Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh Lớp 1

doc 17 trang sklop1 15/02/2024 2052
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh Lớp 1
 SKKN: Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1
 MỤC LỤC
Tên nội dung Trang
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU. 2 
I. Đặt vấn đề ....... 2
II. Mục đích nghiên cứu ..... 2
Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .. 3
I. Cơ sở lí luận ................. 3
II. Thực trạng của vấn đề ... 4
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề................ 5
1. Giúp học sinh biết cách quan sát và nhận xét về hình vẽ.... 5
2. Hướng dẫn học sinh kĩ năng vẽ hình trên giấy ô li kết hợp đọc thơ.... 5
3. Sử dụng một số thủ thuật trong các tiết dạy vẽ hình cho học sinh...... 8
3.1. Vẽ bằng cách kết hợp hình cơ bản 8
3.2. Tạo bức tranh từ những bộ phận của cơ thể................................... 9
3.3. Vẽ các con vật theo hình bàn tay..... 11
IV. Tính mới của giải pháp. 13
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ......... 13
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ....... 14
I. Kết luận.... 14
II. Kiến nghị ...... 15 
Tài liệu tham khảo ..... ...... 17
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 1 Đơn vị: Trường TH Trần Phú SKKN: Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1
nhưng vẫn đáp ứng được tính thẩm mĩ, tính sáng tạo, sự hài hoà không làm mất 
đi sự hồn nhiên trong các tác phẩm tạo hình của các em, từ đó nâng cao hiệu quả 
của việc giáo dục thẩm mĩ nhằm phát triển và giáo dục toàn diện cho các em.
 Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lí luận 
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
 Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
 Trẻ em được ví như mầm non tương lai của đất nước, cần được chăm sóc 
và học tập. Bác rất yêu thương và quan tâm đến thanh thiếu niên đặc biệt là các 
em nhi đồng. Câu nói của Bác chứa đựng tất cả tình yêu thương, sự chăm lo của 
Bác dành cho các em.
 Trẻ em là tương lai của nhân loại, của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, liên 
quan chặt chẽ tới những thế hệ kế thừa và tiếp nối. Vì vậy, nâng cao chăm sóc 
và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội. Việc chăm sóc giáo dục trẻ 
em phải bắt đầu ngay từ rất sớm và phù hợp với từng độ tuổi. Việc phát triển 
thẩm mĩ cho trẻ em là một yếu tố quan trọng trong chương trình giáo dục tiểu 
học, giúp trẻ em phát triển một cách toàn diện hài hoà. 
 Danh họa Picasso có câu nói rất nổi tiếng: “Tôi mất bốn năm để vẽ được 
như Raphael, nhưng mất cả cuộc đời để vẽ như đứa trẻ”. Mĩ thuật là một bộ 
môn đòi hỏi tính kiên trì, khéo léo cũng như năng khiếu. Vì vậy, đối với những 
học sinh không có năng khiếu thường tỏ ra ít hứng thú và nhanh bỏ cuộc. Chính 
vì những đặc điểm riêng biệt ấy người giáo viên phải nắm vững các nguyên tắc 
tạo hình, biết hướng dẫn học sinh tạo ra sản phẩm mà không gò bó các em. Làm 
sao để các em cảm nhận việc hoàn thành sản phẩm không có gì là quá khó với 
khả năng của mình, các em sáng tạo theo ý tưởng của chính bản thân mà không 
rập khuôn máy móc theo cô, không mất đi sự hồn nhiên của tác phẩm cái mà 
người lớn không có được.
 Picasso cũng nêu ra nhận định“Càng vững về kỹ thuật, càng nên đơn giản 
về kỹ thuật”. Nghĩa là, vẽ hình càng đơn giản hình càng đẹp, người xem dễ cảm 
nhận mà vẫn không thiếu đi tính sáng tạo, tính thẩm mĩ. Cái quan trọng ở đây là 
đối tượng được truyền đạt là học sinh lớp 1, cho nên kỹ năng vẽ hình càng đơn 
giản thì học sinh càng dễ tiếp thu và nắm bắt, sau khi nắm bắt được cách tạo 
hình các em có thể chủ động tạo ra tác phẩm theo cẩm nhận của riêng mình bởi 
vì “Tất cả trẻ con đều là nghệ sĩ”.
 Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 1, đây là giai đoạn 
chuyển giao giữa cấp học mầm non và tiểu học, tuy nhiên sự vận động của các 
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 3 Đơn vị: Trường TH Trần Phú SKKN: Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1
 20 em 47 em 20 em 10 em
 97 em
 20,6% 48,5% 20,6% 10,3%
 Từ kết quả khảo sát và qua quá trình nghiên cứu giảng dạy, tôi đã tìm ra 
một số giải pháp, biện pháp nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng vẽ hình như 
sau.
