SKKN Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào việc giáo dục-rèn luyện đạo đức cho HS trường Tiểu học trong giai đoạn Cách mạng hiện nay
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào việc giáo dục-rèn luyện đạo đức cho HS trường Tiểu học trong giai đoạn Cách mạng hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào việc giáo dục-rèn luyện đạo đức cho HS trường Tiểu học trong giai đoạn Cách mạng hiện nay
A. PHẦN MỞ ĐẦU I/ Bối cảnh của đề tài: Xây dựng đất nước là sự nghiệp toàn diện và sâu sắc, trong đó xây dựng con người và phát huy nhân tố con người có ý nghĩa quyết định. Tầm quan trọng đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa “vừa hồng” “vừa chuyên”, tức là có đủ đức và tài, trong đó đức là gốc. Người khẳng định thế hệ trẻ là người chủ tương lai của đất nước và xem các em như “cái mầm” “cái búp”, luôn cần đến sự bảo vệ, chăm sóc đúng đắn để phát triển đúng hướng. Cho nên Người đã quan tâm sâu sắc đến việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng. Từ tấm lòng bao la và trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã xây dựng, vun bồi các lớp thế hệ trẻ nước ta kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha anh, đưa nước ta từng bước vươn lên sánh vai cùng các cường quốc năm Châu. Ngày nay nước ta tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa trong xu thế hội nhập toàn cầu, vấn đề bảo vệ, giữ gìn bản sắc dân tộc nói chung, giá trị đạo đức nói riêng là mối quan tâm hàng đầu trong việc giáo dục, nhất là giáo dục thế hệ trẻ. Sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến các lĩnh vực đời sống xã hội. Qua nghiên cứu thực tế học sinh trường Tiểu học An Thạnh 2, mà bản thân tôi đang làm công tác quản lý. Nhận thấy học sinh của nhà trường trong thời gian qua còn nhiều biểu hiện vi phạm đạo đức như chưa ngoan với ông bà, cha mẹ, thầy cô, ý thức kỷ luật chưa tốt, thiếu lịch sự, hư hỏng, thậm chí còn vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng xã hội và uy tín của ngành giáo dục. II/ Lý do chọn đề tài: Với tầm quan trọng của đạo đức và giáo dục đạo đức, trong quá trình hình thành nhân cách học sinh; trước nguy cơ xâm nhập các tệ nạn xã hội vào nhà trường; trước yêu cầu cấp bách của việc đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi việc giáo duc-rèn luyện đạo đức cho học sinh càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Là người làm công tác quản lý giáo dục phải thấm nhuần truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam là: “Quý trọng đạo đức, nhân cách làm người”. Chính vì thế mà đạo đức, nhân cách, hành vi, lối sống của học sinh là điều cần giáo dục trước khi trang bị kiến thức khoa học cho các em. Đó là băn khoăn trăn trở của bản thân, tôi quyết định nghiên cứu để xây dựng các giải pháp giáo dục hữu hiệu nhất. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào việc giáo 1 - Thể hiện tình yêu thương giúp đỡ các em khi gặp khó khăn. B. PHẦN NỘI DUNG I/ Cơ sở lý luận: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích hạnh phúc của mình và sự tiến bộ xã hội trong quan hệ người với người, người với tự nhiên. Đạo đức là một phạm trù lịch sử, kết quả của quá trình phát triển xã hội loài người. Đạo đức thuộc kiến trúc thượng tầng, chịu sự quy định bởi cơ sở hạ tầng. Do tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, nên trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang tính giai cấp. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, chuẩn mực đạo đức của giai cấp thống trị chiếm vị trí chi phối đạo đức xã hội. Giáo dục đạo đức cùng với công tác tư tưởng chính trị trong nhà trường là nhiệm vụ chính trị hàng đầu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trung tâm- nhiệm vụ chuyên môn nhất là trong tình hình mới hiện nay, khi các tuyền thống trong xã hội bị xói mòn, tệ nạn xã hội đang len lỏi, xâm nhập vào nhà trường. Cấp Tiểu học, cấp có giá trị nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường Tiểu học là nơi đặt những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng nhân cách toàn diện cho học sinh. Giáo dục đạo đức cho học sinh