Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

docx 11 trang sklop1 19/10/2023 2562
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1
 BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiếnMột số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
 Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. 
Biết đọc, biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em. Tiểu 
học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để 
mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời.
 Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy 
cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, 
tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn mình”.
Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Tập viết là một phân môn có tầm phần 
quan trọng đặc biệt ở tiểu học , nhất là đối với các em lớp 1. Học vần, tập đọc giúp cho học sinh 
đọc thông viết thạo. Viết đúng, đẹp, nhanh, rõ ràng học sinh có điều kiện ghi chép bài học của tất 
cả các môn học tốt hơn. Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo 
đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nôi dung cũng như phương pháp dạy học chữ 
viết. Tuy vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm, điều đó mill hưởng không nhỏ tới 
các môn học khác. Ngoài ra Tập Viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh 
những phẩm chất đạo đức tốt như: Tính cẩn thận bền bỉ, tinh thần kỉ luật và óc thẩm mỹ bởi người 
xưa nói: “Nét chữ, nết người”.
 Qua thực tế giảng dạy lớp 1, qua tìm hiểu học sinh tôi thấy:
 - Học sinh lớp 1 viết chính tả nhìn chung đảm bảo tốc độ viết chữ theo qui định.
 - Có nhiều học sinh viết bài sạch sẽ, trình bày đẹp chất lượng về vở sạch chữ đẹp đều đạt kết 
quả cao trong các đợt kiểm tra.
Song bên cạnh đó, giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong giờ học chính tả, luyện 
viết. Cụ thể:
 -Học sinh còn viết sai nhiều về độ cao các con chữ (đặc biệt là ở những bài chính tả đầu tiên), 
nét chữ chưa chuẩn, sai cách ghi dấu thanh.
 -Một số học sinh còn ngọng: l- n, ch - tr, s - x... nên khi viết chính tả hay mắc lỗi.
 - Một số học sinh chưa nắm chắc qui tắc chính tả: ng-ngh, g-gh, c-k nên khi gặp bài chính tả 
nghe-viết, học sinh dễ viết sai.
 -Trong các buổi học, học sinh thường viết chính tả đẹp và đúng hon Idũ làm bài kiểm trong 
các đợt kiểm tra định kì.
 -Học sinh không biết cách trình bày một bài viết chính tả (đoạn văn, đoạn thơ hay bài thơ). 
Đặc biệt với bài thơ viết theo thể lục bát hoặc viết chính tả tập chép, học sinh nhìn bài “mẫm” của 
giáo viên để chép và khi thấy giáo viên xuống dòng ở đâu ( ở chữ nào) thì học sinh cũng xuống 
dòng ở chữ đó ( vì học sinh không hiểu bản chất của vấn đề).
 - Tư thế ngồi , cách cầm bút sai đa số các em ngồi cúi mặt với vở, người cong vẹo , vai thấp 
, vai cao rất nhiều em cầm bút bằng 4 ngón, có em cầm bút bằng 5 ngón có em cầm bút ngả về 
phía trước, cán bút vuông góc với mặt vở. Giáo viên cần phải luôn quan tâm đến đối tượng viết xấu, viết chưa đẹp, chưa nhanh, viết đẹp 
nhưng chưa nhanh, viết nhanh nhưng chưa đẹp, chưa đúng mẫu, tìm hiểu nguyên nhân ở các đối 
tượng này để có biện pháp giúp đỡ kịp thòi giúp các em tiến bộ' Giáo viên tuyệt đối không nóng 
vội khi rèn chữ viết, cần luyện viết ở mức độ vừa phải, không nên luyện viết quá nhiều trong thời 
gian buổi học vì như thế sẽ làm các em mỏi tay, chữ viết sẽ xấu đi.
