Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 1 học tốt phần môn Vẽ tranh môn Mĩ thuật
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 1 học tốt phần môn Vẽ tranh môn Mĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 1 học tốt phần môn Vẽ tranh môn Mĩ thuật
MỤC LỤC TT Nội dung đề mục Trang 1 MỤC LỤC 1 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU 2 3 1. Lý do chọn đề tài 2 4 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2 5 3. Đối tượng nghiên cứu 3 6 4. Phạm vi nghiên cứu 3 7 5. Phương pháp nghiên cứu 3 8 II. PHẦN NỘI DUNG 3 9 1.Cơ sở lí luận 3 10 2.Thực trạng 4 11 3. Giải pháp, biện pháp 8 12 4. Kết quả 18 13 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19 14 1. Kết luận 19 15 2. Kiến nghị 20 16 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 20 17 Tài liệu tham khảo 21 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay có muôn vàn cái đẹp. Cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong mối quan hệ xã hội, cái đẹp trong nghệ thuật, ...Sẽ thiệt thòi biết bao nhiêu nếu chúng ta không rung cảm trước vẻ đẹp ấy. Mĩ thuật giúp con người biết ngay từ khi bước chân vào cấp tiểu học, với tiêu chí giúp trẻ làm quen với môn Mĩ thuật - cụ thể là với ngôn ngữ của mĩ thuật (đường nét, hình mảng, bố cục, màu săc). b. Nhiệm vụ Để thành công đê tài này người giáo viên cần năm được tâm lý lứa tuôi học sinh, khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng của các em. Cần chọn các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp; sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý. Luôn tạo hứng thú và sự tự tin cho học sinh khi thể hiện các bài vẽ tranh. Do đó dựa vào các kiên thức đã học, tôi thấy mình có nhiệm vụ phải truyên thụ lại cho học sinh, nhất là học sinh lớp một cách vẽ hình, tìm bố cục thuận măt trong tranh, săp xêp các hình ảnh phù hợp với khô giấy; thể hiện đuợc nội dung đê tài càng ngày càng yêu thích môn Mĩ thuật, hào hứng khi được học môn Mĩ thuật. 3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 1A, 1D một trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ. 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Cấu trúc chương trình môn Mĩ thuật lớp một ở Tiểu học. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên. Tâm lí học đại cương, mạng Internet, Các phương pháp dạy học, đồ dùng dạy học và trò chơi lồng ghép trong môn học, học sinh khối lớp 1A, 1D trường TH Hoàng Văn Thụ. 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu, sách vở; - Phương pháp thực nghiệm sư phạm; - Phương pháp trực quan. - Phương pháp trò chơi học tập II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp một. - Học sinh lớp một là lứa tuôi ngây thơ trong sáng, biểu hiện tình cảm yêu ghét rõ ràng. Đây là lứa tuôi mà các em băt đầu làm quen với cái mới, hình thành những kiên thức cơ bản, cần thiêt vê đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu săc, bố cục. - Các em băt đâu tập quan sát, qua đó phát triên tư duy, trí tưởng tượng, sáng tạo, bước đâu cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người, biết vận dụng những kĩ năng đó vào trong cuộc sống. Trong quá trình làm bài, các em thường e ngại, sợ sai nên phân nào hạn chế, không thê hiện được hết ý tưởng của mình. - Sự phát triên thê chất tâm lý, trí tuệ của các em thường không đồng đều, không phải em nào cũng có năng khiếu mĩ thuật, đa phân các em còn bỡ ngỡ vụng về trong + Do quan niệm của một số cha mẹ học sinh về môn học này cho rằng đó là môn học phụ, chưa coi trọng kết quả của giáo viên và học sinh, thiếu sự quan tâm mua sắm đồ dùng học tập, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên, gây cảm giác chán nản, không tự tin khi đến trường của các em; + Trường chưa có phòng học chức năng riêng biệt, nên sản phẩm làm ra của học sinh không thể trưng bày và giữ gìn lâu