thế hệ mới, chủ nhân tương lai của nền khoa học công nghệ hiện đại càng có vị trí quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện. Bằng những phương pháp luận, bản thân sẽ tác động đến từng đối tượng học sinh, để giúp các em thực hiện tốt các nguyên tắc chuẩn mực của xã hội thông qua hành vi ứng xử, giao tiếp, sinh hoạt, học tập hàng ngày nghĩa là nhờ giáo dục đạo đức mà học sinh sẽ dần hoàn thiện mình hơn vì các hành vi đạo đức từng lúc được điều chỉnh, được bổ sung hình thành một nhân cách. Nhân cách và hành vi mẫu mực đó được xã hội công nhận. Và đó cũng là một mục tiêu giáo dục tiểu học. Để hoàn thiện một nhân cách, một lối sống, phải có quá trình trau dồi rèn luyện và gìn giữ để hình thành và phát triển. Chính vì thế mà ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em phải được uốn nắn, dìu dắt một cách phù hợp để hình thành ở các em những hành vi cơ bản về chuẩn mực đạo đức giúp các em nhận biết đúng-sai; tốt- xấu và từ đó các em thể hiện được hành vi đúng. Thế nên, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh luôn mang tính thống nhất và toàn diện, thống nhất giữa đạo đức và chính trị, giữa tư tưởng, hành động, lời nói, việc làm, thống nhất giữa đức với tài, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời 3 đời sống học sinh. Giúp học sinh nhận thức được cái đúng - cái sai; cái tốt - cái xấu; cái thiện - cái ác. - Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức: Bồi dưỡng, giúp học sinh hình thành cảm xúc, tình cảm đạo đức tích cực, bền vững, từ đó hình thành đạo đức cho các em. - Giáo dục hành vi thói quen đạo đức: Giúp học sinh rèn luyện thói quen hành vi đúng chuẩn mực, biết hành động phù hợp. Để thực hiện tốt những phương hướng giáo dục trên, đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường để học sinh thường xuyên được vận dụng và thực hành trong các mối quan hệ theo đúng chuẩn mực đạo đức. Vì phẩm chất đạo đức của con người không tự nhiên mà có, không do có tài mà thành, mà phải trải qua học tập, rèn luyện mới được như: “ Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. 2. Một số biện pháp cơ bản để giáo dục- rèn luyện đạo đức học sinh trường Tiểu học An Thạnh 2: Giáo dục đạo đức học sinh là một trong các mặt giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung, của trường Tiểu học An Thạnh 2 nói riêng. Đó là công việc của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Và phải được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau: Bằng con đường dạy học trên lớp; thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp 2.1. Giáo dục đạo đức bằng con đường dạy học trên lớp Thông qua các môn học, mỗi môn học có vai trò khác nhau trong việc thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh, trong đó đặc biệt là môn đạo đức có vai trò rất quan trọng, vì: + Cung cấp kiến thức đạo đức (chuẩn mực đạo đức) một cách khoa học. + Giúp học sinh hiểu ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức, từ đó có thái độ tiếp nhận, lựa chọn cách ứng xử phù hợp, rèn luyện hành vi. + Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, thói quen hành vi đạo đức đúng mực. Các môn học khác có thể tích hợp nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh, việc tích hợp này có vai trò rất quan trọng, góp phần giáo dục định hướng chung bằng con đường dạy học trên lớp. 2.2 Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp 2.2.1 Hoạt động theo chủ điểm 5 Là tiết chính khóa, được xác định trong thời khóa biểu vào cuối tuần dành cho việc sinh hoạt lớp, sinh hoạt Sao nhi đồng, Đội thiếu niên nhằm giúp học sinh đánh giá lại các hoạt động trong tuần và định hướng hoạt động tuần tới, giúp học sinh rèn luyện ý thức, năng lực tự quản và tinh thần tập thể. Do vậy, vai trò của giáo viên rất quan trọng, là người chỉ đạo về nội dung và hình thức tổ chức. 2.3 Giáo duc-rèn luyện đạo đức học sinh thông qua việc kết hợp với gia đình Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của con người. Ngoài việc cùng với nhà trường chăm lo giáo dục con em mình, mỗi thành viên còn cần phải thương xuyên tự giáo dục để làm tốt chức năng giáo dục