Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học Mĩ thuật Lớp 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học Mĩ thuật Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học Mĩ thuật Lớp 1
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC CHÂU SƠN -------------- -------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG HIỆU QUẢ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MĨ THUẬT LỚP 1 Lĩnh vực: Mĩ thuật Cấp học: Tiểu học Tên tác giả: Trần Thị Đào Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Châu Sơn NĂM HỌC: 2022 - 2023 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Mĩ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục Tiểu học, nhằm giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Đặc biệt là những năm đầu đi học, từng bước giúp các em hòa nhập với thế giới xung quanh. Qua môn học, học sinh biết cách cảm thụ cái đẹp và yêu cái đẹp. Các em rèn luyện đôi bàn tay, bộ óc để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình. Môn Mĩ thuật đã góp phần cùng với các môn học khác giáo dục học sinh, giúp các em phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ. Qua các bài học Mĩ thuật học sinh được vẽ, tạo hình sản phẩm, kết hợp với đôi bàn tay khéo léo, óc tư duy sáng tạo để tạo ra những sản phẩm mình thích. Học sinh tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè và thầy cô, phát huy tốt khả năng trình bày sản phẩm của mình trước đám đông. Để đạt được điều đó, ngoài năng khiếu bẩm sinh, sự say mê học tập của các em thì lòng nhiệt tình cũng như kinh nghiệm, kiến thức vững vàng của người thầy giáo là rất cần thiết. Người thầy phải biết vận dụng linh hoạt các kỹ thuật dạy học tích cực cũng như đổi mới các phương pháp trong dạy học phù hợp với thời kì mới. Tuy nhiên, thực tế việc vận dụng các kỹ huật dạy học tích cực theo chương trình Sách giáo khoa mới còn nhiều bất cập như: điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh còn nhiều khó khăn, đồ dùng hỗ trợ dạy học theo kỹ thuật dạy học còn ít, đồ dùng học tập của học sinh còn thiếu thốn,... Do mới làm quen với Sách giáo khoa và các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới nên học sinh còn lúng túng trong việc thực hành tạo sản phẩm, học sinh còn e ngại trong việc giao tiếp, chia sẻ cảm nhận, thuyết trình, giới thiệu sản phẩm của mình, của nhóm mình. Vì vậy trong giảng dạy thì người giáo viên phải biết vận dụng các kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, không bị gò bó để giúp học sinh phát huy hết năng lực tự học và sáng tạo của mình, tạo cho giờ học luôn vui tươi bổ ích. Qua một thời gian nghiên cứu và thực tế giảng dạy bộ môn Mĩ thuật theo phương pháp mới ở Trường Tiểu học, tôi thấy được vai trò và hiệu quả của các kỹ thuật trong dạy học. Các kỹ thuật dạy học tích cực được ứng dụng trong bài giảng tạo cho bài giảng sôi nổi hấp dẫn hơn, các em học sinh tham gia các hoat động học một cách tích cực hơn. Chính vì lẽ đó mà tôi đã mạnh dạn viết lên một số kinh nghiệm giúp “Vận dụng hiệu quả kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học Mĩ thuật lớp 1 ” góp phần vào việc ứng dụng các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực được tốt hơn, phù hợp với sự phát triển hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng dạy- học cho môn Mĩ thuật. 2. Mục đích nghiên cứu thực hiện chủ yếu trong các giờ chính khoá trong nhà trường. Dạy học Mĩ thuật trong nhà trường giúp học sinh có những kiến thức, kĩ năng cơ bản về vẽ hình, vẽ màu, tạo hình, điêu khắc và nghệ thuật không gian. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh học cách sáng tạo, biểu đạt bản thân, có những hiểu biết cơ bản, cảm nhận được vẻ đẹp và đánh giá được sản phẩm/ tác phẩm mĩ thuật. Dạy học Mĩ thuật hiện nay cũng giới thiệu để học sinh làm quen với những vật liệu, công cụ và cách thức tạo hình khác phù hợp với nội dung chủ đề, ý nghĩa và cách phát triển ngôn ngữ mĩ thuật của học sinh. Thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh sẽ tích lũy được những kinh nghiệm và những kiến thức cơ bản về tạo hình, giúp trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về cái đẹp để các em tiếp xúc và làm quen với cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hàng ngày. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Kỹ thuật dạy học tích cực Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh. Một số kỹ thuật dạy học tích cực như: Kỹ thuật “đặt câu hỏi”, kỹ thuật “động não”, kỹ thuật “bản đồ tư duy”, kỹ thuật “bể cá”, kỹ thuật “tranh luận ủng hộ - phản đối”, kỹ thuật “ổ bi”, kỹ thuật “khăn trải bàn”, kỹ thuật “tia chớp” (Phỏng vấn nhanh), kỹ thuật “XYZ”, kỹ thuật “các mảnh ghép” ... Các kỹ thuật dạy học tích cực có thể được áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm. Tuy nhiên chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp. 2.2. Vai trò của các kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học Mĩ thuật Mĩ thuật là một trong những môn học quan trọng, giúp trẻ phát triển tiềm năng bản thân, làm đẹp tâm hồn và tăng tình yêu với nghệ thuật, cái đẹp. Vì vậy, các kỹ thuật dạy học tích cực trong Mĩ thuật sẽ đưa đến cho trẻ nhiều ảnh hưởng tích cực. Dưới đây là một số ưu điểm có thể kể đến: - Giúp trẻ phát triển khả năng nghệ thuật. - Khám phá tiềm năng và khơi dậy niềm đam mê của trẻ. - Làm đẹp tâm hồn, phát triển tính cách tích cực. - Thư giãn sau những giờ học căng thẳng. bố cục. Sự phát triển thể chất tâm lý, trí tuệ của các em thường không đồng đều, không phải em nào cũng có năng khiếu mĩ thuật. Đặc biệt là các em học sinh lớp 1 thường thích vẽ theo suy nghĩ, ý thích của mình hơn là vẽ theo sự hướng dẫn của giáo viên. Nghĩ gì là vẽ đấy, đặt bút vào là vẽ không theo trình tự khuôn khổ nào hết. Một số em khi được mời lên bảng để trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình thì lại ngại ngùng, lúng túng do không biết nói thế nào, ngại đứng trước đám đông, sợ nói sai các bạn sẽ cười chê,... Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, đặc biệt cần tạo sự hứng thú học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh. 3. Thực trạng của việc dạy - học môn Mĩ thuật lớp 1 3.1. Thuận lợi * Đối với giáo viên: - Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của ngành. Đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Mĩ thuật được đào tạo chuẩn hóa hơn về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu trong giảng dạy Mĩ thuật. - Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện tốt để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình. - Cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ phục vụ tốt cho môn học. * Đối với học sinh: Từ thực tế giảng dạy môn Mĩ thuật tôi thấy: Học sinh rất yêu thích môn Mĩ thuật, vì thông qua đó các em được tiếp xúc làm quen với một số tác phẩm hội hoạ nổi tiếng của thiếu nhi không những ở trong nước mà cả của quốc tế. Các em được vẽ tranh, vẽ những gì mình mơ ước, tạo hình những sản phẩm mình yêu thích, tập trung trang trí góc học tập của mình, ... - Do là lớp học đầu tiên của cấp học nên học sinh được gia đình thường xuyên quan tâm đến việc học tập, học sinh đi học đầy đủ. - Đa số các em yêu thích môn học năng khiếu. Các em học tập với tinh thần hăng say, cảm nhận được cái hay, cái đẹp được thể hiện qua nội dung và hình thức mỗi khi các em vẽ một bức tranh hay tạo một sản phẩm mình thích. 3.2. Khó khăn * Đối với giáo viên: - Cơ sở vật chất còn thiếu thốn như: Không có nhiều tài liệu tham khảo, tranh ảnh, đồ dùng dạy học theo phương pháp mới để phục vụ việc giảng dạy. - Đại đa số phụ huynh học sinh còn coi Mĩ thuật là môn học phụ vì vậy phụ huynh thường hướng học sinh tập trung học vào các môn khác, ít cho các em được vẽ tranh dẫn đến tâm lí không tốt cho giáo viên Mĩ thuật. được rằng màu sắc góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp của các sản phẩm nên các em vẽ màu thường không đều màu hoặc chưa có độ đậm, nhạt,... Khảo sát thực tế đầu Học kỳ I năm học 2022 -2023 (trước khi áp dụng kinh nghiệm) trong tổng số 43 học sinh của khối 1, tôi thu được kết quả như sau: BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT Kết quả Tổng số Hoàn thành Chưa hoàn Hoàn thành tốt Khối 1 (Đầu học sinh thành học kỳ I) SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1A 20 11 55% 7 35% 02 10% 1B 23 13 56,5% 8 34,8% 02 8,7% Cộng 43 24 15 04 Kết quả thống kê cho thấy, tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành trong môn Mĩ thuật vẫn còn khá cao, dao động từ 8,7% đến 10%. Điều này cho thấy, học sinh chưa thực sự