 Ví dụ : Theo chương trình có 2 tiết tập viết trong cùng 1 buổi, giáo viên cần chia ra dạy một 
tiết vào tiết 1 và một tiết vào tiết 3. Trong quá trình dạy tập viết cần có những trò chơi thư giãn 
giúp các em thoải mái, cần “đi tận chỗ, chỉ tận tay” để kịp thời động viên, khích lệ các em và phát 
hiện, điều chỉnh kịp thời những lỗi sai sót.
 Trong giờ dạy Tiếng Việt giáo viên cần luôn luôn sử dụng bộ mẫu chữ trong bộ chữ Tiếng việt 
làm đồ dùng trực quan cho học sinh quan sát. Phần viết bảng của giáo viên phải luôn luôn chuẩn 
mực: cách đặt dấu thanh , khoảng cách các tiếng trong từ, viết liền nét, cách trình bày bảng giáo 
viên luôn cần phải chú trọng về tính cẩn thận, thẩm mỹ vì điều đó ảnh hưởng rất lớn đến học sinh.
+Rèn tư thế ngồi viết cho học sinh, kỹ thuật lia tay, viết trên không.
Ngay từ đầu năm học phải rèn cho các em ngồi học đúng tư thế, thoải mái, tránh gò bó. Hướng 
dẫn kĩ càng và cho học sinh nắm chắc cầm bút, kĩ thuật viết nét nối, rê bút, viết liền mạch (Là 
trường hợp viết đè lên theo hướng ngược laị với nét chữ vừa viết. Trong Iriiờnig hợp này cần viết 
nhẹ tay, nếu viết nặng tay nét chữ sẽ viết nhòe ra ), lia bút. (Kĩ thuật lia bút là thao tác đưa bút 
trên không , được dùng khi viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với nhau để đảm bảo tốc độ 
rong quá rình viết , nél búi vẫn thể hiện liên lục nhưng không chạm vào giav hoặc bảng)
+Hướng dẫn học sinh nắm chắc quy ước , kí hiệu của giáo viên trong việc dạy tập viết, chính 
tả.
 Để xác định tọa độ dòng kẻ ô li để khi dạy học giáo viên sẽ dễ dạy và học sinh dễ tiếp thu. Với 
bản thân tôi quy định như sau; Với vở 5 ô li mỗi đơn vị ô li lớn có 6 dòng kẻ, vở tập viết có 5 dòng 
kẻ. Dòng kẻ dưới cùng là dòng kẻ thứ nhất, các dòng kẻ khác là 2,3,4,5,6 theo thứ tự tiếp theo. 
Tương tự cũng quy định vói đường kẻ dọc như vậy, đn'0'ng kẻ thứ nhất hì dưò’ng kẻ đậm , các 
đường kẻ dọc tương tự được tính như vậy. Ở giữa 2 dòng kẻ( đường kẻ) là 1 ô li được tính theo 
chiều cao ( chiều rộng) và đơn vị gọi là ô li nhỏ. Cách xác định tọa độ phải dựa vào đường kẻ dọc, 
dòng kẻ ngang, các ô li làm định hướng. Đây là trong những điều kiện để dạy chữ viết thành một 
quá trình được thực hiện lần lượt bởi các thao tác mà hành vi ngòi bút đi qua. Qua quy ước này 
giáo viên phân tích cách viết để viết các con chữ, hướng dẫn các em xác định điểm đặt bút (điểm 
bắt đầu), xác định điểm kết thúc, độ cao, rộng của các con chữ.
 Ví dụ: Hướng dẫn viết nét khuyết trên được hướng dẫn như sau: Điểm đặt bút( điểm bắt đầu) 
từ dòng kẻ ngang thứ hai, trước đường kẻ dọc thứ nhất nửa ô li nhỏ, đưa bút lên dòng kẻ ngang 
thứ ba (ngay tại vị trí dòng kẻ ngang thứ ba cắt với đường kẻ dọc thứ nhất) đi qua rộng 1 ô li lên 
đến dòng kẻ ngang thứ ba cắt với đường kẻ dọc thứ nhất và kéo xuống theo đường kẻ dọc thứ nhất 
đến điểm kết thúc là dòng kẻ ngang thứ nhất.
 Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: Nét khuyết trên cao mấy ô li và rộng mấy ô? (cao 5 ô và 
rộng 1 ô). Lưu ý: Cần lưu ý ở đây là tất cả các con chữ có nét móc hoặc nét xiên chiều rộng của 
nó không tính vào nhằm để học sinh xác định được chiều rộng ô li một cách dễ dàng.
+Dạy học sinh luyện chữ theo nhóm chữ có chung cấu tạo về nét, độ cao.
 Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mỗi quan hệ về cách viết các chữ, sau khi học xong các 
âm (chữ cái) giáo viên cần phải phân nhóm chung để luyện tập cho học sinh
 Nhóml: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x.Trọng tâm rèn luyện là nét trong một số con chữ trong chữ vì các nét cong đó được viết hai lần.
+ Các phương pháp giảngdạy:
Trong quá trình dạy học bản thân tôi đã áp dụng những phương pháp dạy học sau:
 Phương pháp trực quan:
 Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kết hợp mắt nhìn, 
tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và cấu tạo 
theo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm 
bằng thao tác so sánh tương đồng.
Chữ viết mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết.Đây là điều kiện đầu tiên để các em 
viết đúng. Có các hình thức chữ mẫu: chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu 
hắt, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫn... Tiêu chuẩn cơ bản của chữ mẫu là phải đúng mẫu 
quy định, rõ ràng và đẹp.
Chữ mẫu có tác dụng:
 + Chữ mẫu phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ đó tạo 
điều kiện để các em phân tích hình dáng và các nét chữ cơ bản, cấu tạo chữ cái cần viết trong bài 
học.
 + Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng sẽ giúp học sinh nắm được thứ tự các nét chữ của 
từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong 1 chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết iiền mạch, viết nhanh.
+ Chữ của giáo viên khi chữa bài, chấm bài cũng được quan sát như một loại chữ mẫu, vì thế giáo 
viên cần ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng.
Ngoài ra, để việc dạy chữ không đơn điệu, giáo viên cần coi trọng việc xử lý quan hệ giữa âm và 
chữ, tức là giữa đọc và viết. Do đó trong tiến trình dạy tập viết, nhất là những âm mà địa phương 
hay lẫn, giáo viên cần đọc mẫu. Việc viết đúng củng cố việc đọc đúng và đọc únng đóng góp vai 
trò quan trọng để đảm bảo viết đúng.
Phương pháp đàm thoại gợi mở:
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học.Giáo viên dẫn dắt học sinh 
tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, 
độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã 
học với chữ cái đã phân tích.
 Ví dụ: Khi dạy chữ a, giáo viên có thể đặt câu hỏi: chữ a gồm có bao nhiêu nét? là những nét 
nào? chữ a cao mấy ô? độ rộng của chữ là bao nhiêu?.
Với những câu hỏi khó, giáo viên cần định hướng cách trả lời cho các em.Vai trò của giáo viên ở 
đây là người tô chức hnớng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cai chuẩn bị cho giai đoạn luyện 
tập viết ở phần sau.
 Phương pháp luyện tập:
Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn học sinh luyện 
tập phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc viết dnng hình dáng, 
cấu tạo kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định.Việc rèn luyện 
kỹ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở lóp cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng 
như ở các phân môn của bộ môn Tiếng Việt và các môn học khác, cần Irrn ý các hình thức luyện 
tập cơ bản sau:
 *Tập viết chữ vào bảng con của học sinh
Hình thức tập viết trên bảng có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết và bước đầu đánh giá kỹ 
năng viết chữ của học sinh. Hình thức này dùng để kiểm tra bài cũ hoặc san bưoc giai thích cách - Giáo viên viết mẫu minh họa cách nối chữ (do giáo viên xác định trọng tâm ở bài dạy), học sinh 
theo dõi.
