SKKN Biện pháp giúp học sinh Lớp 1 rèn luyện kỹ năng sử dụng màu sắc phù hợp khi học môn Mĩ thuật
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giúp học sinh Lớp 1 rèn luyện kỹ năng sử dụng màu sắc phù hợp khi học môn Mĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giúp học sinh Lớp 1 rèn luyện kỹ năng sử dụng màu sắc phù hợp khi học môn Mĩ thuật
ĐỀ TÀI : BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG MÀU SẮC PHÙ HỢP KHI HỌC MÔN MĨ THUẬT I. ĐẶT VẤN ĐỀ : 1. Lí do chọn đề tài : Mĩ thuật là môn học góp phần giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.Với môn học này, học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp từ đó biết cách rèn luyện đôi tay, trí óc của mình để tạo ra cái đẹp. Môn Mĩ thuật đã góp phần cùng các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện bản thân. Vì vậy đã từ lâu môn Mĩ thuật là môn học chính thức trong chương trình giảng dạy ở Tiểu học. Nhưng dạy như thế nào để đạt kết quả tốt, nhất là đối với các em học sinh khối Một mới từ mẫu giáo bước lên. Đó là vấn đề luôn đặt ra cho mỗi giáo viên chuyên Mĩ thuật ở trường Tiểu học. Con người luôn có khát vọng vươn tới cái đẹp, cũng như mỗi người trong chúng ta, trẻ cũng vậy, trẻ em tiếp cận và cảm nhận cái đẹp một cách đầy đủ. Khi trẻ cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc trẻ bắt đầu tiếp xúc với màu sắc, trẻ thích nhìn các màu sắc rực rỡ. Từ đôi mắt nhận biết màu sắc đến bàn tay để vẽ, ở bất kì nơi đâu, lúc nào trẻ cũng thích màu sắc rực rỡ và ngộ nghĩnh. Xung quanh chúng ta, mọi vật đâu đâu cũng có màu sắc, màu sắc thay đổi theo không gian, thời gian, theo sắc thái tình cảm của con người. Màu sắc là hiện tượng phong phú nhất mà con người nhận biết được liên tục hàng ngày. Thông thường mắt con người biết vô vàn màu sắc và màu sắc đó luôn biến đổi. Trong hội họa màu sắc quyết định đến thành công của tác phẩm, không có màu đẹp hay xấu mà chỉ có màu đặt không đúng chỗ mà thôi. Màu sắc và cách sử dụng màu sắc đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng là rất quan trọng, các em có thể hiểu được màu sắc do đâu mà có và sự chuyển hóa của màu sắc trong thiên nhiên cũng như tầm quan trọng của màu sắc trong cuộc sống, làm cho cuộc sống vui hơn đẹp hơn, phong phú hơn. Màu sắc chính là ngôn ngữ trong nghệ thuật hội họa, màu sắc nói lên nội dung cũng như cái hồn, cái thần bí của bức tranh, làm cho bức tranh trở nên sinh động hơn. Với một giáo viên mĩ thuật thì việc tìm hiểu cũng như cách rèn cho học sinh có kiến thức đầy đủ hơn, vững vàng hơn về màu sắc là việc làm không thể thiếu trong giảng dạy bộ môn Mĩ thuật này. Thực tế qua khảo sát tại trường Tiểu học Vạn Khánh 1 có trên 50% số học sinh sử dụng màu sắc chưa phù hợp. Bài vẽ có hình ảnh đẹp, phong phú và ngộ nghĩnh nhưng do chưa dùng màu sắc phù hợp để vẽ nên bài vẽ không được đẹp và không còn sinh động nữa. Khi được hỏi, các em trả lời “ Em thích màu nào thì em tô màu đó”. Bản thân tôi là 1 giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật tại trường Tiểu học Vạn Khánh 1, tôi luôn trăn trở tìm những phương pháp tốt nhất để giúp các em biết cách vẽ màu phù hợp làm cho bài vẽ đẹp hơn, sinh động hơn, học tập tốt hơn đối với bộ môn năng khiếu này. Đó là lý do tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Biện pháp giúp học sinh lớp 1 rèn luyện kỹ năng sử dụng màu sắc thích hợp khi học môn Trang 1 - Thực trạng kết quả học vẽ của học sinh lớp 1 thông qua bài thực hành. - Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp học sinh lớp 1 sử dụng màu sắc phù hợp. 4.2/ Phương pháp nghiên cứu : - Nghiên cứu tài liệu. - Khảo sát điều tra thực tế qua tiết dạy. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp hướng dẫn kĩ năng vẽ màu. - Phân tích đánh giá kết quả sản phẩm của học sinh. 5. Giới hạn ( phạm vi ) nghiên cứu: Đề tài sáng kiến kinh nghiệm được vận dụng giảng dạy trong các lớp 1A, 1B trường tiểu học Vạn Khánh 1. 6.Điểm mới trong đề tài nghiên cứu : Điểm mới của đề tài : “Biện pháp giúp học sinh lớp 1 rèn luyện kỷ năng sử dụng màu sắc thích hợp khi học môn mĩ thuật” Trong đề tài này ngoài một số nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên mĩ thuật cần phải thực hiện trong quá trình rèn kỷ năng vẽ màu cho học sinh. Bản thân tôi đã xây dựng một số giải pháp mang tính khả thi như: - Tạo mối quan hệ mật thiết giữa Cô- trò, sự đoàn kết hợp tác nhóm cùng giúp nhau tiến bộ, hình thành một quá trình phát triển toàn diện hơn. - Xây dựng kế hoạch dạy học mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch mới với với các chủ đề cụ thể nhằm phát huy tính sáng tạo, rèn kỷ năng vẽ màu có hiệu quả hơn. - Xây dựng cho học sinh một thái độ học tập rèn luyện một cách độc lập hơn , sự giúp đỡ nhau trong quá trình rèn luyện. Năng khiếu cũng được bộc lộ trong quá trình thực hành của học sinh ở trên lớp và ở gia đình. + Tạo ra một môi trường sư phạm lành mạnh, đoàn kết, tin yêu nhau hơn. II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 1.Cơ sở lý luận. Mĩ thuật là một môn dạy-học nghệ thuật. Giáo viên dạy mĩ thuật là người có năng khiếu, ngược lại không phải học sinh nào cũng có năng khiếu đặc biệt là học sinh lớp 1. Học sinh khối lớp một là lớp nhỏ nhất trong bậc tiểu học mới từ mẫu giáo bước lên. Việc dạy một bộ môn năng khiếu cho các em là hết sức khó khăn vai trò của người giáo viên rất lớn. Giáo viên không thể nào đặt mục tiêu là phải đào tạo các em thành họa sĩ mà đơn giản là cung cấp cho các em những kiến thức ban đầu, dạy các em biết cách sử dụng màu sắc sao cho phù hợp ngay từ bật đầu tiên của tiểu học. Trang 3 Về trang thiết bị giảng dạy tại trường tôi thì tương đối đầy đủ, đảm bảo cho hoạt động dạy và học. Đa số học sinh ở trường tôi đều ham thích môn Mĩ thuật, tranh vẽ của các em khá ngộ nghĩnh và hồn nhiên, tươi sáng. Trường đã có phòng cho các bộ môn, phòng mĩ thuật đẹp thoáng mát và trang bị nhiều tranh thiếu nhi cho học sinh xem. 2. 