SKKN Một số biện pháp nâng chất lượng dạy - Học trong tiết giới thiệu tác phẩm theo chủ đề Mĩ thuật Lớp 1

docx 27 trang sklop1 12/11/2023 1590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng chất lượng dạy - Học trong tiết giới thiệu tác phẩm theo chủ đề Mĩ thuật Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng chất lượng dạy - Học trong tiết giới thiệu tác phẩm theo chủ đề Mĩ thuật Lớp 1

SKKN Một số biện pháp nâng chất lượng dạy - Học trong tiết giới thiệu tác phẩm theo chủ đề Mĩ thuật Lớp 1
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 Mã SKKN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIÊN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC TRONG
TIẾT GIỚI THIÊU TÁC PHẨM THEO CHỦ ĐỀ MĨ THUẬT LỚP 1
 Lĩnh vực : Mĩ thuật
 Cấp học : Tiểu học
 NĂM HỌC 2016- 2017 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
 Mĩ thuật là phân môn có vị trí quan trọng trong giáo dục thẩm mĩ, dạy 
học Mĩ thuật ở tiểu học giúp cho học sinh được tiếp xúc làm quen với những 
giá trị thẩm mĩ. Từ đó phần nào giúp cho học sinh biết vận dụng những kiến 
thức đã học vào trong các phân môn khác cũng như trong cuộc sống hàng 
ngày thông qua giao tiếp và ứng xử của mình.
 Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo, để giúp cho trẻ hình thành 
nhân cách và phát triển toàn diện, từ đó hình thành và phát triển các kĩ năng 
sử dụng ngôn ngữ tạo hình trong các tác phẩm mĩ thuật. Chính từ những 
điều trên cho thấy giáo dục thẩm mĩ là một yếu tố vô cùng cần thiết.Thông 
qua môn học Mĩ thuật các em được trang bị thêm cho mình những kiến thức, 
kĩ năng cơ bản về hội họa cũng như ứng dụng vào các môn học khác. Từ 
đó, phát huy khả năng sáng tạo và tính thẩm mĩ trong các em.
 Phân môn Mĩ thuật có vị trí quan trọng trong việc hình thành và phát 
triển các năng lực cho học sinh cũng như các giác quan, kĩ năng sống, kinh 
nghiệm, và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự 
học và tựu đánh giá. Bộ giáo dục và đào tạo thực hiện theo nghị quyết số 
29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa
- hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ 
nghĩa và hội nhập quốc tế. Năm học 2014 - 2015, Bộ giáo dục và đào tạo 
chỉ đạo triển khai thí điểm phương pháp dạy - học Mĩ thuật mới sử dụng 
những quy trình của SAEPS ở tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc dưới 
sự hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch. Năm học 2016 - 2017 tại trường Tiểu 
học nơi tôi công tác cũng như trên toàn Quận, đã chính thức áp dụng hoàn 
toàn theo phương pháp dạy học mới này sau thời gian được thử nghiệm tại 
các trường tiểu học ở một số thành phố, tỉnh thành đại diện cho các vùng 
miền trên cả nước. Dự án đã chứng minh tính ưu việt và sự phù hợp với nhu 
cầu đổi mới dạy - học Mĩ thuật cấp tiểu học ở Việt Nam. Phương pháp dạy 
học mới lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương tác, tư duy sáng 
tạo và phát triển nhận thức. Để từ đó các em có thể hình thành và phát triển 
ba năng lực cốt lõi:
- Sáng tạo Mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân (suy nghĩ, tình cảm, mong 
 muốn...).
- Hiểu, cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm/tác phẩm mĩ 
 thuật được thể hiện trong các chủ đề.
- Giao tiếp/trao đối, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩ thông qua sản phẩm/tác 
 phẩm mĩ thuật.
 Cùng với việc phát triển những năng lực nói trên học sinh cũng có thể 
phát triển các giác quan, kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học tiết giới thiệu sản phẩm 
lớp 1 bao gồm những đối tượng sau:
- Nội dung dạy học Mĩ thuật lớp 1: Sách giáo khoa Mĩ thuật 1, sách giáo 
 viên Mĩ thuật 1, một số sách tham khảo về dạy vẽ Mĩ thuật - tiết dạy học 
 sinh giới thiệu sản phẩm.