 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
 1. Giúp học sinh biết cách quan sát và nhận xét về hình vẽ
 Quá trình dạy học sinh nhận biết, quan sát và phân tích là một quá trình 
quan trọng trong tiết dạy mĩ thuật. Học sinh có nhận biết và nắm vững đối tượng 
tạo hình thì mới có thể tạo ra một sản phẩm tốt.
 Khi hướng dẫn học sinh quan sát và phân tích đối tượng tạo hình, tôi đi 
vào những đặc điểm đặc trưng nhất của đối tượng, tôi hướng dẫn học sinh quan 
sát từ hình ảnh chính đến hình ảnh phụ, từ khái quát đến chi tiết giống như trình 
tự vẽ, bỏ qua các chi tiết vụn vặt, rườm rà. Tập trung sự chú ý của học sinh vào 
những vấn đề cốt yếu. Nhận biết từng bộ phận theo dạng hình học, các nét cơ 
bản.
 Ví dụ : Khi hướng dẫn học sinh nhận biết con gà trống, trước tiên tôi cho 
quan sát tranh gà trống, gà mái và gà con để giúp các em phân biệt các loại gà và 
tên gọi. Sau đó cho các em so sánh sự giống và khác nhau giữa gà trống, gà mái 
và gà con. Từ đó học sinh nắm vững đặc điểm đặc trưng của gà trống. Khi cho 
học sinh quan sát con gà trống tôi hướng dẫn các em quan sát nhận biết các bộ 
phận chính (thân, đầu, chân và cánh) rồi đến bộ phận phụ (mắt, mào, mỏ, 
đuôi) nhận biết hình dáng của bộ phận chính - phụ, màu sắc chung của gà rồi 
mới đến màu sắc của từng bộ phận, tránh việc quan sát quá chi tiết làm các em 
mất tập trung và cảm thấy phức tạp. Tôi chuẩn bị đồ dùng dạy học mang tính 
thẩm mĩ cao, đối với tranh quan sát tranh phải đẹp và giống thật có phong cảnh 
xung quanh cho sinh động. Nhưng đối với phần hướng dẫn cách vẽ tôi vẽ đơn 
giản không chi tiết cầu kì, dễ hiểu dễ thực hiện nhưng vẫn mang đặc điểm đặc 
trưng của con gà trống. 
 2. Hướng dẫn kĩ năng vẽ hình trên giấy ô li kết hợp đọc thơ
 Đối với học sinh lớp 1, các em bắt đầu học chữ và tập viết chữ nên các em 
đã được làm quen với giấy có ô li. Khi dạy tập viết, giáo viên hướng dẫn cho 
học sinh nhận biết dòng kẻ, hàng, ô li, điểm bắt đầu, điểm kết thúc, độ cao, 
khoảng cách giữa các con chữ, tiếng, từ, Việc điều khiển nét bút của các em 
còn vụng về nên vẽ trên giấy ô li, hoặc giấy có kẻ ô vuông sẽ giúp các em dễ 
thực hiện hơn so với vẽ trên giấy trắng ngay từ đầu. 
 Đầu tiên, tôi dạy các em vẽ bằng bút chì những hình ảnh từ đơn giản như : 
ngang, xiên, đứng đến phức tạp như cong, tròn, lượn (tuỳ theo năng lực của học 
sinh). Sau đó khuyến khích học sinh tự vẽ màu theo ý thích. Biện pháp hỗ trợ 
đắc lực cho giáo viên là đọc thơ khi hướng dẫn cách vẽ nhằm gây chú ý. Những 
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 5 Đơn vị: Trường TH Trần Phú SKKN: Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1
 + Cho học sinh vẽ các chấm tròn đều đặn ở mỗi góc ô li sau đó vẽ các nét 
thẳng đứng nối với các chấm tròn kết hợp đọc bài thơ “Hàng cọc”. (Hình 4) 
 Một chấm tròn nằm ở góc
 Thêm nét dài thành cái cọc
 Một chiếc nữa đứng song song
 Vẽ thêm nhiều thành hàng cọc.
 Hình 4 
 Sau khi học sinh vẽ thành thạo các nét, tôi chuyển sang hướng dẫn vẽ kết 
hợp nét. Hình vẽ được cách điệu hết sức đơn giản, dùng các nét cơ bản nối lại 
với nhau tạo thành rau, củ, quả phù hợp với nhận thức theo độ tuổi và lôi cuốn 
trí tưởng tượng sáng tạo của các em. 
 Ví dụ: Khi dạy bài 5 “Vẽ nét cong” tôi hướng dẫn các em như sau :
 - Vẽ cây nấm thì mũ nấm vẽ nửa hình tròn (thực hiện kết hợp nét cong và 
nét ngang), thân nấm có thể vẽ một hình tròn hoặc hình vuông (Hình 5). Và đọc 
bài thơ “Cây nấm”. 