2/ Khó khăn: Một số phụ huynh chưa quan tâm đế việc học vẽ của con mình mà chỉ chú ý đến các môn toán, tiếng việt là chính. Đối với lứa tuổi học sinh khối lớp Một, các em cảm nhận màu sắc máy móc rập khuôn từ bậc mầm non như: lá cây nhất thiết phải màu xanh, thân cây màu nâu, quả có màu đỏ hoặc vàng ... Màu sắc các em dùng tuy rực rõ nhưng lòe loẹt, khô khan. 3. Các giải pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề: 3.1/ Thường xuyên quan tâm, giáo dục học sinh biết yêu thích cái đẹp: Mĩ thuật là hoạt động mang tính trừu tượng, tư duy và sáng tạo nhưng rất thiết thực đối với học sinh. Đồng thời, nó cũng là môn học hay và bổ ích tác động đến đời sống tinh thần của các em. Qua môn Mĩ thuật học sinh thấy được vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen với cái đẹp, thể hiện cái đẹp và vận dụng nó vào học tập cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các em. Tôi đưa những bức tranh đẹp của học sinh cũng như của các họa sĩ để các em tham khảo. Việc động viên, khuyến khích là điều kiện cần thiết với việc học của học sinh, tạo được niềm tin cho các em, từ đó các em tự tin vào bài vẽ của bản thân. Giúp học sinh biết phát huy tối đa khả năng mĩ thuật của mình. Trong tiết dạy tôi luôn cung cấp cho học sinh một kiến thức nhất định, từ đó cho các em một trình độ văn hóa mĩ thuật cơ bản nhất, hiểu biết một cách đơn giản nhất về môn Mĩ thuật, có thái độ nhận thức đúng đắn về đời sống yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, từ đó sẽ làm tăng thêm tư duy sáng tạo nghệ thuật và thị hiếu thẩm mĩ của học sinh. 3.2/ Yêu cầu học sinh nhớ ba màu cơ bản, dần dần nhận biết được các màu nhị hợp và biết được mười hai màu trong hộp màu, cao hơn nữa là biết phân biệt màu đậm, màu nhạt. Màu sắc đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng có ý nghĩa rất lớn trọng trong việc giáo dục tính cẩn thận, khéo léo trong học tập cũng như nhận thức thẩm mỹ của học sinh. Mặc dù từ bậc Mầm non các em đã nhận biết được ba màu cơ bản (đỏ, vàng và xanh lam) nhưng ở độ tuổi này, các em còn quá nhỏ để ghi nhớ lâu dài và bền vững được, vì vậy việc nhắc nhở thường xuyên cho các em là một việc làm hết sức cần thiết. a/Nhớ ba màu cơ bản (đỏ, vàng và xanh lam): là ba màu có sẵn trong thiên Trang 5 Khi giảng dạy, việc chuẩn bị bài tham khảo là việc làm hết sức cần thiết, những bài mẫu là một thực tế sinh động giúp học sinh rất nhiều trong việc tư duy đến khả năng cảm nhận màu sắc của các em. Ngoài việc sử dụng các bài mẫu trong sách giáo khoa tôi còn vẽ màu và chuẩn bị các bài vẽ màu khác nhau để phục vụ cho việc giảng dạy của bản thân mình. Tôi luôn chuẩn bị những bức tranh đẹp và không đẹp của học sinh để làm đối chứng. Khi hướng dẫn học sinh vẽ màu, tôi gợi ý cho học sinh biết cách chọn màu, tô màu, phối màu một cách hợp lý theo trình tự từ mức độ thắp đến nâng cao. b/Hướng dẫn học sinh cách tô màu đơn giản: Tô màu đều gọn trong khung hình và làm rõ nội dung chính: Nhắc học sinh không nên sử dụng quá nhiều màu trong một bài vẽ, chỉ sử dụng 4 đến 5 màu để tránh bị chi phối ( loạn màu sắc). Ví dụ chủ đề: “ con vật em yêu” bài 19, 22, 23, 25, 29. Bài 25 Vẽ màu vào hình tranh dân gian, bài thực hành : Vẽ màu vào hình vẽ “Lợn ăn cây ráy” ( tranh