- Thực trạng dạy - học tiết giới thiệu sản phẩm lớp 1.
- Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp Đan 
 Mạch phân môn Mĩ thuật lớp 1.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học tiết giới 
 thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật lớp 1 ở trường Tiểu học.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 10/2016 đến 4/2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện đề tài này tôi đã đã thực hiện các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê số liệu, đối chiếu
 B. NỘI DUNG
 I. Thực trạng về việc dạy - học giới thiệu tác phẩm phân 
 môn Mĩ thuật lớp 1
 1. Thực trạng dạy trong tiết Giới thiệu tác phẩm theo chủ đề phân 
 môn Mĩ thuật lớp 1 của giáo viên:
 Qua thực tế giảng dạy của bản thân và tìm hiểu các đồng nghiệp về 
 dạy học cho học sinh giới thiệu tác phẩm qua phân môn Mĩ thuật lớp 1 
 ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy về phía giáo viên có một số ưu điểm và 
 tồn tại như sau:
 1.1. Ưu điểm
- Giáo viên đã tìm hiểu kĩ bài dạy và tôn trọng phương pháp dạy học mới: 
 ““Thầy thiết kế, trò thi công”, lấy học sinh làm trung tâm.
- Biết cách lập kế hoạch và tổ chức những quy trình dạy học hiệu quả và 
 tích cực tại môi trường ở lớp học.
- Biết tổ chức và dạy mĩ thuật một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với 
 văn hóa, cơ sở vật chất nơi mình công tác. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1 
 chưa biết giới thiệu sản phẩm hay biết giới thiệu sản phẩm nhưng chưa 
 tự tin, linh hoạt.
 Trước hiện trạng nêu trên, tôi đã phân tích và tự đặt ra cho mình 
 câu hỏi: Phải làm gì và làm như thế nào để hạn chế tình trạng trên, dần 
 khắc phục, nâng cao chất lượng diễn đạt từ tạo hình đến sang ngôn ngữ 
 nói cho học sinh. Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu dù thời gian áp 
 dụng chưa nhiều nhưng tôi cũng đã rút ra được mốt số kinh nghiệm cho 
 mình. Ở mỗi giai đoạn tôi đều lấy kết quả học sinh đã đạt được để đối 
 chứng với kết quả giai đoạn trước xem hiệu quả của việc áp dụng các 
 biện pháp trong quá trình dạy học của mình.
 I. Nội dung dạy - học tiết giới thiệu sản phẩm theo chủ đề 
 phân môn Mĩ thuật lớp 1
 Nội dung dạy tiết giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật lớp 1 chính 
 là những bài tạo sản phẩm theo chủ đề được học sinh học và làm quen ở 
 những tiết tạo hình theo cá nhân và theo nhóm trong các tiết học trước. 
 Nhưng tiết giới thiệu sản phẩm khác với những tiết trước đó là không sử 
 dụng ngôn ngữ tạo hình nữa, từ ngôn ngữ tạo hình thể hiện khả năng sử 
 dụng ngôn ngữ, lời nói là thế mạnh (người học lấy thuyết trình, thể hiện 
 cảm xúc bằng lời nói).
 ví dụ: Khi dạy theo chủ đề "Sắc màu em yêu" chia làm 2 tiết học, với 
 thời gian như chủ đề trên giáo viên cho học sinh quan sát tranh, hoạt 
 động theo nhóm và tiết 2 sẽ cho học sinh củng cố bài, giới thiệu sản 
 phẩm của mình/của nhóm mình. Chủ đề này giáo viên dùng phương pháp 
 gợi mở, trực quan, luyện tập kết hợp thực hành và được tổ chức dưới 
 hình thức hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Tổ chức trưng bày, giới 
 thiệu và đánh giá sản phẩm, giáo viên giúp học sinh trưng bày sản phẩm 
 và gợi ý cho học sinh qua câu hỏi gợi mở:
 + Em có thấy thích thú khi vẽ màu không?
