, muốn chia 
sẻ, bày tỏ ý kiến của bản thân với mọi người.
- Phân loại các em còn thiếu tự tin, từ đó có các biện pháp giúp các em được 
hoạt động, chia sẻ nhiều hơn, không còn thiếu tự tin trong các hoạt động học tập 
và trong giao tiếp.
- Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, cách đánh giá học sinh. Tạo điều 
kiện tối đa để các em làm việc nhóm, chia sẻ, giao tiếp rèn luyện sự mạnh dạn, 
tự tin trong tiết học Mĩ thuật.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
* Gần gũi và tạo mối quan hệ thân thiện với học sinh.
- Tôi tạo cho học sinh sự tin tưởng bằng việc lắng nghe những tâm tư, nguyện
vọng, những khó khăn khi các em làm nhiệm vụ học tập như: vì sao em không 
có đồ dùng học tập, vì sao em ít trao đổi với bạn bè và thầy cô, vì sao em chưa 
hứng thú với môn học......Học sinh thấy được sự quan tâm, gần gũi của chúng
tôi dành cho chúng nên có nhiều em chủ động lên gặp cô, trò chuyện với cô trong 
giờ ra chơi hay đầu các buổi học.
- Với những học sinh có tính hay nhút nhát, chúng tôi thường chủ động xuống 
chỗ ngồi của các em hỏi các em chuyện về gia đình, về chuyện học hành hay 
hướng dẫn, gợi ý về một số ý tưởng làm bài Mĩ thuật để các em cảm thấy gần gũi 
với thầy cô giáo và từ đó tìm hiểu về suy nghĩ, tình cảm của các em giúp giáo 
viên có những biện pháp tác động phù hợp với từng đối tượng học sinh để việc như: chơi trò chơi, thảo luận nhóm, thực hành theo nhóm. Giáo viên cần lưu ý 
chọn các bạn nhóm trưởng có khả năng điều hành nhóm và rải đều các bạn còn 
thiếu tự tin vào các nhóm đó. Giao nhiệm vụ nhóm trưởng điều hành các hoạt 
động nhóm, đồng thời hỗ trợ các bạn còn nhút nhát, ít hoạt động, tạo điều kiện 
cho các bạn hoạt động nhiều hơn, không bỏ mặc bạn. Sau một tuần học, tôi sẽ 
linh động đảo vị trí nhóm trưởng, giao nhóm trưởng cho các bạn còn thiếu tự tin 
điều hành một số hoạt động. Từ đó, các em cảm nhận được bản thân mình có ích, 
có khả năng và cảm thấy tự tin thể hiện vai trò của mình. Hỗ trợ về đồ dùng đối 
với những em khó khăn, khuyến khích các em khác thường xuyên bắt chuyện và 
chơi với những em còn nhút nhát, ngại giao tiếp.
 Tôi sẽ đặt các câu hỏi : Em sẽ làm gì sau khi nhận được nhiệm vụ trong 
nhóm? Để các em bày tỏ thái độ, suy nghĩ của mình, và giáo viên có thể hướng 
dẫn, gợi ý nếu cần.
 Qua một thời gian áp dụng thì em Thịnh, Ngọc ánh, Y Tuyn , Khang và em 
Nhật là những em còn rụt rè, ít nói nay đã tự rèn luyện bản thân, cố gắng trong 
học tập, cải thiện được sự nhút nhát, ít nói. Các em hoàn toàn có đủ khả năng 
điều hành các bạn trong các hoạt động nhóm.
 * Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, cách đánh giá học sinh. 
Tạo điều kiện tối đa để các em làm việc nhóm, chia sẻ, giao tiếp rèn luyện sự 
mạnh dạn, tự tin trong tiết học Mĩ thuật.
 Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển 
từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú 
trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của 
người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung 
và đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học nói riêng là phát huy tính tích cực, 
tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của 
người học. Rèn luyện cho học sinh sự tự tin trong học tập cũng như trong cuộc thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và 
kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập 
chung.
 Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt 
tiến trình dạy học (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá 
và đánh giá lẫn nhau của học sinh (tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự thể 
hiện, tự đánh giá).
Cụ thể là trong các hoạt động :
* Khởi động, giới thiệu bài:
 Đây là hoạt động quan trọng tiến trình dạy học, nó luôn tạo hứng khởi cho 
học sinh và đưa các em đến gần với bài học hơn. Để một tiết học lôi cuốn học 
sinh tham gia tích cực, hứng thú ngay vào đầu tiết học thì phần khởi động và giới 
thiệu bài phải phong phú, đa dạng. Tôi thường tổ chức hát bài hát liên quan đến 
chủ đề hay chơi trò chơi để học sinh tương tác, cạnh tranh. Từ đó các em hứng 
thú và tự tin trả lời các câu hỏi cả giáo viên hay câu hỏi trong các trò chơi.
 + Ví dụ : Ở bài Khu vườn của em lớp 1 , Giáo viên có thể áp dụng trò
chơi : Ai nhanh tay - khéo tay. Phổ biến luật chơi: Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên 
vẽ cây và lá cây. Học sinh dưới lớp hát 1 bài tự chọn. Khi hát hết bài thì các đội 
thi vẽ phải ngừng tay. Đội nào có học sinh vẽ nhanh, vẽ được nhiều hình cây, lá 
cây nhất là đội thắng cuộc.
 Cả lớp nhận xét phần thi của các đội.
 Giáo viên dẫn dắt vào chủ đề: Xung quanh chúng ta nhiều cảnh vật đẹp 
nhưng hình ảnh về cây cối, hoa lá vẫn là hình ảnh quen thuộc và tươi đẹp nhất. 
Để làm cho hình ảnh mang một vẻ đẹp khác ở trong tranh vẽ, hôm nay cô và các 
em cùng tìm hiểu qua chủ đề: Khu vườn của em.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_su_tu_tin_cho_hoc.docx