 Nếu bạn vào rừng
 Đến những gốc thông
 Có nhiều nấm đấy
 Còn vẽ lên giấy ?
 Một nửa vòng tròn
 Như chiếc mũ con
 Thành cái tán nấm
 Thân thì dễ lắm, Hình 5
 Hình tròn hoặc vuông. 
 - Vẽ quả dưa hấu: tôi hướng dẫn các em vẽ hình ô voan nằm ngang kết 
hợp vẽ nét cong và các chấm tròn, dạy các em đọc bài thơ “Quả dưa hấu” (Hình 
6)
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 7 Đơn vị: Trường TH Trần Phú SKKN: Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1
 - Vẽ hình chữ nhật đứng. 
 Vẽ cái quần - Vẽ hình tam giác ở giữa đáy 
 hình chữ nhật tạo thành một 
 chiếc quần.
 - Vẽ một hình tam giác cân.
 - Vẽ một nét cong ngang đỉnh 
 hình chữ nhật tạo thành cổ áo
 Vẽ cái váy
 - Vẽ hai nét cong ở hai bên 
 gần đỉnh tạo thành một chiếc 
 váy.
 Sau khi hoàn chỉnh hình, để bài vẽ đẹp hơn có thể gợi ý để học sinh vẽ 
sáng tạo thêm họa tiết hoa lá hoặc viền áo, váy bằng nét cong, nét lượn theo ý 
các em. 
 - Khi dạy bài 19 “Vẽ gà” tôi hướng dẫn vẽ hai hình tròn gắn liền nhau một 
cao một thấp. Cụ thể: thân hình tròn to, đầu hình tròn nhỏ, mỏ là hình tam giác, 
mắt là một chấm tròn, cánh là một hình tam giác lớn hơn mỏ, chân bằng các nét 
xiên, đuôi là nét cong tròn tạo thành chú gà con. (Hình 7)
 Hình 7 
 Dạy học sinh vẽ kết hợp các dạng hình các em thường gặp và thường sử 
dụng như, dạng hình êlip (khi dạy thì gọi là dạng hình trứng để giúp các em dễ 
hiểu), dạng quả hình tròn (gọi là quả bóng)để tạo thành các hình vẽ. 
 Ví dụ: 
 - Kết hợp các dạng hình êlip để tạo thành hình: chú heo con, cái kẹo, con 
gián, quả dưa hấu
 - Kết hợp các dạng hình tròn để tạo thành: chú thỏ, chú sóc, chú gấu bông, 
quả cam
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 9 Đơn vị: Trường TH Trần Phú SKKN: Một số kinh nghiệm hướng dẫn kĩ năng vẽ hình đơn giản cho học sinh lớp 1
 Hình 11 
 Ngoài ra tôi còn hướng dẫn các em tạo các bức tranh tập thể của cả lớp 
cũng bằng hình thức in dấu vân tay.
 Ví dụ: Bài 15 “Vẽ cây”, tôi vẽ một cái cây không có lá và cho cả lớp in 
đầu ngón tay tạo thành những chiếc lá trên cây với nhiêu màu sắc.
 Hình 12 
 Hướng dẫn các em in các bàn tay xoay theo hình vòng tròn đầu các ngón 
tay xoay ra ngoài tạo thành ông mặt trời, bàn chân làm những đám mây, in các 
ngón tay là cây cỏ, nắm tay lại và in xuống tạo thành bông hoa. 
 Việc hướng dẫn học sinh tạo tranh in làm các em vô cùng thích thú, thu 
hút được sự quan tâm, làm các em sôi nổi hơn hẳn. Qua đó, giáo dục các em tính 
tập thể, tinh thần đoàn kết, biết hỗ trợ nhau trong học tập.
 3.3. Vẽ các con vật theo hình bàn tay
 Để giúp học sinh nắm bắt cách tạo hình con vật bằng bàn tay, đồng thời 
lôi cuốn sự tập trung chú ý cũng như hứng thú với giờ học, tôi sử dụng hình thức 
“chiếu bóng” dùng bàn tay tạo ra các dáng đặc trưng của con vật trước đèn hoặc 
máy chiếu, phần bóng đổ lên mặt phông nền phía sau sẽ rõ ràng và dễ hình dung 
hơn, các em nhận ra hình dáng con vật qua việc linh động thay đổi các ngón tay. 
Để vẽ theo hình bàn tay dễ dàng tôi dạy học sinh dùng bàn tay trái tạo dáng và 
áp phẳng lên giấy, tay phải cầm bút vẽ theo đường viền ngoài tay của mình, khi 
nhấc tay ra khỏi hình vẽ, trên giấy sẽ còn lại hình bàn tay. Chỉ cần thêm thắt 
Giáo viên: Phạm Thị Mai Linh 11 Đơn vị: Trường TH Trần Phú

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_ki_nang_v.doc