 + Kể cho cô và các bạn xem những hình ảnh nào có trong bài của mình?
 Có thể kết hợp cho các bạn học tập lẫn nhau, đặt câu hỏi cho bạn theo 
 hướng dẫn của giáo viên:
 + Bạn đã thực hiện những cánh hoa màu sắc như thế nào? hướng dẫn 
 giúp mình làm được bông hoa đẹp như bạn được không? Cũng có thể kết hợp thêm trò chơi trong chủ đề này như: Hát bài hát có 
 hình ảnh ông Mặt Trời và kể về ông qua bài hát vừa thể hiện.
 Những nội dung dạy học nói trên được thông qua các hình thức 
 luyện tập chủ yếu sau:
- Hình thức gợi mở: Khi dạy tiết học Giới thiệu sản phẩm giáo viên giúp 
 học sinh thế nào là Giới thiệu sản phẩm qua ngôn ngữ nói. Giáo viên cần 
 chú ý giải thích thêm để học sinh hiểu và phân biệt được giữa Giới thiệu 
 sản phẩm qua tạo hình, sắm vai nhân vật trong tác phẩm sẽ khác với diễn 
 kịch hay làm MC dẫn chương trình trên sân khấu.
- Khi học tiết Giới thiệu sản phẩm, thông qua ngôn ngữ tạo hình được diễn 
 đạt bằng lời nói, học sinh có thể học bằng cách nói chuyện, nghe và thảo 
 luận. Qua ngôn ngữ hình ảnh sẽ có cách giới thiệu theo từng suy nghĩ 
 của mỗi học sinh dù cùng một hình ảnh.
- Ngược lại, với một diễn viên hay một người dẫn chương trình chỉ cần 
 làm đúng như kịch bản yêu cầu và lột tả được cảm xúc nhân vật thể hiện 
 là xem như đã thành công.
 Như vậy, cùng là cách diễn, cách thuyết trình; cùng là ngôn ngữ nói 
 và đều phải lột tả cảm xúc, ngôn ngữ khi thể hiện nhưng khi giới thiệu 
 sản phẩm của mình thông qua tác phẩm của mình, của bạn học sinh sẽ 
 được thỏa sức thể hiện sự sáng tạo dù cùng là một nội dung hình ảnh. 
 Các em trực tiếp nhận ra mặt được và chưa được của mình khi Giới thiệu 
 sản phẩm nhờ vào sự nhận xét, góp ý của các bạn và giáo viên.
 Hình thức Giới thiệu sản phẩm thông qua lời nói, cách diễn đạt từ 
 ngôn ngữ hình ảnh tới ngôn ngữ lời nói. Hỗ trợ các em hình thành và 
 phát triển các năng lực của mình, tác động qua lại lẫn nhau trong các tiết 
 học cùng một chủ đề.
 Dự án SAEPS đã đem đến cho các giáo viên dạy cảm hứng để hỗ 
 trợ học sinh phát triển khả năng tiếp thu thẩm mĩ và sáng tạo, bằng cách 
 khuyến khích các em trải nghiệm để hình thành và phát triển các năng 
 lực ở cá nhân. Cụ thể như sau: cách khác giáo viên có vai trò quan trọng cho sự thành công mỗi tiết học. 
 Nhà trường sẽ quản lí và bao quát chung việc vận dụng dạy học theo 
 phương pháp mới đạt hiệu quả tối ưu nhất. Điều này được thể hiện theo 
 mô hình dưới đây:
 ĐẦU VÀO ĐẦU RA
 Chương trình Kiểm tra
 Năng lực Kết quả
 Nhìn mô hình trên cho thấy tất cả những điều thể hiện tạo thành một 
 thể thống nhất. Khi xây dựng kế hoạch dạy - học, giáo viên cần phải chú 
 ý và quan tới:
 Mục tiêu bài 
 học
 Nội dung Điều 
 kiện tiên quyết
 Môi trường 
 Quá trình học 
 Đánh giá
 Trong dạy học nói chung và trong dạy Mĩ thuật nói riêng, phương 
 pháp dạy học gắn liền với phương tiện dạy học - đó chính là tập hợp 
 những đồ dùng dạy học, hình thức tổ chức dạy học được giáo viên sử 
 dụng để điều khiển nhận thức của học sinh. Các phương tiện dạy học hỗ 
 trợ không nhỏ đến hiệu quả khi dạy học vẽ tạo hình đến thuyết trình sản 
 phẩm . Để làm được điều đó người giáo viên cần phải:
- Tạo điều kiện để học sinh học qua nhiều kênh.
