Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức Lớp 1

docx 29 trang sklop1 02/11/2023 2051
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức Lớp 1
 Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.
 [Pick the date]
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lý luận
 Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng CSVN đã xác định 
con người là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và 
bền vững. Giáo dục là nhân tố tạo ra nguồn lực con người thực hiện công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa và thực hiện lý tưởng XHCN “Dân giàu, nước mạnh- xã hội công 
bằng dân chủ, văn minh”. Đảng ta đã khẳng định: “Để đáp ứng yêu cầu về con 
người và nguồn nhân lực, nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về 
giáo dục và đào tạo”
 Trước yêu cầu cấp bách của việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ công 
nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước theo định hướng XHCN, Luật giáo dục Việt Nam 
2005 đã xác định mục tiêu giáo dục tiểu học là: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học 
sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo 
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên 
trung học cơ sở.” Giáo dục đạo đức là một trong những nhiệm vụ giáo dục hàng đầu 
của nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng. Bởi lẽ, đó là một trong 
những mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường. Đặc biệt trong cơ chế thị trường 
hiện nay thì giáo dục đạo đức lại là một nội dung giáo dục cần thiết và quan trọng 
hơn bao giờ hết vì thông qua giáo dục đạo đức thì học sinh sẽ được trang bị những 
kiến thức, kinh nghiệm, thái độ đúng mức trong việc lựa chọn hành vi ứng xử phù 
hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
 Trong nhà trường tiểu học, việc giáo dục đạo đức cho học sinh được thực hiện 
thông qua hai con đường cơ bản. Đó là tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và 
dạy học các môn học, đặc biệt là môn đạo đức.
 Môn đạo đức có vai trò quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh ở cả ba mặt 
ý thức, thái độ, hành vi theo các chuẩn mực hành vi đạo đức mà xã hội yêu cầu ở 
học sinh. Môn đạo đức ở tiểu học giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục cơ sở 
ban đầu những phẩm chất đạo đức cho người học sinh – người lao động mới.
 1/29 Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.
 [Pick the date]
chung sống, học để tự khẳng định”. Sau đó, thuật ngữ này được đề cập đến 
trong chương trình UNICEF tại Việt Nam: “Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ 
sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà 
trường”. 
+ Năm 2000, theo chương trình hành động “Giáo dục cho mọi người” tại diễn 
đàn giáo dục thế giới, giáo dục kĩ năng sống đã được xem như một nội dung 
của chất lượng giáo dục thế giới, giáo dục kĩ năng sống đã được xem như một 
nội dung của chất lượng giáo dục mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. 
+ Năm 2003, các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục ở Việt Nam mới hiểu đầy 
đủ hơn về Kĩ năng sống sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kĩ năng sống” 
do UNESCO tổ chức tại Hà Nội. 
+ Năm 2005, nhóm tác giả của Viện chiến lược và chương trình giáo dục đã 
có công trình nghiên cứu đầu tiên: “Giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam”. 
Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã đề cập đến các nội dung cơ 
bản: các quan điểm về kĩ năng sống; cơ sở pháp lý của giáo dục kĩ năng sống 
ở Việt Nam; giáo dục kĩ năng sống ở các bậc học; cách thức giáo dục kĩ năng 
sống; đánh giá về giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam; những thách thức và 
định hướng giáo dục kĩ năng sống trong tương lai. Đây là công trình nghiên 
cứu quan trọng, làm cơ sở, nền tảng cho các công trình nghiên cứu tiếp theo 
về kĩ năng sống ở Việt Nam. 
+ Ở bậc Tiểu học, vấn đề giáo dục kĩ năng sống đã được quan tâm nhưng chỉ 
được thực hiện tích hợp thông qua các môn học trong nhà trường. Đã có nhiều 
công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói 
chung, cho học sinh tiểu học nói riêng. Có thể kể ra đây một số công trình 
nghiên cứu như: 
1. Nguyễn Thanh Bình: Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống. NXB 
Đại học Sư phạm, 2009 
2. Nguyễn Thị Thu Hằng : Một số vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học 
sinh Tiểu học. Tạp chí giáo dục số 204 (kì 2 – 12/2008) 
3. Đỗ Khánh Nam: Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn 
Khoa học nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Tạp chí 
giáo dục số 206 (kì 2 – 1/2009) 
4. Nguyễn Đức Thạc: Rèn kĩ năng sống cho học sinh – một cách tiếp cận 
về chất lượng, hiệu quả giáo dục. Tạp chí giáo dục số 226 (kì 2 – 
11/2009) 
 3/29 Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.