- Học sinh tập viết theo trọng tâm nối chữ do giáo viên chọn (chữ ghi tiếng - từ có thao tác nối). 
Giáo viên theo dõi, kiểm tra, uốn nắn và nhận xét.
4- Học sinh thực hành luyện viết trong giờ tập viết:
- Giáo viên nêu yêu cầu và nội dung luyện viết trong vở (viết chữ gì? viết mấy dòng? cần lưu ý 
về điểm đặt bút ra sao? viết từ ứng dụng mấy dòng? cần lưu ý về cách nối chữ và đặt dấu thanh, 
khoảng cách giữa các chữ ra sao?...)
- Học sinh luyện viết trong vở. Giáo viên theo dõi uốn nắn về cả cách viết và tư thế ngồi viết (chú 
ý giúp đỡ học sinh yếu kém).
5- Chấm bài tập viết của học sinh:
- Giáo viên chấm bài cho học sinh đã viết xong ở lớp (số còn lại thu về nhà chấm).
- Nhận xét kết quả chấm bài, khen ngợi những bài đạt kết quả tốt. Nếu bài học dài, giáo viên có 
thể chọn dạy một nội dung tiêu biểu và học sinh luyện tập theo nội dung tương ứng.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại nét trọng tâm vừa học
- Viết vở rèn chữ viết ( mẫu in sẵn)
 Bên cạnh những biện pháp tôi nêu trên, trong quá trình rèn học sinh viết đúng, viết đẹp tôi còn 
chú ý một số thủ thuật nhỏ nhưng mang lại hiệu quả lớn như sau:
Thay đổi giọng đọc.
Học sinh lớp 1, khi viết chính tả học sinh chủ yếu là tập chép. nhưng mỗi lần kiểm tra định kì 
(trong học kì II) học sinh đều phải nghe viết. Hơn nữa, trong các buổi học, đặc biệt giờ chính tả 
học sinh chỉ quen nghe giọng đọc của giáo viên chủ nhiệm, do đó trong các đợt kiểm tra định kì, 
giáo viên khác vào lớp đọc chính tả cho các em, các em không quen giọng đọc đó , do vậy các em 
sẽ mắc lỗi chính tả nhiều hơn. Để khắc phục tình trạng nay, tôi đã có hình thức tổ chức dạy học 
như sau:
+ Đến giờ chính tả nghe - viết, chủ yếu là giờ luyện tiếng việt tôi cùng với giáo viên trong khối, 
tổ đổi lớp cho nhau để đọc chính tả cho học sinh viết, học sinh viết song chính tả giáo viên trở về 
lớp của mình.
+ Cũng trong một số giờ học tiếng việt, giáo viên đưa ra một số từ, câu. Sau đó, giáo viên gọi một 
học sinh có kỹ năng đọc tốt lên đọc cho cả lớp viết.
Với hình thức như vậy, học sinh được nghe nhiều giọng đọc khác nhau, học sinh làm quen với các 
giọng đọc, lúc đó học sinh sẽ không bỡ ngỡ với những giọng đọc không quen.
Tổ chức “Đôi bạn giúp nhau tiến bộ ” .
Ngoài ra, trong giờ học tôi còn tổ chức cho học sinh “đôi bạn giúp nhau tiến bộ” đối với học sinh 
của lớp. cụ thể:
+ Những học sinh đọc - viết đúng l- n hoặc ch - tr,...sẽ giúp đỡ bạn còn đọc, viết sai ( nếu ở gần 
nhà nhau càng tốt ).
+ Học sinh viết chữ đẹp sẽ giúp bạn còn viết sai nét, sai chính tả.
Để việc thực hiện có hiệu quả, giáo viên chủ động xếp học sinh có nhận thức nhanh ngồi gần học 
sinh có nhận thức chưa nhanh để học sinh giúp nhau tự sửa khi nói, khi viết cho nhau và cả khi 

File đính kèm:

  • docxbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_ren_c.docx