Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên Lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề

docx 38 trang sklop1 22/11/2023 2584
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên Lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên Lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên Lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề
 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH LIỆT
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN LỚP 1
DẠY TỐT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ
 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH LIỆT
 Lĩnh vực/ Môn: Hoạt động trải nghiệm Cấp học: Tiểu học
 Tên Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Liệt Chức vụ: Giáo viên 
 cơ bản
 Tháng 4, năm 2021 I. KẾT LUẬN...................................................................................................22
II. KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................22
1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo.............................................................22
2. Đối với Ban Giám hiệunhà trường ..............................................................22
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................2 III. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
 - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giúp giáo viên dạy tốt, học sinh 
học tốt môn Hoạt động trải nghiệm lớp 1
 - Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 1A7 - Trường Tiểu học Thanh Liệt
 IV. PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
 - Địa bàn nghiên cứu: Trường Tiểu học Thanh Liệt
 - Đối tượng khảo sát và thực nghiệm: Giáo viên khối 1, học sinh lớp 1.
 - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2020 đến hết tháng 4 năm 2021
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 Ngoài việc học hỏi đồng nghiệp tôi còn sử dụng các phương pháp sau:
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận.
 - Phương pháp nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp thực nghiệm. logic theo ba loại hình hoạt động, gồm: Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục 
theo chủ đề và Sinh hoạt lớp.
 Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 1 được biên soạn hướng đến tổ chức 
các hoạt động để học sinh được tiếp cận thực tế, tham gia, thử nghiệm các cảm 
xúc tích cực, kinh nghiệm đã có của bản thân. Do đó, cá c mạch nội dung được thể 
hiện trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 1 ưu tiên việc giúp học sinh và 
giáo viên hiểu rõ cách thức tổ chức và tham gia các hoạt động nhằm đáp ứng yêu 
cầu cần đạt của chương trình. Cấu trúc mỗi bài trong chủ đề của sách giáo khoa 
Hoạt động trải nghiệm 1 là một chuỗi các hoạt động học tập của học sinh, được 
trình bày kết hợp giữa vai trò của kênh chữ và kênh hình.
 II.CƠ SỞ THỰC TIỄN
 1. Đặc điểm chung của trường, lớp
 Trường Tiểu học Thanh Liệt của chúng tôi là một trường thuộc xã ven đô, 
tốc độ đô thị hoá nhanh. Do xã hội ngày càng phát triển, trong những năm gần 
đây, dân cư đông đúc, đa dạng hoá nhiều thành phần. Trình độ dân trí của khu vực 
ngày một nâng cao nên các gia đình rất quan tâm đến việc học tập của con em 
mình. Trường có bề dày thành tích trong công tác dạy và học cùng đội ngũ giáo 
viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm và hết lòng yêu 
thương học sinh.
 Năm học 2020- 2021, trường tôi có 1343 học sinh và 30 lớp học. Nhà 
trường đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho các lớp học phục vụ công tác dạy và 
học của các thầy cô, học sinh. Trong đó khối 1 chúng tôi có 335 học sinh được xếp 
vào 8 lớp. Đồng hành với các con là những đồng chí giáo viên giàu kinh nghiệm, 
trình độ chuyên môn vững vàng cùng với đội ngũ giáo viên trẻ năng động, nhiệt 
huyết, yêu nghề, mến trẻ.
 2. Thực trạng dạy học Hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1
 Qua tìm hiểu thực tế giảng dạy môn Hoạt dộng trải nghiệm của bản thân và 
của đồng nghiệp, tôi thấy:
 2.1. Thuận lợi
 - Giáo viên được tập huấn sách giáo khoa mới, bồi dưỡng chuyên môn để 
trau dồi kiến thức, kĩ năng chuyên môn
 - Các đồng chí giáo viên lớp 1 hăng hái với công việc giảng dạy, không 
ngừng học hỏi, tham khảo các tài liệu trau dồi kiến thức, kĩ năng, chuyên môn
 2.2. Khó khăn
 - Vì môn Hoạt động trải nghiệm là môn mới nên nhiều giáo viên còn bỡ 
ngỡ trong việc thiết kế, tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp với nội dung bài 
dạy. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN DẠY TỐT MÔN 
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 1
 1. Sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học có hiệu quả
 Nhằm thu hút, hấp dẫn học sinh, đồng thời dẫn dắt, tạo ra sự tò mò, kích 
thích học sinh tư duy, khám phá nên việc sử dụng đồ dùng là rất cần thiết.
 * Đồ dùng quan trọng nhất với môn Hoạt động trải nghiệm chính là đồ vật 
thật. Tôi đã kết hợp với phụ huynh làm những video liên quan tới hoạt động các 
con được trải nghiệm.
