Báo cáo SKKN Một số biện pháp nâng cao kĩ năng sống cho học sinh Lớp 1 thông qua các hoạt động giáo dục

docx 11 trang sklop1 13/01/2024 3060
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo SKKN Một số biện pháp nâng cao kĩ năng sống cho học sinh Lớp 1 thông qua các hoạt động giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo SKKN Một số biện pháp nâng cao kĩ năng sống cho học sinh Lớp 1 thông qua các hoạt động giáo dục

Báo cáo SKKN Một số biện pháp nâng cao kĩ năng sống cho học sinh Lớp 1 thông qua các hoạt động giáo dục
 PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG TRIỀU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG TH QUYẾT THẮNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 
 1 THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Họ và tên giáo viên: Đoàn Thị Huyền Trang
Ngày tháng năm sinh: 11/10/1990. 
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng
Chức vụ, đơn vị công tác: giáo viên trường Tiểu học Quyết Thắng
Quyền hạn, nhiệm vụ được giáo: giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1C
 I. Lí do hình thành biện pháp
 Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử 
phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực giữa các 
tình huống trong cuộc sống. Kĩ năng sống trang bị cho học sinh những kiến thức, giá 
trị, thái độ, kĩ năng phù hợp. Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành 
mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Kĩ năng sống còn giúp 
học sinh vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành, tạo cơ hội thuận lợi 
để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể 
chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
 Đến với những tiết học đầu tiên tất cả đều mới mẻ, lạ lẫm đối với học sinh lớp 
1, cần biết rằng mọi thao tác, mọi tư thế, mọi cách nói năng, giao tiếp... được hình 
thành trong giai đoạn này là hết sức quan trọng vì nó rất bền vững và sẽ theo các em 
trong cả cuộc đời học tập, công tác. Những thao tác, những thói quen, những tư thế, 
tác phong đúng, đẹp sẽ rất có lợi cho lâu dài và ngược lại.
 Hiện nay các nhà trường đang không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, 
song song với việc rèn kĩ năng sống cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau 
để làm sao học sinh có thể phát triển toàn diện về mọi mặt. Đặc biệt là lớp 1, các em 
giống như một trang giấy trắng, tinh nguyên và mới mẻ mà chúng ta những người 
làm cha làm mẹ phải viết lên đó bao điều tốt đẹp, phải tô lên đó bao gam màu tươi 
sáng của cuộc sống. Nhưng không phải cứ muốn là được, thực tế 3 năm giảng dạy 
và chủ nhiệm lớp 1 tôi đã vấp phải không ít khó khăn do các em còn quá nhỏ, nhận 
thức chưa sâu rộng, mọi điều kiện đều thay đổi khi các em chuyển từ hoạt động chơi 
là chủ yếu sang hoạt động học sẽ khiến nhiều em không khỏi bỡ ngỡ và chưa kịp Sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi trường học tập thay đổi 
một cách cơ bản: trẻ phải tập trung chú ý trong thời gian liên tục từ 30 – 35 phút. 
Nhu cầu nhận thức chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám 
phá. Trẻ bắt đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ luật, 
nề nếp, chấp hành nội quy học tập. Tinh nhạy và sức bền vững, tính khéo léo của 
các thao tác của đôi bàn tay để tập viết được phát triển nhanh. Tất cả những điều đó 
đều là thử thách đối với trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt những thử thách đó thì phải 
cần có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết 
về tri thức khoa học.
 Biện pháp 2: Công tác xã hội hóa giáo dục - Tổ chức hoạt động trải nghiệm.
 Trong những năm học gần đây công tác xã hội hóa giáo dục được phát triển 
rộng rãi, thông qua các hoạt động trải nghiệm: Tổ chức các kế hoạch quyên góp 
quỹ “ ủng hộ đồng bào lũ lụt”, tổ chức sinh nhật, vui hội trăng rằm, vui đêm 
giáng sinh, chăm sóc công trình măng non,học sinh tham gia nhiệt tình và đạt 
hiệu quả cao. 
 Điển hình khi nhà trường phát động kế hoạch quyên góp quỹ “ ủng hộ đồng 
bào lũ lụt” các em học sinh đã nêu cao tinh thần tương thân tương ái, biết giúp đỡ 
các bạn, và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn do bão lũ bằng đồ dùng học tập, 
đồ dùng cá nhân như quần áo cũ, những đôi tất dù là bé nhỏ thôi nhưng đó là cả tấm 
lòng của các em.
 Như trong cuộc giao lưu “Văn nghệ vui hội trăng rằm; Tổ chức sinh nhật, 
trong tiết sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ” học sinh tự trình bày biểu diễn, phát triển 
thêm tính mạnh dạn, tự tin trước đám đông.