được; + Ngoài ra tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong nhà trường chưa phong phú, chưa phù hợp các bài học cụ thể... Vì thế ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh. b. Những thành công và hạn chế khi thực hiện đề tài. *Thành công - Phân môn vẽ tranh nhằm phát triển khả năng tư duy sáng tạo và bồi dưỡng óc thẩm mĩ cho học sinh, giúp học sinh hiểu khái quát về cách vẽ tranh, biết tạo ra những bức tranh đẹp, đồng thời qua phân môn này giáo dục học sinh thêm yêu cuộc sống và con người. Từ đó, các em có ý thức quan sát tinh tế về sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, là cơ sở để học tốt các môn học khác. Là giáo viên giảng dạy Mĩ thuật để có những kiến thức truyền thụ lại cho các em thì bản thân cũng phải không ngừng tìm tòi, học hỏi qua sách báo, mạng Internet, đồng nghiệp, tài liệu chuyên môn, luôn luôn đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, luôn tạo không khí lớp học sôi nổi, tạo cảm giác hứng thú trong mỗi tiết học. Vận dụng tốt các phương pháp và hình thức dạy học giúp học sinh luôn thoải mái, tự tin thể hiện những bài vẽ, nét vẽ ngộ nghĩnh, đáng yêu, tạo ra những bức tranh đầy cảm xúc, có bố cục cân đối, hài hòa, màu sắc tươi sáng có đậm, có nhạt. *Hạn chế - Học sinh chưa nắm bắt được cách xây dựng hình tượng điển hình, bài vẽ còn chung chung, mang nặng tính hình thức. - Trong khi tiến hành bài vẽ các em không tuân theo trình tự tiến hành các bước vẽ, mà làm theo ngẫu hứng, thích vẽ cái gì thì vẽ, ít chú trọng trước sau hay chính phụ trong bài vẽ. - Học sinh tiểu học chưa có thói quen sưu tầm tài liệu để phục vụ cho bài học, chưa có thói quen quan sát nhận xét sự vật hiện tượng cho bài vẽ để bài vẽ có chiều sâu và hiệu quả hơn. - Kỹ năng sử dụng màu vẽ của các em chưa tốt, chưa cẩn thận. cách tư duy tưởng tượng của các em vẫn còn tản mạn, ít có tổ chức, hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản hay thay đổi, chưa bền vững, chỉ một số ít học sinh vào lớp một có ý thức sắp xếp bố cục trong tờ giấy, còn đa số học sinh lớp một bỡ ngỡ chưa làm quen được với cách học của cấp tiêu học, các em vẽ hình bằng chì, hình vẽ nhỏ, hay tẩy xoá không tự tin khi vẽ hình, tạo bố cục trống trải hoặc vẽ các hình ảnh giáp lề dưới của bức tranh, không đẹp mắt dẫn đến khó tô màu, khó biêu đạt nội dung đề tài. Có những bố cục lỏng lẻo vụng về, lúng túng của các em khi xây dựng bố cục. Về hình tượng thì đa phần các em chưa có suy nghĩ tìm tòi về dáng, hình, động tác của nhân vật và nhất là những đặc điêm điên hình trong từng thê loại đề tài hay nội dung mà các em lựa chọn. Bởi hình tượng các em chọn vẽ còn chung chung, thiếu cái động, tĩnh, thiếu chiều sâu của bức tranh. Chính vì vậy muốn thành công khi thực hiện đề tài giáo viên cần nắm được tâm lý, lứa tuổi của học sinh, cần chọn các phương pháp và hình thức dạy học dạy học phù hợp, sử dụng đô dùng dạy học phù hợp với bài học, luôn tạo hứng thú và sự tự tin cho học sinh khi các em thê hiện bài vẽ của mình. Luôn tạo môi trường thân thiện, tạo cảm hứng cho các em sẽ hỗ trợ việc học mĩ thuật một cách có hiệu quả. - Dạy Mĩ thuật cũng như các bộ môn khác cần tìm hiêu rõ đối tượng cần truyền đạt. Ở đây, đối tượng tìm hiêu là học sinh lớp một, bộ môn Mĩ thuật là môn học mà kiến thức của nó vừa cụ thê, rõ ràng vừa chung chung trừu tượng, khó thấy khó nhìn. Điều đó đòi hỏi người giáo viên ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn cần nắm vững kiến thức ở các bộ môn liên quan như: Tâm lý học lứa tuổi, giáo dục đại cương, khoa học tự nhiên,... - Trong đó cái cốt lõi là đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh tiêu học mà cụ thê ở đề tài nghiên cứu này nằm trong phạm vi phân môn Vẽ tranh. Từ đó tôi mạnh dạn xây dựng và thực hiện ý tưởng, rôi áp dụng vào thực hành trong hai lớp một và đã thu được kết