Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy đạo đức Lớp 1, 2, 3

doc 15 trang sklop1 27/10/2023 1861
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy đạo đức Lớp 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy đạo đức Lớp 1, 2, 3

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy đạo đức Lớp 1, 2, 3
 Tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy Đạo đức ở lớp 1, 2, 3
 Tiểu học Đức Lý
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG GIỜ 
 DẠY ĐẠO ĐỨC LỚP 1, 2, 3
 1 Tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy Đạo đức ở lớp 1, 2, 3
 Tiểu học Đức Lý
 Cùng với học chơi là nhu cầu không thể thiếu đợc của học sinh Tiểu học, dù không còn là hoạt 
động chủ đạo song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của trẻ, vẫn 
có một ý nghĩa lớn lao với trẻ. Lý luận và thực tiễn đã chứng tỏ rằng: Nếu biết tổ chức cho trẻ vui 
chơi một cách hợp lý, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục. Qua trò chơi các em không 
những đơc phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ mà còn đợc hình thành nhiều phẩm chất và 
hành vi đạo đức. Chính vì vậy tổ chức trò chơi đợc sử dụng nh là một phơng pháp quan trọng để 
giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.
 * Hoạt động trò chơi thúc đẩy trẻ em: 
 - Nhận thức hiện thực. 
 - Hình thành những nhận thức nhất định về hành vi 
 - Tiếp nhận những quy tắc và quy luật của sinh hoạt xã hội.
 - Hình thành năng lực quan sát và đánh giá có phê phán những cử chỉ của ngời khác cũng nh đặt 
nền móng cho những niềm tin và thói quan đạo đức cùng với các dạng bài học đạo đức trong 
chơng trình giáo dục tiểu học mới ở lớp 1, 2, 3 thì việc tổ chức trò chơi trong các giờ học sẽ có 
tác dụng to lớn trong việc giúp học sinh hình thành các biểu tợng, chuẩn mực đạo đức cũng nh 
rèn luyện kỹ năng thể hiện hành vi đạo đức cho các em.
 II - Cơ sở thực tiễn
 Dạy học là một nghề sáng tạo, nhất là trong môn học Đạo đức, môn học cung cấp cho học sinh 
những chuẩn mực về đạo đức. Môn học có tác dụng to lớn trong việc hình thành nhân cách cho 
học sinh. Vậy mà việc dạy học môn Đạo đức ở trờng chúng tôi hiện nay còn phần nào coi nhẹ, 
cứng nhắc. Trong giờ học giáo viên chủ yếu sử dụng phơng pháp thuyết trình, giảng giải. Hình 
thức tổ chức dạy học trong các hoạt động còn đơn điệu. Sau giờ học, học sinh không biết vận 
dụng kiến thức đã học vào thực tế. Chẳng hạn học sinh vừa đợc học bài giữ trật tự vệ sinh nơi 
công cộng song lại rất ồn ào mất trật tự, nhiều học sinh làm việc riêng trong giờ học hay là còn 
vứt rác bừa bãi trong sân trờng. Học sinh vừa đợc học bài lễ phép vâng lời thầy cô giáo nhng ra 
khỏi lớp chỉ chào hỏi cô giáo dạy mình. Hoặc là học sinh không biết cảm ơn, xin lỗi khi đợc giúp 
đỡ hay làm điều gì không phải với bạn bè, thầy cô, ngời khác v.v..Rộng hơn nữa hiện nay ngoài 
xã hội một bộ phận thanh thiếu niên đang có nhiều biểu hiện xuống cấp về đạo đức, tệ nạn ăn cắp, 
 3 Tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy Đạo đức ở lớp 1, 2, 3
 Tiểu học Đức Lý
mới để giảng dạy tốt các môn học nói chung và môn Đạo đức nói riêng
 III - Quá trình nghiên cứu
 Với những suy nghĩ và trăn trở tôi mạnh dạn áp dụng kinh nghiệm của bản thân vào giảng dạy 
môn Đạo đức ở các lớp do tôi chủ nhiệm năm học 2003-2004 thực nghiệm tại lớp 1. Năm học 
2004-2005, thực nghiệm tại lớp 2. Năm học 2005 - 2006 thực nghiệm tại lớp 3, tôi thấy đã có 
nhiều kết quả khả quan. Học sinh nắm chắc đợc kiến thức đã học biết vận dụng tốt vào thực tế 
cuộc sống. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này tôi xin đợc trình bày một số kinh nghiệm 
"Tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy Đạo đức ở các lớp 1, 2, 3".
 B - Giải quyết vấn đề.