 Ngày sinh nhật của học sinh, tôi kết hợp cùng phụ huynh trong lớp chuẩn bị 
buổi sinh nhật thật vui và ý nghĩa. Như chuẩn bị bánh sinh nhật và quà tặng cho các 
em. Quà sinh nhật của các bạn học sinh là những bài hát chúc mừng sinh nhật, những 
bưu thiếp tự các em vẽ - viết trông rất ngộ nghĩnh đáng yêu. mình, nhằm hình thành các thói quen tự phục vụ, kĩ năng học tập, kĩ năng ứng phó 
với các tình huống có thể xảy ra ở trường, ở nhà và ngoài cuộc sống, kĩ năng giao 
tiếp, kĩ năng xã hội,
 Biện pháp 3: Tổ chức các trò chơi lồng ghép trong các tiết học
 Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh Tiểu học. Dù 
không phải là hoạt động chủ đạo, song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng 
trong hoạt động sống của các em, có một ý nghĩa lớn lao đối với các em. Qua trò 
chơi, trẻ không những được phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ mà còn 
được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi đạo đức, kĩ năng sống. Nội dung trò 
chơi sẽ minh họa một cách sinh động cho các mẫu hành vi đạo đức. Nhờ vậy, những 
mẫu hành vi này sẽ tạo được những biểu tượng rõ rệt ở học sinh, giúp các em ghi 
nhớ dễ dàng và lâu bền. Qua trò chơi, học sinh được luyện tập các kĩ năng, những 
thao tác hành vi đạo đức, được thể hiện hành vi một cách đúng đắn, tự nhiên. Ngoài 
ra học sinh còn có cơ hội để thể nghiệm những chuẩn mực hành vi. Chính nhờ sự 
thể nghiệm này, sẽ hình thành được ở học sinh niềm tin về những chuẩn mực hành 
vi đã học, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống theo 
từng tình huống khác nhau.
 Qua trò chơi, học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ 
năng nhận xét, biết đánh giá hành vi của người khác là phù hợp hay không phù hợp 
với chuẩn mực đạo đức xã hội. 
 Tôi đã lồng ghép trò chơi học tập trong từng tiết học nhằm giúp học sinh học 
tập trên lớp được hứng thú, vui vẻ hơn. Từ đó, giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn 
luyện kĩ năng một cách hiệu quả. Trò chơi học tập thuộc loại trò chơi trí tuệ, có tác 
dụng phát triển năng lực trí tuệ của học sinh. Nó luôn luôn thu hút được sự tham gia 
của các đối tượng học sinh, hình thành ở học sinh hứng thú tích cực và bền vững. Tổ 
chức trò chơi là hoạt động sáng tạo, đầy yếu tố mới mẻ, bất ngờ. Trẻ em hứng thú 
với trò chơi vì trong trò chơi có cả phần sáng tạo, trẻ sẽ là những người trưởng thành. 
Trò chơi học tập tạo nên hình thức “Chơi mà học, học mà chơi” đang được áp dụng 
trong các tiết học, nhất là trong học kĩ năng sống. Tham gia trò chơi giúp các em rèn 
luyện thể chất, sự khéo léo, nhanh nhẹn, hoạt bát, tạo sự hòa đồng, thân thiện, đoàn 
kết, Những phút vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp các em thêm hào hứng để 
học tập và sống hồn nhiên hơn. Hơn nữa, việc vui chơi lành mạnh còn tạo ra nhiều 
đức tính tốt đẹp, hạn chế những tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn các 
em theo chiều hướng tốt hơn. 
 Biện pháp 4. Xây dựng lớp học thân thiện – học sinh tích cực Đối với học sinh tiểu học, việc nâng cao giáo dục đạo đức, kĩ năng sống để 
chuẩn bị cho quá trình phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất là yêu cầu không thể 
thiếu. Giáo dục đạo đức lối sống là nội dung mang tính đặc thù, trong việc hình thành 
và phát triển nhân cách, định hướng giá trị, cách sống của con người.
 Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nói chung và cho học sinh Tiểu học 
nói riêng được thực hiện một cách đa dạng với những hình thức khác nhau, học sinh 
được tiếp cận bài học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và sâu sắc qua các câu chuyện 
kể. Truyện có thể là truyện của Việt Nam hoặc nước ngoài, có thể là truyện cổ hoặc 
hiện đại. Truyện có thể kể một tấm gương tốt để học sinh noi theo, hoặc về một 
gương xấu mà các em cần tránh, hoặc có thể về đồng thời cả gương tốt lẫn gương 
xấu để học sinh có thể so sánh, đối chiếu và phê phán, đánh giá. Độ dài của truyện, 
khoảng trên dưới 200 chữ để phù hợp với sức bền chú ý của học sinh, nhất là học 
sinh lớp Một. 
 Trong các tiết giờ nghỉ ra chơi (đặc biệt trong thời gian dịch covid đang diễn ra 
phức tạp), rồi vào ngày thời tiết mưa - gió rét tôi thường sưu tầm các tài liệu có nội 
dung phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp mình dạy để kể. 