dân gian Đông Hồ) Đối với bài này tôi chuẩn bị kỹ nội dung và các đồ dùng như: tranh photo lớn “ Lợn ăn cây ráy” để học sinh có thể quan sát rõ khi tôi hướng dẫn, giới thiệu cho học sinh biết xuất xứ cũng như nguồn gốc của bức tranh này. Ở bài này cần giới thiệu cho học sinh biết “ Lợn ăn cây ráy” là một trong những bức tranh dân gian Đông Hồ, tranh đã có từ rất lâu đời và được truyền từ đời này sang đời khác. Tranh được in ra thành nhiều bản và được bán nhiều trong dịp Tết nên được gọi là tranh Tết. Màu sắc trong tranh được lấy từ tự nhiên như: màu đen lấy từ than lá tre, than rơm; màu trắng lấy từ vỏ con sò, con điệp ở biểnĐể bài vẽ màu của học sinh đạt hiệu quả tôi hướng dẫn và gợi ý cho các em nhận ra các hình vẽ trong tranh như: Hình dáng con lợn như thế nào? ( Con lợn to, mắt híp, mũi to, trên lưng Trang 7 +Nếu tô nhiều màu sắc em cần chú ý điều gì? Thông qua tranh và hệ thống câu hỏi gợi mở học sinh sẽ nhận ra: dù tô nhiều màu hay ít màu cần chú ý đến mức độ đậm nhạt thì mới có thể tạo ra sản phẩm đẹp, sáng tạo. Hướng học sinh dùng màu đi lại các nét chính mục đích là để trong quá trình tô màu sẽ không làm mất nét. Khi tô màu tôi không yêu cầu các em phải chọn ít màu hay đòi hỏi các em phải tô gọn gàng, điều tay như lúc đầu, thay vì điều đó tôi cho các em tô màu một các tự do, sáng tạo riêng và hướng các em chọn màu có đậm có nhạt. Trong quá trình thực hành giáo viên luôn động viên, giúp đỡ học sinh khó khăng. Tăng cường hợp tác nhóm để học sinh càng gần nhau, có cơ hội tự điều chỉnh, học hỏi màu sắc lẫn nhau giúp nhau cùng tiến bộ. 3.3/ Cho học sinh so sánh với các mẫu vật thật: Màu sắc luôn hấp dẫn, lôi cuốn các em học sinh Tiểu học nói chung và học sinh khối lớp Một nói riêng. Trong một bức tranh màu sắc là sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và lý trí, màu sắc tạo nên linh hồn và vẻ đẹp cho bức tranh. Độ đậm nhạt của màu sắc phụ thuộc vào màu đặt cạnh nó, hay nói cách khác là một màu nào đó nếu không được đặt cạnh các màu phù hợp thì nó sẽ trở trên đơn độc và không thể phát huy hết được hiệu quả của nó. Chính vì vậy việc phối màu hợp lý sẽ làm cho bức tranh trở nên hoàn hảo hơn, làm cho màu bên cạnh trở nên đẹp hơn, quý hơn và mạnh hơn. Ví dụ: khi đặt hai màu xanh lá cây gần màu đỏ thì xanh càng xanh và đỏ càng đỏ hơn, nhưng ngược lại nếu đặt màu đỏ ấy cạnh màu vàng thì sẽ làm cho đỏ trở nên tươi sáng hơn, rực rỡ hơn. Chính điều này đòi hỏi người giáo viên phải hướng dẫn các em tô màu và phối màu sao cho phù hợp với bố cục cũng như nội dung của bức tranh. Vì vậy việc hướng dẫn học sinh vẽ màu cần khéo léo và tế nhị, chỉ mang tính chất gợi ý động viên, khích lệ, trách ép học sinh vẽ màu theo ý của giáo viên hoặc bắt chước các bức tranh mẫu, phải đề cho các em tự do vẽ theo ý thích mà vẫn đảm bảo sự hợp lý và phù hợp khi sử dụng màu. Có như vậy các em mới phát huy hết năng lực của bản thân và bộc lộ rõ mình. Ví dụ: Bài 7: vẽ màu vào quả ( trái ) cây Trang 9
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_ren_luyen_ky_nang_su_dung.doc