 [Pick the date]
 B. PHẦN NỘI DUNG
 Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiến
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KĨ NĂNG SỐNG
a. Khái niệm kĩ năng sống
 Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống (KNS):
-Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và 
tích cực giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức 
của cuộc sông hàng ngày.
- Theo UNICEF, KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. 
Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và 
kĩ năng.
- Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), KNS 
gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết; Học làm người; Học để sống với 
người khác; Học để làm.
 Từ những qua niệm trên đây, có thể thấy KNS bao gồm một loạt các kĩ năng cụ 
thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của KNS là kĩ năng 
tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, 
học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của 
mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng 
ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
b. Phân loại kĩ năng sống
 Có nhiều cách phân loại KNS:
- Theo UNESCO, WHO và UNICEF, có thể xem KNS gồm các kĩ năng cốt lõi sau:
+ Kĩ năng giải quyết vấn đề
+ Kĩ năng suy nghĩ/ tư duy phê phán 
+ Kĩ năng giao tiếp hiệu quả
 5/29 Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.
 [Pick the date]
nắp  để trở thành người con ngoan trong gia đình, HS tích cực của nhà trường và 
công dân tốt của xã hội.
3. Nội dung giáo dục kĩ năng sống trong môn đạo đức
 Do đặc trưng môn học nên Đạo đức có khả năng giáo dục nhiều KNS cho HS, cụ 
thể:
- Kĩ năng giao tiếp (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi; nói lời yêu cầu, đề nghị; bày tỏ sự 
cảm thông chia sẻ; bày tỏ ý kiến, tiếp khách đến nhà, ứng xử khi đến nhà người 
khác, khi gọi điện và nhận điện thoại )
- Kĩ năng tự nhận thức (biết xác định và đánh giá bản thân: đặc điểm, sở thích thói 
quen, năng khiếu, điểm mạnh, điểm yếu  của bản thân).
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề (bước đầu biết lựa chọn và thực hiện 
cách ứng xử đối với một số tình huống đạo đức đơn giản, phổ biến trong cuộc sống 
hàng ngày).
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, hành động lời nói, 
việc làm, các hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày đối chiếu với các chuẩn mực 
đạo đức đã học).
- Kĩ năng hợp tác (biết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiên 
các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng).
- Kĩ năng từ chối (biết cách từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo làm những điều sai trái)
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (biết nhận và thực hiện trách nhiệm của bản thân).
4. Một số đặc điểm tâm lí của học sinh liên quan đến việc giáo dục kĩ năng sống 
cho học Tiểu học
4.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học
4.1.1 Nhận thức cảm tính
 4.1.1.1 Các cơ quan cảm giác: 
 7/29 Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.
 [Pick the date]
 Qua đây, các nhà giáo dục phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của 
các em bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh có cảm 
xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các 
hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận 
thức lý tính của mình một cách toàn diện.
4.1.3. Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học
 Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt 
đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu 
hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ 
có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản 
thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.
 Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính 
và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của 
trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của 
trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát 
triển trí tuệ của trẻ.
 Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên các nhà giáo dục phải 
trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú 
của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện 
tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng,....đồng thời cũng có thể kể cho trẻ nghe hoặc 
tổ chức các cuộc thi kể truyện đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy trẻ cách viết nhật 
kí,...Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng.
4.1.2.4. Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học
 Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, 
điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú không chủ định chiếm ưu thế hơn 
chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có 
đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trò chơi hoặc có cô giáo 
xinh đẹp, dịu dàng,...Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa 
thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.
 Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của 
mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý 
chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một 
bài hát dài,...Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời 
 9/29 Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1.
 [Pick the date]
 Để bồi dưỡng năng lực ý chí cho học sinh tiểu học đòi hỏi ở nhà giáo dục 
sự kiên trì bền bỉ trong công tác giáo dục, muốn vậy thì trước hết mỗi bậc cha mẹ, 
thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ.
4.2 Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học
 Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với 
các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,...Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của 
trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc 
mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư...
 Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với 
tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều.
 Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn 
luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năng 
khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học,...khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng 
kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng 
khiếu của trẻ.
 Chính vì thế, việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần ở nhà giáo 
dục sự khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi từ hình 
ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và đặc biệt phải luôn chú ý củng cố tình cảm 
cho các em thông qua các hoạt động cụ thể như trò chơi nhập vai, đóng các tình 
huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trường lớp, khu dân cư,...
4.3 Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học
 Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường 
nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh 
dạn...Sau 5 năm học, "tính cách học đường" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ.
 Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những đặc 
điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, 
trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý 
nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các 
em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa 
được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và 
đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành 
nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang 
 11/29

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nghien_cuu_mot_so_bien_phap_day_ki_nan.docx