Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức của học sinh Lớp 1

doc 5 trang sklop1 02/11/2023 2431
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức của học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức của học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức của học sinh Lớp 1
 I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
 “Người có Đức mà không có tài là người vô dụng. Người có tài mà không 
có đức cũng chẳng làm được việc gì” (Hồ Chí Minh).
 Thật vậy cái đức của con người chi phối toàn bộ hành động của con người 
(thiện hay ác). Nhưng cái đức không phải tự nhiên mà có, nó được giáo dục, tôi 
luyện ngay từ khi con người mới lớn và có ý thức. Bởi thế mà ngay từ lớp một, 
môn đạo đức đã được ngành giáo dục đưa vào làm môn học chính trong trường 
tiểu học. Đây được xem là một môn học quan trọng, nó là một trong những môn 
học xây dựng cho học sinh tiểu học những nét căn bản và hình thành một cách 
tự giác những hành vi ứng xử theo những chuẩn mực xã hội quy định. Dạy môn 
đạo đức ở tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng góp phần tích cực vào việc hình 
thành dần dần ở học sinh những tri thức sơ đẳng và chuẩn mực đạo đức, giúp 
cho học sinh soi sáng cơ sở đạo đức đúng đắn đã được hình thành ở các em và 
những người xung quanh. Đồng thời giúp cho các em có cơ sở đạo đức sơ đẳng 
để phân biệt, phân tích, phê phán những hành vi không phù hợp với các chuẩn 
mực đạo đức đã được xã hội quy định.
 Trong suốt thời gian trực tiếp giảng dạy lớp 1 tôi đã đặc biệt quan tâm đến 
những hành vi đạo đức, tâm sinh lý của các em và luôn muốn tìm những biện 
pháp thích hợp để nâng cao ý thức rèn luyện, hình thành nhân cách cho các em. 
Bởi lý do đó đã thôi thúc tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao chất lượng dạy 
học môn Đạo đức của học sinh lớp 1”
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
 Dạy học môn đạo đức ở lớp 1 được xem xét không chỉ dưới góc độ dạy học 
mà còn dưới góc độ giáo dục, hình thành bước đầu về nhân cách con người, bởi 
nó là một con đường giáo dục đạo đức đầu tiên cho các em. Vì thế các phương 
pháp dạy học môn đạo đức bao gồm cả phương pháp giáo dục. Phương pháp 
dạy học môn đạo đức với phương tiện dạy học.
 Xác định được mục tiêu đó tôi đã tiến hành thử nghiệm qua các tiết dự giờ 
thăm lớp của 2 lớp 1A (do cô giáo: Nguyễn Thị Cúc) và lớp 1B (do cô giáo 
Nguyễn Thị Châu ) với mục đích tìm hiểu thực trạng của tiết dạy đạo đức từ 2 
cô giáo khác nhau :
 Tiết 1 tôi đến dự giờ cô giáo : Nguyễn Thị Cúc – lớp 1A khi đó cô dạy bài : 
 Gia đình em 
 Thông qua 4 bài tập :
 Bài tập 1 : Kể về gia đình em
 Bài tập 2 : Kể lại nội dung từng bức tranh
 Bài tập 3 : Đóng vai theo tranh
 Bài tập 4 : Tập hát bài “cả nhà thương nhau”
 1 + Bước 1: Cho học sinh đóng vai diễn lại kịch bản tình huống do giáo viên 
nêu ra.
 + Bước 2: Yêu cầu học sinh đàm thoại để nhận xét về tình huống vừa thực 
hiện.
 + Hoạt động 2: Học sinh quan sát tranh, hiểu được việc làm đúng, việc làm 
sai để tự điều chỉnh:
 + Bước 1: Học sinh được quan sát tranh trong sách giáo khoa.
 + Bước 2: Học sinh cho biết việc làm nào thể hiện bạn nhỏ biết vâng lời thầy 
giáo , cô giáo.
 + Hoạt động 3: Liên hệ thực tế: Trong hoạt động này học sinh được luyện 
tập theo mẫu hành vi chuẩn. 
 Hoặc khi dạy bài "Cảm ơn và xin lỗi".