 Ngoài ra trong các tiết Tiếng việt có phần ôn tập và kể chuyện, tôi dành thời 
gian kể cho học sinh nghe các câu chuyện: Mật ong của Gấu con; Sự tích hoa cúc 
trắng; Bài học đầu tiên của Thỏ con; Thuốc tiên cứu mẹ,.. trong cuốn sách 
Truyện kể về gương hiếu thảo. Hay một số câu chuyện trong cuốn sách truyện kể về 
gương hiếu học,.Từ đó tôi hướng dẫn rèn luyện các kĩ năng:
 + Giao tiếp, ứng xử trong gia đình: Để trở thành người con ngoan, hiếu thảo 
các con luôn nhớ: Hãy chia sẻ với mọi người làm mọi người vui vẻ; hãy làm các bưu 
thiếp hoặc lời nói chúc mừng các thành viên trong gia đình trong dịp lễ Tết hoặc sinh 
nhật,.
 + Lịch sự khi nhận hay gọi điện: Ứng xử qua điện thoại là một nét văn hóa 
không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày lại vừa thể hiện nhân cách của chính 
người giao tiếp. Nên khi nghe hay gọi điện thì phải có lời chào và nói lời thưa gửi,. 
 + Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi: trong cuộc sống lời cảm ơn và xi lỗi mang một 
giá trị rất lớn , biết cảm ơn và xin lỗi kịp thời trong từng tình huống phù hợp.
 + Chấp hành nội quy trường lớp: Để trở thành học sinh gương mẫu, trước hết 
các em cần phải chấp hành nội quy một cách nghiêm túc
 + Lễ phép kính trọng thầy giáo, cô giáo: Thầy giáo, cô giáo đã không quản khó 
nhọc, tận tình dạy dỗ chúng ta nên người. Vì vậy chúng ta cần kính trọng, biết ơn 
thầy cô. suốt đời và trang bị cho các em những kĩ năng sống cơ bản, cần thiết. Đó chính là 
hành trang vào đời thật ý nghĩa đối với mỗi học sinh cấp Tiểu học. Ví dụ:
 +Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao: giúp các em thư giãn sau các giờ 
học, góp phần rèn luyện một số phẩm chất như tính kỉ luật; tính tổ chức; nâng cao 
tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết; lòng nhân ái.
 + Hoạt động lao động công ích: Thông qua hoạt động này giúp cho học sinh 
gắn với đời sống xã hội. Tạo cho học sinh hiểu thêm về giá trị của lao động, từ đó 
giúp các em có ý thức lao động lành mạnh, biết vận dụng các kiến thức đã học vào 
thực tế như hoạt động trực nhật lớp, làm đẹp cảnh quan môi trường,
 Ngoài ra tôi còn tổ chức cho học sinh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp qua 
nhiều hình thức sinh hoạt theo chủ điểm của từng tháng
 III. Hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp trong thực tế dạy học
Trước khi áp dụng:
 Số học sinh Số học sinh Số học sinh Số học sinh hay 
 TỔNG biết lắng chưa biết lắng biết cách cư xử cãi nhau, xô đẩy 
 SỐ nghe, hợp tác. nghe, hay hài hòa, phù bạn khi chơi.
 HỌC tách ra khỏi hợp với lứa 
 SINH nhóm. tuổi.
 TS % TS % TS % TS %
 30
 17 57% 13 43% 16 53% 14 47%
 28 93% 2 7% 27 90% 3 10%
 30
Sau khi áp dụng:
 TỔNG Số học sinh Số học sinh Số học sinh Số học sinh hay 
 SỐ biết lắng chưa biết lắng biết cách cư xử cãi nhau, xô đẩy 
 HỌC nghe, hợp tác. nghe, hay hài hòa, phù bạn khi chơi.
 SINH tách ra khỏi hợp với lứa 
 nhóm. tuổi.
 TS % TS % TS % TS %
 28 93% 2 7% 27 90% 3 10%
 30
 Qua việc thực hiện các biện pháp trên, đến giữa học kì I, tôi thấy các em có 
tiến bộ rõ rệt. Đa số các em đều có ý thức tốt trong việc rèn luyện các kĩ năng, được 
thể hiện rõ qua: Việc sinh hoạt hằng ngày trên lớp, trong nhiều nghi thức lời nói, các Về phía phòng giáo dục: Cần quan tâm hơn đến công tác giáo dục kĩ năng 
sống cho học sinh bằng cách mở các chuyên đề về giáo dục kĩ năng sống cho học 
sinh để các trường có điều kiện học tập kinh nghiệm lần nhau.
 Trên đây là biện pháp nâng cao kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 qua các hoạt 
động giáo dục được tôi áp dụng hiệu quả tại lớp 1C, Trường tiểu học Quyết Thắng, 
Thị xã Đông Triều.
 Biện pháp này lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên giỏi tiểu học cấp 
thị xã, năm học 2021-2022 và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng 
cá nhân trước đó.
 Đông Triều, ngày ...tháng 5 năm 2022
 Xác nhận của Lãnh đạo Người báo cáo
 Trường TH Quyết Thắng
 Đoàn Thị Huyền Trang

File đính kèm:

  • docxbao_cao_skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_ki_nang_song_cho_hoc.docx