- Chú ý đến phong cách học của từng học sinh. kiện cho các em tiếp xúc, làm quen từ đó truyền bá cho nhau, giao tiếp 
với nhau cũng như giải mã những thông tin mang tính hình ảnh như: tin 
tức, quảng cáo hoặc hoạt động giải trí qua ngôn ngữ tạo hình. Học sinh 
sẽ thảo luận và đánh giá các hoạt động tại lớp học. Trong suốt quy trình, 
giáo viên và học sinh sẽ thảo luận mục đích và kết quả qua từng bước 
cho đến khi có sản phẩm cuối cùng. Sau mỗi quy trình như thế, giáo viên 
sẽ cùng học sinh đánh giá chất lượng sản phẩm được tạo ra cũng như 
hiệu quả xuyên suốt quá trình học tập.
 Nếu so với những tiết học trước thì tiết giới thiệu sản phẩm không 
còn là tiết tạo hình ảnh nữa mà các em sẽ phải thể hiện qua ngôn ngữ 
nói. Điều này sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi mình đứng trước đám đông 
và nói để thu hút được các bạn quan tâm, hiểu được sản phẩm của 
mình/nhóm mình thể hiện. Chưa kể, còn chuẩn bị tâm lý cho phần các 
bạn trao đổi và nhận xét về sản phẩm của mình, nhóm mình thể hiện đạt 
được kết quả mong muốn. Với tiết học này, cùng lúc sẽ phát triển rất 
nhiều các kĩ năng và còn phát triển thêm các giác quan, các kĩ năng sống, 
các năng lực hợp tác, kinh nghiệm và năng lực giải quyết vấn đề, năng 
lực tự học và tự đánh giá.
 Nếu so với những tiết học khác thì hoạt động của giáo viên trong 
giờ Giới thiệu sản phẩm có vẻ “chìm hơn”. Giờ học Giới thiệu sản phẩm 
lúc này thực sự trở thành “sân chơi” của học sinh. Giáo viên không phải 
đưa ra các hình vẽ minh họa hay hướng dẫn từng học sinh thể hiện sản 
phẩm của mình mà chỉ nghe học sinh giới thiệu, nhận xét về sản phẩm 
của mình/của bạn, hướng dẫn các em cách trao đổi về cách nhận xét sản 
phẩm. Tuy vây, chúng ta không nên nghĩ rằng trong những giờ học này 
giáo viên không đóng vai trò gì cả, không tác động gì đến kết quả “cuộc 
chơi” của học sinh. Ngược lại, có thể nói giờ học không thể thành công 
nếu thiếu tác động của giáo viên. Chính vì thế mà mỗi lần đến tiết Giới 
thiệu sản phẩm, tôi luôn chú trọng vai trọng vai trò tổ chức của mình. 
Đó là giúp đỡ học sinh trong quá trình chuẩn bị sản phẩm của mình, của 
nhóm mình lên giới thiệu, tổ chức và khích lệ học sinh tự tin lên trình 
bày bằng những lời khen, câu hỏi gợi ý hay sự cổ vũ của các bạn trong 
lớp. Kết hợp khích lệ các bạn ở dưới quan sát theo nhóm và theo lớp, tổ 
chức việc đánh giá sản phẩm của học sinh sẽ cho ta biết được kết quả 
truyền đạt và sự thành công của giáo

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_chat_luong_day_hoc_trong_tiet_gio.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp nâng chất lượng dạy - học trong tiết giới thiệu tác phẩm theo chủ đề Mĩ thuật.pdf