quả rất tốt. khai thác phục vụ tôt cho bài dạy, gôm 3 loại : loại tôt, loại trung bình và loại chưa đạt yêu cầu. + Trước khi sử dụng, giáo viên cần suy nghĩ, tìm hiểu nội dung của từng bức tranh, tránh sử dụng tranh mẫu một cách hời hợt hoặc tùy tiện, thiếu cân nhắc. + Ngoài các tranh mẫu, giáo viên cần chuẩn bị hình gợi ý cách vẽ theo yêu cầu cụ thể của từng bài. + Giáo viên cần luyện tập thành thục cách vẽ bảng và kết hợp vẽ bảng với phương pháp dạy học một cách hợp lí để giúp cho học sinh tiếp thu tôt và dễ dàng hơn. Thứ hai là : Hướng dẫn tìm, chọn nội dung - Mỗi đề tài có nhiều nội dung khác nhau. Có hiểu được nội dung đề tài, học sinh nhớ lại, tưởng tượng được những hình ảnh có liên quan đến nội dung bài vẽ. Ở phần này, giáo viên nên chuẩn bị hệ thông câu hỏi cụ thể từ dễ đến khó, có liên quan trực tiếp đến nội dung chủ đề để giúp học sinh tìm hiểu và tiếp cận với đề tài. Tránh những câu hỏi khó (nên dùng phương pháp gợi mở gây hứng thú để lôi cuôn học sinh trả lời các câu hỏi và tìm hiểu nội dung bài). Câu hỏi nên gắn với các hình minh họa (tranh, ảnh). - Tranh, ảnh dùng để minh họa cần có nét điển hình, tiêu biểu giúp học sinh tiếp cận nhanh với nội dung đề tài. - Khi học sinh trả lời chưa đúng, giáo viên cần bổ sung, định hướng để học sinh hiểu và trả lời đúng câu hỏi, sát với nội dung. - Cần dành thời gian hợp lý cho phần tìm, chọn nội dung đề tài ở các bài vẽ tranh. Thứ ba là : Hướng dẫn học sinh sắp xếp hình ảnh (bố cục) trong tranh. - Nếu không có tranh minh họa và sự phân tích, gợi ý của giáo viên, học sinh sẽ rất lúng túng khi thực hành. Vì thế, giới thiệu và phân tích cách sắp xếp hình ảnh ở từng bức tranh để học sinh quan sát, nhận thức là việc làm hết sức cần thiết. Cần có sự phôi hợp chặt chẽ giữa lời giảng và tranh minh họa nhằm gợi ý để học sinh suy nghĩ, nhớ lại những hình ảnh có liên quan đến nội dung (người, vật, nhà cửa, cây côi,...có thể vẽ vào tranh). - Cần lưu ý học sinh cách chọn hình ảnh chính, hình ảnh phụ và cách sắp xếp các hình ảnh đó sao cho hợp lí, cân đôi, có trọng tâm, rõ nội dung. Tùy theo từng giác. Sau khi giới thiệu với học sinh các dạng hình tam giác khác nhau tôi yêu câu học sinh nêu những đồ vật, con vật,...có dạng hình tam giác trong cuộc sống, tôi dùng các hình tam giác đó và ghép thành một số hình như : con cá, thuyền buồm, ngôi nhà, mái nhà, núi,...để các em quan sát. Từ đó các em sẽ liên tưởng rất nhanh đến các hình ảnh có liên quan đến các đồ vật, con vật, ...có dạng hình tam giác trong cuộc sống, trong thiên nhiên. - Sang bài vẽ nét cong cũng tương tự tôi đã chuẩn bị các hình như : bông hoa, mặt trời, đám mây, cây, con vật,...và cho học sinh quan sát, sau khi học sinh quan sát, tôi đã yêu câu các em suy nghĩ và vẽ một hình ảnh bất kì có nét cong vào bảng con. Sau đó cho học sinh quan sát hình vẽ mà cả lớp đã vẽ được, từ ngân hàng hình này khi vào thực hành các em có thể dễ dàng vẽ được thành một bức tranh mà các hình ảnh có sử dụng nét cong. - Tiếp tục sang bài vẽ hình vuông, hình chữ nhật, tôi đã chuẩn bị một số hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác có kích thước khác nhau và tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ‘ghép hình’. Ngoài ra tôi còn sử dụng ngân hàng hình vẽ đen trắng và vẽ màu cho các bài học có liên quan bằng cách đao trên mạng về in và cho học sinh tham khảo. Ví dụ : Tôi muốn tìm hình để dạy bài Vẽ vật nuôi trong nhà, tôi sẽ tìm hình vẽ của một số con vật như : con chó, con mèo,...nếu vẽ hình đen trắng tôi sẽ gõ từ khóa trên google như sau : Dog cartoon black and white, nếu hình vẽ màu tôi sẽ gõ từ khóa sau : Dog cartoon clip art hoặc Dog cartoon cute clip art còn tìm hình con mèo thì gõ từ khóa giống như vậy chỉ thay từ dog thành từ cat là tôi sẽ có các hình vẽ như sau :
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_1.docx