Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt quy trình tạo hình theo phương pháp Đan Mạch
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt quy trình tạo hình theo phương pháp Đan Mạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt quy trình tạo hình theo phương pháp Đan Mạch
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số phương pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt quy trình tạo hình theo phương pháp Đan Mạch. 2. Bộ môn (Lĩnh vực) áp dụng sáng kiến: Môn Mĩ thuật lớp 1 3. Tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Thị Lợi nữ - Ngày/ tháng/ năm sinh: 13/ 08/ 1986 - Trình độ chuyên môn: Cao đẳng - Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Lê Ninh – Kinh Môn Hải Dương. - Điện thoại: 0967161528 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh, xã Lê Ninh – huyện Kinh Môn – tỉnh Hải Dương. Điện thoại: 03203823181 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Khối1 trường Tiểu học Lê Ninh 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, nắm chắc mục tiêu, chương trình, phương pháp giảng dạy môn Mĩ thuật lớp 1, đặc biệt có lòng nhiệt tình, say mê giảng dạy, nắm chắc phương pháp dạy học mới ( Phương pháp Đan Mạch ). 7. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm lần đầu: năm 2017 - 2018 TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG ( ký, ghi rõ họ tên ) SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Lợi XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD& ĐT Cơ sở vật chất trường học phải đảm bảo tối thiểu về đồ dùng trực quan, sách dạy mĩ thuật, tài liệu tập huấn theo định hướng phát triển năng lực Học sinh tích cực học tập, có đủ đồ dùng, sách học mĩ thuật. Sáng kiến kinh nghiệm này được nghiên cứu và áp dụng ngay từ đầu năm học 2017- 2018 đối với học sinh lớp 1. 3. Nội dung sáng kiến Nội dung sáng kiến đề cập đến thực trạng vấn đề dạy và học mĩ thuật theo phương pháp mới, của Dự án SAEPS cho học sinh lớp 1. Sáng kiến chỉ rõ được những khó khăn đối với giáo viên và học sinh khi dạy và học mĩ thuật theo phương pháp mới, tìm hiểu những nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn. Từ đó đưa ra được những giải pháp, biện pháp thiết thực nhằm tháo gỡ những khó khăn, nâng cao khả năng tạo hình cho học sinh. Cái mới của sáng kiến chỉ ra được những biện pháp cụ thể nhằm giúp cho giáo viên hiểu rõ về cách vận dụng các quy trình mĩ thuật phương pháp mới vào dạy vẽ tranh theo định hướng phát triển năng lực học sinh một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện địa phương, mang lại hiệu quả. Đưa ra được những giải pháp đối với giáo viên và học sinh theo từng nhóm đối tượng dựa trên năng lực nhận thức, tư duy của các em để nhằm giảm độ khó cũng như phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Sự sáng tạo của sáng kiến là đưa ra những giải pháp nhằm kích thích học sinh tích cực trong học tập, sáng tạo từ sự quan sát, theo trí nhớ và tưởng tượng, tạo tâm lí thoải mái, hưng phấn cho học sinh trong mỗi tiết học. Sáng kiến có thể áp dụng được rộng rãi đối với chủ đề theo quy trình tạo hình ở khối lớp 1 và có thể áp dụng phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp nhằm nâng cao khả năng tạo hình cho mọi đối tượng học sinh. 4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến Qua việc áp dụng giảng dạy thực nghiệm trên lớp, tôi nhận thấy những giải pháp mà sáng kiến đưa ra đã mang lại hiệu quả thiết thực, nhằm phát huy cách tạo hình một cách hồn nhiên, ngây thơ của trẻ. MÔ TẢ SÁNG KIẾN • Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Mĩ thuật là một bộ môn nghệ thuật đòi hỏi người thầy phải là người có năng khiếu, ngược lại các em không hẳn là người đã có năng khiếu nên vai trò của người thầy hết sức quan trọng. Đặc biệt ở tiểu học trong những năm gần đây dạy và học mĩ thuật theo phương pháp mới, Có thể nói ưu điểm của phương pháp dạy học mới theo dự án SAEPS là tích cực, mà ở đó học sinh chủ động, tự lực khai thác tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các phương pháp dạy học mới được triển khai trong dự án đã kích thích sự say mê, hứng thú trong học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tư duy và trí tưởng tượng của học sinh.Tuy nhiên do yêu cầu mục tiêu bài học theo phương pháp mới hay vấn đề đồ dùng phục vụ môn học giải quyết như thế nào để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh hayhình thức tổ chức lớp học ra sao, cách thực hiện các quy trình sáng tạo, hay cách tạo hình, sắp xếp bố cục, kết hợp màu sắc của các chất liệu sao cho hài hòa mà vẫn làm nổi bật được hình ảnh chính muốn diễn tả vẫn là những băn khoăn lớn của mỗi giáo viên chuyên trách khi giảng dạy.Chính từ những trăn trở này tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số phương pháp giúp cho học sinh lớp 1 học tốt quy trình tạo hình theo phương pháp Đan Mạch”.Là giáo viên đứng lớp nhiều năm ở tiểu học tôi thấy“Một số phương pháp giúp cho học sinh lớp 1 học tốt quy trình tạo hình theo phương pháp Đan Mạch”. Là rất cần thiết, nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng khắc phục tình trạng thực tế hiện nay của một số hs cßnnhiều h¹n chÕ (cách tạo hình chưa sinh động, kÕt hîp cha næi bËt h×nh ¶nh cÇn diÔn t¶, hình ảnh còn nhỏ chưa mạnh dạn trong cách tạo hình, cách chọn màu sắc, trang trí còn đơn điệu) các biện pháp củasáng kiến góp phần giúp giáo viên giảng dạy bộ môn mĩ thuật ở khối lớp 1 biết cách sử dụng triệt để các phương pháp tạo hình cho hs nhằm giúp các em có những sản phẩm đẹp mắt, bố cục cân đối, màu sắc tươi sáng, từ đó giúp các em hiểu về cái đẹp của tạo hình làm cho các em yêu thích và hứng thú với môn học này. Mĩ thuậttạo hình là quy trình mang tính chất thực hành tổng hợp. Việc dạy mĩ thuật ở bậc tiểu học có một vị trí rất quan trọng, bước đầu rèn luyện cho các em khả Vì thế, để có sản phẩm mĩ thuật kết quả tốt, chúng ta cần có phương pháp dạy học phù hợp theo nội dung, yêu cầu của từng chủ đề, nhằm giúp học sinh rèn luyện bộ óc, phương pháp suy nghĩ, kĩ năng quan sát, tư duy, sáng tạo và cuối cùng là kĩ năng thực hành cho các em. Bồi dưỡng cho các em kĩ năng tạo hình tốt, lột tả được vẻ đẹp của sản phẩm, mà vẫn mang tính ngộ nghĩnh, sinh động, làm rõ nội dung chủ đề...., giúp các em tự tin hơn với khả năng quan sát, tư duy, nhìn nhận và cách tạo hình của mình. Đó cũng chính là mục tiêu của mỗi giáo viên khi dạy học. Ngoài ra, do việc thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa khiến cho giáo viên còn lúng túng trong việc nắm bắt nội dung và phương pháp giảng dạy, từ đó dẫn đến kết quả học tập môn Mĩ thuậttheo phương pháp mới chưa cao. Chính vì những lý do trên tôi lựa chọn đề tài :“Một số phương pháp giúp cho học sinh lớp 1 học tốt quy trình tạo hình theo phương pháp Đan Mạch”. • Cơ sở lí luận của vấn đề Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu chung của tất cả các môn học, môn Mĩ thuật cũng không nằm ngoài đòi hỏi tất yếu đó. Một tiết học muốn đạt hiệu quả cao, học sinh phải được lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái không bị gò ép. Mục tiêu của phương pháp tạo hình nói chung là nhằm rèn luyện và phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, sáng tạo, giúp các em thể hiện được những nhận thức về cái đẹp của thế giới khách quan thông qua đường nét, màu sắc và cảm xúc của bản thân; qua đó hình thành ở các em thị hiếu thẩm mĩ và tình cảm thẩm mĩ, các em sẽ yêu cái đẹp và mong muốn thể hiện nó trong cuộc sống. Lứa tuổi học sinh Tiểu học là giai đoạn mầm mống của hoạt động sáng tạo, chúng ta cần có sự tác động đúng hướng bằng các phương pháp dạy học tích cực thì mới tạo được tiền đề cho các bước phát triển hoạt động sáng tạo tiếp theo của học sinh. Vận dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật mới của Đan Mạch vào chương trình hiện hành không chỉ tạo ra một phong cách dạy và học mới mang tính hiện đại mà còn giúp cho học sinh thông qua giáo dục mĩ thuật được hình thành và phát triển các năng lực, đó là: • Năng lực trải nghiệm. Sách dạy mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực, là một trong những loại tài liệu quan trọng cho giáo viên tham khảo nó đã trở thành cuốn cẩm nang trong dạy học đối với không ít giáo viên. Nhưng trên thực tế khảo sát, nghiên cứu Sách dạy Mĩ thuật tôi nhận thấy sách giáo viên phần lớn đưa ra định hướng giúp cho giáo viên tham khảo, chứ chưa chỉ rõ con đường, cách thức để giúp cho nhiều đối tượng HS làm tốt chủ đề bài học. Tất cả chỉ là một khung chung cho đại đa số các bài theo chủ đề, phương pháp mang tính chất tiêu biểu chứ chưa quan tâm đến trình độ học sinh có thể đạt tới. Chính vì vậy mà không ít giáo viên cũng coi đó là cái mẫu chuẩn để gò ép học sinh theo mẫu và dẫn đến tình trạng học sinh vẫn chưa nắm bắt được phương pháp làm cụ thể. Như vậy các em mãi vẫn không hiểu được cách tạo hình thế nào cho bài đẹp hơn tốt hơn và không thể tạo hình được theo yêu cầu của giáo viên. 3.2. Thực tiễn dạy - học Mĩ thuật theo chủ đề ở khối 1 3.2.1. Thuận lợi. * Về phía học sinh Các bài Mĩ thuật theo chủ đề với phương pháp tạo hình ở lớp 1 các em được học tạo hình bằng chất liệu đơn giản, dễ làm, như giấy thủ công, bìa cứng, đất nặn, trước khi vào lớp 1 các em đã trải qua quá trình học tập ở lớp mẫu giáo, ở lớp dưới các em cũng được tiếp xúc với chất liệu như: Giấy thủ công, đất nặn. Như vậy trước khi học tạo hình ở lớp 1, các em đã có vốn kiến thức nhất định và được trải nghiệm về cách tạo hình. Từ đó làm nền tảng để các em học quy trình tạo hình ở lớp 1 một cách dễ dàng hơn.Hơn nữa ở lứa tuổi này các em thường có suy nghĩ rất ngây thơ nên sản phẩm của các em đẹp một cách tự nhiên, ngộ nghĩnh và rất đáng yêu. Trong quá trình học, HS được từng bước làm quen với cách tạo hình bằng chất liệu giấy thủ công, đất nặn việc xác định nội dung chủ đề, chọn màu, xé hoặc nặn dời từng bộ phận sau đó mới ghép lại để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh.Chủ đề trong chương trình lớp 1 là những nội dung gần gũi, quen thuộc đối với học sinh. nên dễ thể hiện, dễ làm. Các hoạt động của mỗi chủ đề nối tiếp liền mạch nhau, làm cho học sinh luôn cảm thấy hào hứng khi được khám phá, sáng tạo với nhiều trải nghiệm.Mặt khác, các Có đầy đủ các phòng chức năng Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật,phòng truyền thống nhà trường, phòng thư viện, phòng thiết bị dạy và học, có nhà ăn bán trú cho học sinh. Sân chơi rộng rãi, thoáng mát. 3.2.2. Khó khăn * Về cơ sở vật chất Do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nên các phòng nghệ thuật thường được bố trí chung cho cả 2 môn Âm nhạc và Mĩ thuật. Do vậy dẫn tới sự bố trí các dụng cụ học vẽ cũng như việc trang trí không gian lớp học Mĩ thuật còn nhiều hạn chế. Phòng học có diện tích còn hẹp, việc sắp xếp bàn ghế cho hs còn gặp khó khăn. Môi trường cho trẻ hoạt động chưa được phong phú, đồ dùng chưa đa dạng cho trẻ quan sát. Các nhà trường đều đã có sự đầu tư về việc mua sắm các thiết bị dạy học hiện đại như máy vi tính xách tay, máy chiếuTuy nhiên, số lượng còn ít (có khi cả trường mới có 1 máy chiếu). Tài liệu tham khảo còn hạn chế. * Về phía giáo viên Giáo viên chưa thực sự bỏ thời gian để đầu tư nghiên cứu, bài giảng lệ thuộc nhiều vào sách dạy Mĩ thuật. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường trình bày bài giảng dập khuôn máy móc theo các công việc có tính chất thường xuyên ở các tiết học. Phương pháp dạy học của một số giáo viên còn sơ sài, chưa chú ý đến từng đối tượng học sinh, dẫn đến tình trạng học sinh bị gò ép thiếu sự sáng tạo. Đồ dùng không có sẵn, việc chuẩn bị đồ dùng chủ yếu do gv tự làm, nên chưa phong phú, đa dạng. Tài liệu tham khảo của giáo viên còn ít nên giáo viên khó có thể tìm được biện pháp dạy tốt. Một số giáo viên hướng dẫn mang hình thức áp đặt. Khi dạy mới chỉ hướng dẫn học sinh theo yêu cầu của sách mà chưa chú ý đến việc thâm nhập và khám phá sáng tạo, cái hay, cái đẹp của tự nhiên. ngại suy nghĩ, Chưa mạnh dạn phát huy tính sáng tạo, nhiều trẻ còn rập khuôn theo mẫu của cô, của bạn khác hoặc sao chép hình ảnh trong sách học Mĩ thuật. Khi áp dụng phương pháp mới thì hình thức tổ chức lớp học thay đổi, chủ yếu là thực hành theo nhóm, giáo viên sẽ mất nhiều thời gian cho việc sắp xếp, ổn định chỗ ngồi cho học sinh, rất khó khăn trong việc quản lý trật tự lớp học. Hoạt động theo nhóm nhiều lợi thế nhưng nếu không được tổ chức một cách khoa học thì vấn đề trật tự lớp học sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của giáo viên. Vì học nhóm, các em ngồi đối diện nhau hoặc thành vòng tròn nên hay nói chuyện, đùa giỡn trong giờ học.Hầu hết giáo viên dạy bộ môn cho học sinh lớp Một đều gặp khó khăn ở đầu năm học. Nề nếp lớp chưa ổn định, học sinh không quen ngồi lâu trong khuôn khổ. Giữ trật tự đã khó, để các em tham gia vào hoạt động học tập theo hướng dẫn của giáo viên còn khó hơn. Bảy quy trình dạy – học mĩ thuật chủ yếu là đề cao khả năng tự học của học sinh, nhưng để thực hiện được một quy trình các em phải chuẩn bị rất nhiều vật dụng như : giấy A0, A4, giấy bồi, kẽm, băng keo, hộp giấy, vật dụng tìm đượcĐiều này quả là khó khăn cho cả giáo viên và học sinh, vì bản thân các em chưa thể tự chuẩn bị được mà phải có sự hỗ trợ từ phía phụ huynh. Với “vị trí” của môn học như hiện nay thì sự nhiệt tình của phụ huynh có được như mong muốn? Nhiều em hoàn cảnh khó khăn có được hộp màu và vở vẽ đã là may mắn. Mặt khác, học sinh lớp Một rất khó khăn trong việc sử dụng kéo, chưa biết cách cầm kéo (ở quy trình Vẽ theo nhạc) hay uốn dây thép, bồi giấy ( Quy trình Tạo hình bằng dây thép). Khi thực hiện giảng dạy theo những quy trình này, giáo viên thường mất rất nhiều thời gian để hướng dẫn, hỗ trợ các em, thậm chí hết tiết học mà nhiều em vẫn chưa hoàn thành được sản phẩm. Kết luận: Phải giảng dạy Mĩ thuật cho học sinh lớp Một và áp dụng phương pháp của Đan Mạch như thế nào cho phù hợp và đạt mục tiêu giáo dục? Như lời bà Kirsren Fugl, khi thựchiện phương pháp mới của dự án “Các em học sinh khi tới trường giống như những cây non có rễ cứng cáp và đầy tiềm năng. Giáo viên chỉ đóng vai trò là những người thúc đẩy, biết cần phải thêm chất xúc tác gì vào nước tưới để giúp những cây non đó phát triển”. Cũng chính từ thông điệp này, qua quá
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_lop_1.doc