con em. Người lớn phải là tấm gương đạo đức cho trẻ em. Trong gia đình, cha mẹ có uy quyền trước con cháu, do đó sự gương mẫu của các bậc cha mẹ tạo nên niềm tin, là động lực thôi thúc, khích lệ con cháu phấn đấu noi theo để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình. Mọi hoạt động trong gia đình đều có ảnh hưởng đến sự hình thành đạo đức trẻ. Do đó, hàng năm nhà trường đều tham mưu để tổ chức tốt các kỳ đại hội cha mẹ học sinh, để thống nhất kế hoạch hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó nhà trường tác động đến gia đình học sinh bằng nhiều hình thức thích hợp để mọi gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập, rèn luyện và sự quan tâm, chăm sóc. Gia đình đầm ấm hạnh phúc để các em thấy được gia đình chính là tổ ấm thực sự của các em. Giáo viên chủ nhiệm giữ mối liên kết với gia đình học sinh thông qua việc họp phụ huynh định kỳ, sổ liên lạc gia đình hàng tháng để thông báo kết quả rèn luyện, tu dưỡng của học sinh. Từ đó giáo viên chủ nhiệm và gia đình thống nhất biện pháp giáo dục, phù hợp tâm lý trẻ, phát huy những phẩm chất đạo đức tốt đẹp và kịp thời uốn nắn những sai trái của từng hành vi đạo đức. 2.4. Thông qua các hoạt động chính trị-xã hội Đó là các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, nhân đạo, văn hóa, văn nghệ, thể thao, hưởng ứng ngày môi trường, tháng an toàn giao thông Các hoạt động này giúp học sinh hòa nhập cộng đồng, mở rộng phạm vi giao tiếp, ứng xử, củng cố kiến thức đạo đức thực tế, gắn giáo dục nhà trường với xã hội. Do vậy, tích cực vận động các đoàn thể xã hội nơi cứ trú tham gia hoạt động tuyên truyền giáo dục, các đoàn thể nhà trường cộng đồng trách nhiệm góp phần giáo dục đạo đức học sinh trong trường. Nói chuyện với các em nhân kỷ niệm 7 nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. Đồng thời phải nắm được yêu cầu cơ bản của giáo dục đạo đức học sinh tiểu học hiện nay là: + Phải phù hợp với đặc điểm tâm-sính lý học sinh. + Vận dụng nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục năng động, sáng tạo phù hợp với địa phương. + Kết hợp với giáo dục kỹ năng sống, hình thành cho học sinh những năng lực phù hợp với lứa tuổi tiểu học: Nhận thức, giao tiếp, tư duy. + Kết hợp giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật. Kết hợp giáo dục quyền và bổn phận trẻ em. Đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc các văn bản pháp luật có liên quan đến quyền trẻ em: Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bảo vệ-chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Giáo dục; Luật Phổ cập. Việc giáo dục trẻ em là chức năng xã hội đặc biệt của nhà trường, song không phải duy nhất, nhà trường chỉ thực hiện tốt chức năng này khi có sự hỗ trợ, tạo điều kiện, cùng tham gia giáo dục của gia đình và toàn xã hội. IV/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Qua nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng dựa trên cơ sở lý luận, tìm ra biện pháp khắc phục, áp dụng thực hiện phạm vi trường Tiểu học An Thạnh 2. Tôi thực sự hài lòng ở kết quả thu được, các em có đạo đức tốt hơn nhiều đó là thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, các em gần gũi với bạn bè, lễ phép với người lớn như ông bà, cha mẹ, thầy côHọc sinh thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ cuối học kỳ I năm học 2011 - 2012 là 100% đó là: 1. Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. 2. Kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè và người tàn tật, khuyết tật. 3. Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân. 4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông. 5. Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường. Bên cạnh đó đề tài này còn giúp cho bản thân nâng cao kỹ năng sư phạm, trình độ giao tiếp, quan hệ với học sinh và nhất là hiểu hơn về tâm sinh lý lứa tuổi ở các em, về xã hội, về cuộc sống, điều đó giúp bản thân có kinh nghiệm nhiều hơn trong việc giáo dục, dìu dắt học sinh đạt những chuẩn mực hành vi đạo đức như mục tiêu giáo dục đã đề ra. 9
File đính kèm:
- skkn_van_dung_tu_tuong_dao_duc_ho_chi_minh_vao_viec_giao_duc.doc