 I/ Những nội dung đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm
 Chúng ta đã biết kết quả cuối cùng của mỗi giờ học đạo đức là học sinh phải có đợc những hiểu 
biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi. Từ đó từng 
bớc hình thành cho học sinh kỹ năng nhận xét, đánh giá đối với quan niệm hành vi việc làm có 
liên quan đến các chuẩn mực đạo đức đã học. Bớc đầu hình thành thái độ có trách nhiệm với lời 
nói, việc làm của bản thân, tự tin vào bản thân. Trong các giờ đạo đức ngoài các phơng pháp đặc 
trng của môn học nh phơng pháp động não, thảo luận nhóm, đóng vai v.v... tôi thờng chú trọng 
đến phơng pháp tổ chức trò chơi học tập cho học sinh. Mục đích tổ chức trò chơi có thể là khởi 
động, giới thiệu bài; có thể là học sinh tìm hiểu, phát hiện nội dung bài học; có thể là để rèn luyện 
kỹ năng ứng xử cho học sinh; có thể là khắc sâu, củng cố kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên để 
việc tổ chức cho học sinh chơi đạt hiệu quả giáo dục cao thì không phải là việc làm dễ thực hiện. 
ở bài viết này tôi xin đợc đề cập tới ba vấn đề cơ bản: 
 1) Chủ động khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
 2) Khắc phục những khó khăn từ phía học sinh.
 3) Khắc phục những khó khăn từ phía giáo viên.
II/ Biện pháp thực hiện
 1) Khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
 Điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học là yếu tố quan trọng, nó có tác dụng phụ trợ 
đắc lực cho ngời giáo viên khi tiến hành tổ chức trò chơi học tập môn Đạo đức. ở vùng nông thôn 
 5 Tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy Đạo đức ở lớp 1, 2, 3
 Tiểu học Đức Lý
hiểu biết về mọi mặt. Tôi thờng xuyên gần gũi trò chuyện với các em và đặc biệt quan tâm đến 
hai đối tợng học sinh. Một là học sinh có cá tính mạnh, hai là những học sinh còn e dè nhút nhát 
trong các hoạt động. Với đối tợng một: Bên cạnh những việc nêu lên những điểm tốt của học sinh 
này là nhanh nhẹn, hoạt bát, hăng hái trong các hoạt động, thì giáo viên phải rèn cho học sinh thói 
quen hoạt động có nề nếp, trật tự. ở những học sinh còn nhút nhát, tôi thờng xuyên quan tâm, trò 
chuyện gợi mở, động viên khích lệ học sinh nói lên ý kiến của bản thân. 
 Nh vậy trong khi tổ chức trò chơi học tập môn Đạo đức ngời giáo viên cần phải động viên, 
khuyến khích tạo điều kiện cho tất cả mọi đối tợng học sinh đều đợc tham gia chơi. Lựa chọn trò 
chơi, lựa chọn các yêu cầu phù hợp, vừa sức với từng đối tợng học sinh sao cho sau trò chơi mỗi 
học sinh đều đợc học, đều nhận đợc ở đó những kiến thức, những nội dung mang ý nghĩa giáo 
dục.
 3) Giải pháp khắc phục những vớng mắc từ phía giáo viên
 Một trong những nguyên nhân khiến ngời giáo viên ngại, lúng túng không muốn tổ chức trò 
chơi trong giờ học đạo đức là vì: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vốn hiểu biết còn hạn chế, tâm 
lý ngại đổi mới về phơng pháp giảng dạy của một số giáo viên nhất là những giáo viên đã đợc đào 
tạo lâu năm. Một số giáo viên không biết tổ chức trò chơi vào lúc nào trong giờ học, thiết kế trò 
chơi đảm bảo các yêu cầu gì và cách thức tổ chức ra sao.
 3.1/ Không ngừng nâng cao nhận thức, tự học hỏi trau dồi kiến thức và trình độ chuyên 
môn nghiệp vụ.
 Để đáp ứng với yêu cầu của xã hội hiện nay, tôi nghĩ mỗi ngời giáo viên chúng ta cần phải có 
nhận thức đúng đắn về việc đổi mới phơng pháp dạy học. Chúng ta cần phải nhanh chóng tiếp cận 
với các phơng pháp hiện đại, kết hợp hài hoà với các phơng pháp truyền thống để áp dụng vào 
từng nội dung bài giảng cho phù hợp với nội dung chơng trình đang đợc đổi mới và thực tế hiện 
nay: 
 - Ngời giáo viên phải tích cực học hỏi trau dồi kiến thức cho bản thân. Kiến thức của mỗi trò 
chơi đạo đức là kiến thức tổng hợp về tự nhiên, xã hội, pháp luật, về thế giới xung quanh. Chính 
vì vậy mà ngời giáo viên phải am hiểu và có kiến thức nhất định về những vấn đề cần cung cấp 
cho học sinh. 
 - Không ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ qua sách báo và các phơng tiện thông 
tin khác. Thờng xuyên cập nhật các thông tin có liên quan cần thiết cho giảng dạy. Mạnh dạn trao 
 7 Tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy Đạo đức ở lớp 1, 2, 3
 Tiểu học Đức Lý
 - Tiết kiệm (sử dụng đợc nhiều lần, làm bằng các vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền...).
 * Tổ chức trò chơi phải đảm bảo các nguyên tắc.
 - Nguyên tắc 1: Bảo đảm cho học sinh hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức trò chơi.
 Yêu cầu đối với trò chơi có tác dụng định hớng đối với toàn bộ quá trình tổ chức trò chơi, 
nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục của bài đạo đức tơng ứng.