hứng thú với môn Mĩ thuật. Mặt khác, các em khi tham gia các cuộc thi vẽ tranh do các Cấp phát động như: “Chiếc ô tô mơ ước”, “Ngày hội sắc màu”, ... còn nộp bài chậm, số lượng ít. Một số em không muốn tham gia cuộc thi, nếu có tham gia theo hình thức bắt buộc thì cũng là sự chấp hành và thiếu đi sự nỗ lực và kém hiệu quả. Kết quả nghiên cứu thực trạng là cơ sở đề tôi đề xuất các biện pháp ở phần sau đây. 4. Các biện pháp 4.1. Biện pháp 1: Chuẩn bị và sử dụng tốt đồ dùng dạy - học 4.1.1. Đối với giáo viên Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho giáo viên và học sinh tổ chức hợp lý có hiệu quả, quá trình giáo dục, giảng dạy đối với các môn học trong nhà trường nhằm thực hiện chương trình dạy học. Trong một tiết học muốn vận dụng hiệu quả các kỹ thuật dạy học để gây được hứng thú và sự thích thú cho học sinh thì việc chuẩn bị đồ dùng là rất quan trọng. Giáo viên phải đầu tư cho việc chuẩn bị đồ dùng, thích hợp đáp ứng yêu cầu bài dạy. Đồ dùng phải đáp ứng được tính thẩm mĩ không tùy tiện cẩu thả, đồ dùng phải phong phú và đa dạng. Như vậy mới tạo được sự hứng thú học tập của học sinh. *Ví dụ: Bài “Trái cây bốn mùa ” (2 tiết) Tôi chuẩn bị các đồ dùng tự làm: giỏ trái cây bằng đất nặn với các loại quả khác nhau (quả táo, cam, nho, ổi, dứa, dâu tây .). Các loại trái cây được kết hợp bởi khối tròn (thân quả), khối dẹt (lá) và khối trụ nhỏ (cuống quả). Tôi chuẩn bị thêm đĩa trái cây có các loại quả (mít, lê, bưởi, ...) với màu sắc, kích thước lớn hơn được làm bằng vải nỉ kết hợp với len, sợi, vật liệu tìm được ... để học sinh tưởng tượng ra những chất liệu khác nhau để các em thấy được sự phong phú và vẻ đẹp riêng của từng chất liệu. Từ đó kích thích tính tò mò, tìm tòi muốn khám phá cách tạo sản phẩm mới của học sinh. Sử dụng đồ dùng có hiệu quả, giới thiệu đúng lúc, đúng chỗ là rất quan trọng. Bởi nó giúp học sinh hiểu bài nhanh và chính xác hơn. Nếu đưa quá nhiều đồ dùng cùng một lúc sẽ làm cho học sinh bị phân tán do các em không biết ghi nhớ những hình ảnh nào là quan trọng. Các em không nhớ sẽ thực hiện bước nào là đầu tiên khi thực hành làm bài. Như vậy, đồ dùng dạy học giúp học sinh dễ quan sát và phân tích những bức tranh hoặc sản phẩm tạo hình hơn, góp phần khơi dậy sự hứng thú học tập của các em. 4.1.2. Đối với học sinh Để tiết học Mĩ thuật luôn hấp dẫn, ngoài sự chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên thì sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh cũng rất quan trọng. Bởi khi có đầy đủ đồ dùng học tập các em sẽ tìm hiểu bài tốt hơn, thực hành tạo sản phẩm sáng tạo, tích cực hơn. Cứ đến cuối mỗi tiết học tôi thường dành ít phút để gợi mở cho học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau bằng hình ảnh sản phẩm tiết học sau. Các em sẽ thấy được những nguyên vật liệu để tạo nên sản phẩm đó. *Ví dụ: Bài “Những chiếc lá kì diệu ” (2 tiết) Cuối tiết học của chủ đề 3 tôi cho học sinh xem hình ảnh sản phẩm sáng tạo từ những chiếc lá cây. Tôi giới thiệu sơ qua về sản phẩm, rồi dặn học sinh chuẩn bị những nguyên liệu cho tiết học sau: Sách Học Mĩ thuật, bút chì, tẩy, thước, bút màu, keo dán, kéo, các loại lá cây có hình dáng, màu sắc khác nhau. Tôi khuyến khích học sinh các nhóm chuẩn bị đồ dùng bằng việc thưởng Sao điểm tốt cho nhóm nào chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho tiết học sau. Nhóm nào được thưởng nhiều Sao điểm tốt thì nhóm đó sẽ giành một phiếu đổi quà vào cuối học kỳ của cô giáo. Các bạn chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cũng sẽ được thưởng hình dán ngộ nghĩnh, ai giành được mười hình dán sẽ được nhận một phiếu đổi quà. Vì vậy các em rất hào hứng đến tiết học sau bạn nào cũng chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ. Bởi các em sẽ được thưởng và góp phần cộng Sao điểm tốt cho nhóm mình. Vậy là không còn tình trạng học sinh đi mượn đồ dùng của nhau gây mất trật tự trong lớp nữa. Các em cũng sẽ không còn cảm giác chán nản khi không có đồ dùng để thực hành tạo sản phẩm mình thích. 4.2. Biện pháp 2: Kết hợp dạy học môn Mĩ thuật với Tiếng Anh 4.2.1. Khởi động vui vẻ, hứng khởi Với từng bài khác nhau tôi chọn các bài Khởi động kết hợp giới thiệu bài phù
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_hieu_qua_ky_thuat_day_hoc_tic.docx