 Các phương pháp cần xác định là: Kể chuyện, đóng vai, thảo luận nhóm, 
động não, Tập luyện theo mẫu hành vi, đóng vai, tổ chức trò chơi. 
 2. Biện pháp 2: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học: 
 Để thực hiện đổi mới phương pháp, việc sử dụng đồ dùng dạy học là rất 
quan trọng với tất cả các môn học. Đồ dùng dạy học có tầm quan trọng trong 
sự thành công của một tiết dạy. Vì vậy trước mỗi tiết dạy người giáo viên cần 
phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho tiết dạy của mình. Mỗi khi thiết 
kế bài học giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung tính chất, hình thức của 
bài học để lựa chọn thiết bị dạy học cho phù hợp, dễ sử dụng.
Hiện nay trang thiết bị và đồ dùng dạy học môn Đạo đức chỉ có tranh ảnh nên 
giáo viên cần sử dụng các tranh ảnh trong Vở bài tập Đạo đức cho học sinh 
quan sát một cách triệt để. Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng các đồ dùng tự 
làm hoặc phải sưu tầm thêm, chuẩn bị trước mỗi tiết học những đồ dùng cần 
thiết cho từng hoạt động của từng bài.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Em và các bạn”, giáo viên cần sử dụng những đồ dùng 
như:
 + Một lẵng hoa, 1 giỏ đựng hoa
 + Bút màu , giấy vẽ, phần thưởng cho 3 Học sinh.
 Sử dụng trong tiểu phẩm ở Tiết 1.
 3. Biện pháp 3: Dạy đạo đức cho học sinh thông qua các môn học khác.
Dạy môn Đạo đức qua các môn học khác là hình thức giáo dục rất quan trọng. 
Dạy đạo đức cho học sinh không chỉ bó hẹp ở một môn học Đạo đức mà có thể 
nói rằng dạy đạo đức ở mọi lúc, mọi nơi và tất cả các môn học.
 Trong môn Tiếng việt học sinh được học các bài tập đọc với chủ điểm của 
từng tuần, từng tháng, học sinh biết những tấm gương tốt, khi học đạo đức các 
em có thể liên hệ đến. 
 Ở môn tự nhiên và xã hội, học sinh được nhận biết các loài vật sống dưới 
nước, trên cạn, và nêu được ích lợi của chúng. 
 Thông qua các tổ chức Đoàn Đội, các buổi sinh hoạt đội, sinh hoạt sao nhi 
đồng, thông qua phong trào "Đọc và làm theo báo Đội" thông qua các buổi chào 
cờ dạy cho các em những tấm gương tốt ở trường, ở lớp, đồng thời cũng phê 
 3 III.1. KẾT LUẬN:
 Việc nghiên cứu chất lượng tiết dạy Đạo đức lớp 1 nói riêng và các tiết dạy 
Đạo đức ở tiểu học nói chung đạt hiệu quả cao nhất là một vấn đề hết sức quan 
trọng và lâu dài. Không có người giáo viên nào là hoàn hảo, không có phương 
pháp nào là vạn năng. Khi đất nước đổi mới thì nhận thức con người cũng thay 
đổi hằng ngày. Chính vì thế người giáo viên phải biết tìm tòi học hỏi không 
ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu giảng dạy đáp ứng được 
nhịp độ phát triển của thời đại.
 Giáo dục là một công việc không phải chỉ do nhà trường hay một tổ chức mà 
làm thành. Đây là công việc của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội, cùng nhau 
tham gia giáo dục dây dựng một nền tảng giáo dục vững chắc đảm bảo được 
nhân tố con người của thời đại mới, đáp ứng được sự phát triển của nhân loại. 
Vì sự phát triển phồn vinh của đất nước chúng ta hãy cùng nhau chung sức vào 
xây dựng cho sự nghiệp giáo dục “vì tương lai con em chúng ta” “Vì thế hệ trẻ 
ngày mai tươi sáng”
 Do thời gian cấp bách và sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế cho nên sáng 
kiến này không tránh khỏi những sai sót kính mong quý thầy cô và các bạn 
đồng nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến này hoàn thiện hơn.
 5

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_dao_du.doc