 Nội dung trò chơi giúp cho học sinh biết cần làm những gì và cách thức tổ chức trò chơi giúp 
cho học sinh cần phải làm nh thế nào trong khi chơi: Từ đó học sinh sẽ thực hiện trò chơi đợc 
đúng hớng, với nội dung đầy đủ, với cách thức hoạt động phù hợp. Vì vậy trớc khi chơi tôi 
thờng giải thích rõ ràng những yêu cầu cần đạt , nội dung và cách thức hoạt động cần thực hiện. 
Bởi nếu không thì các em sẽ tiến hành chơi một cách vô ý thức, tuỳ tiện và không thu đợc kết quả 
giáo dục mong muốn.
 - Nguyên tắc 2: Bảo đảm phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình 
tổ chức chơi.
 Học sinh không những là đối tợng của hoạt động dạy cũng nh của hoạt động giáo dục mà điều 
quan trọng hơn, các em là chủ thể nhận thức vì vậy trong quá trình tổ chức trò chơi, tôi thờng 
quan tâm đến các mức độ tham gia của học sinh từ thấp đến cao: 
 + Giáo viên chọn, hớng dẫn và tổ chức trò chơi.
 + Giáo viên chọn và hớng dẫn trò chơi, còn học sinh tự tổ chức trò chơi.
 + Giáo viên chọn trò chơi, còn học sinh tự nghiên cứu và tự tổ chức trò chơi.
 + Học sinh tự chọn, tự hớng dẫn và tổ chức trò chơi.
 - Nguyên tắc 3: Đảm bảo tổ chức trò chơi đợc tự nhiên,không gò ép. 
 Khi tổ chức các trò chơi tôi thờng giúp học sinh tham gia một cách tự nhiên không gò ép, thờng 
là các em nhập vai thành công. Nhờ sự nhập vai thành công này, các em đợc vui chơi thoải mái, 
dễ dàng thể nghiệm những chuẩn mực hành vi đạo đức đã đợc học.
 - Nguyên tắc 4: Bảo đảm luân phiên các trò chơi một cách hợp lý.
 ở học sinh Tiểu học, khả năng chú ý có chủ định và hứng thú cha thật bền vững. Do đó tôi 
không tổ chức một trò chơi quá dài mà căn cứ vào yêu cầu giáo dục của từng chủ điểm, căn cứ 
vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh để lựa chọn trò chơi thích hợp, để có thể luân phiên nhau 
 9 Tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy Đạo đức ở lớp 1, 2, 3
 Tiểu học Đức Lý
 + Chuẩn và thang đánh giá, nếu cần ví dụ đối với trò chơi (hái hoa dân chủ) chuẩn đánh giá là 
phần trả lời đúng, rõ ràng mạch lạc và thang đánh giá từ 1 điểm đến 10 điểm (Mục đích để đánh 
giá thứ hạng của các đội)
 Bớc 5: Chuẩn bị thực hiện giáo án. 
 - Chuẩn bị đầy đủ và có chất lợng các phơng tiện dạy học.
 - Phân công và hớng dẫn cho học sinh tập diễn trớc (nếu chuẩn bị cho trò chơi sắm vai hay trò 
chơi đóng kịch) .
 * Giai đoạn thứ 3 
 Bớc 6: Đặt vấn đề 
 - Nêu tên trò chơi và giải thích qua ý nghĩa của trò chơi 
 - Nêu yêu cầu của trò chơi 
 Bớc 7: Phổ biến luật chơi 
 - Nêu rõ cách chơi , hiệu lệnh, phần việc và cách thức làm việc.
 - Nêu rõ cách cho điểm, đánh giá. 
 - Công bố trọng tài (có thể là giáo viên cùng với học sinh trong lớp)
 Bớc 8: Tiến hành trò chơi. 
 Hô hiệu lệnh dứt khoát cho các nhóm đồng loạt tiến hành. Trọng tài chú ý quan sát, điều chỉnh, 
giúp đỡ các thành viên về cách chơi, kịp thời uốn nắn những lệch lạc.
 * Giai đoạn thứ 4: Kết thúc trò chơi
 Bớc 9: Trọng tài tập hợp học sinh để nhận xét, đánh giá chung (cá nhân và nhóm hoặc tổ) cho 
học sinh tham gia đánh giá.
 - Làm một số động tác th giãn (nếu chơi trò chơi vận động)
 - Tính tổng điểm của từng nhóm và công bố kết quả.
 Bớc 10: Tuyên dơng học sinh, đặc biệt là nhóm có cố gắng hơn.
 Trao phần thởng (nếu có)
 Lu ý: Không chê học sinh trong khi tiến hành tổ chức trò chơi. 
 Để minh hoạ cho quy trình trên sau đây tôi xin nêu một số ví dụ về tổ chức trò chơi trong giờ 
dạy Đạo đức ở lớp 1 và lớp 2. Bắt đầu từ giai đoạn thứ hai.
 Ví dụ 1: Trò chơi trong bài “Em là học sinh lớp 1” (Đạo đức lớp 1) đợc tổ chức ở hoạt động 1 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_tro_choi_hoc_tap_trong_gio_day.doc