 Ví dụ: Khi dạy hoạt động “Tự chăm sóc bản thân” (Tuần 7, chủ đề 2)
 Để giờ học được sôi nổi, thu hút sự chú ý của học sinh, ở hoạt động 1, tôi 
đã sử dụng những đoạn video mà học sinh tự chăm sóc bản thân mình hàng ngày. 
Sau đó, tôi cho học sinh thảo luận nhóm, chia sẻ với nhau qua các câu hỏi:
 + Hàng ngày, bạn đã làm gì để chăm sóc bản thân?
 + Bạn làm những việc đó vào lúc nào?
 + Bạn cảm thấy như thế nào khi tự mình làm những công việc đó?
 Như vậy qua đoạn video, học sinh sẽ biết những việc làm phù hợp để chăm 
sóc bản thân: vệ sinh cá nhân, ăn uống, rèn luyện thân thể... đồng thời qua video, 
học sinh cũng tự liên hệ bản thân, biết nhận xét, đánh giá về những việc mình đã 
làm và chưa làm được để chăm sóc bản thân.
 * Ngoài ra, tranh ảnh cũng được tôi khai thác triệt để trong kho học liệu 
điện tử: video tình huống, câu chuyện; hệ thống các tranh động, tranh tĩnh gắn với 
nội dung các hoạt động trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 1. Nhờ có các 
video, tranh ảnh này mà tôi có thể minh hoạ, cụ thể hoá các hành vi cho học sinh 
quan sát, làm tăng tính sinh động cho các tình huống mô phỏng, kích thích sự 
tham gia và trải nghiệm của học sinh vào hoạt động.
 Ví dụ: Khi tổ chức các hoạt động “Tìm hiểu cảnh đẹp quê hương em” 
(Tuần 21, chủ đề 6)
 Tim hiểu cành đẹp quê hương thì giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng dạy học phải công phu và phong phú về thể 
loại. Nó quyết định rất lớn đến thành công của tiết dạy.
 Việc sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học của giáo viên và học sinh là 
điều kiện rất tốt để tiết học thành công.
 2. Khai thác vốn hiểu biết của học sinh
 Để phấn đấu đạt được những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, cần 
tăng cường tính chủ động nhận thức của học sinh. Người giáo viên phải biết dẫn 
dắt học sinh dựa vào kinh nghiệm cá nhân và vốn hiểu biết của mình để tự phát 
hiện kiến thức.
 Ví dụ : Khi dạy hoạt động “Ngày Tết quê em” (Tuần 17, chủ đề 5)
 Khi dạy bài này, tôi đã thiết kế các hoạt động như sau:
 Hoạt động 1. Chia sẻ về ngày Tết quê em
 * Mục tiêu:
 - Biết ý nghĩa của ngày Tết truyền thống là ngày sum vầy hạnh phúc của 
mỗi gia đình. Trong dịp Tết, có nhiều điều đặc biệt và ý nghĩa.
 * Cách tiến hành:
 - GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ về những điều đặc biệt của ngày 
Tết quê em theo gợi ý:
 + Ngày Tết quê em có những loại bánh, trái cây nào?
 + Vào ngày Tết mọi người thường trang trí những gì? Trang trí như thế 
nào?
 + Vào ngày Tết, mọi người thường đi đâu?
 + Ý nghĩa của ngày Tết truyền thống?
 + Cảm xúc của em khi Tết đến?
 - GV kết luận: Ngày Tết là ngày đoàn tụ, sum vầy của mỗi gia đình dân tộc 
Việt Nam. Trong ngày Tết, mỗi gia đình đều bày mâm ngũ quả, cây đào, cây quất, 
gói bánh chưng, bánh tét, xem bắn pháo hoa đón chào năm mới.
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò “Đố vui có thưởng” bằng các câu 
hỏi liên quan đến ngày Tết:
 + Hoa tượng trưng cho mùa xuân ở miền Bắc? (Hoa đào)
 + Vị khách đầu tiên đến nhà chúc Tết được gọi là gì? (Xông đất)
 + Cái gì khiến hầu hết mọi người đều xem vào đêm giao thừa? (Pháo hoa)
 + Khoảnh khắc chuyển tiếp từ năm này sang năm khác gọi là gì? (Giao 
thừa) + Loại cây đặc trưng cho ngày Tết, không hoa, không trái mà ma quỷ rất sợ? 
(Cây nêu)
 Tôi đã sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức nêu trên ở hoạt động 1 
trong hoạt động “Ngày Tết quê em”, học sinh học tập rất sôi nổi và tích cực, các + Tranh 1: Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến
 GV hỏi: ? Vì sao con giơ mặt mếu?
 ? Điều gì sẽ xảy ra với bạn nhỏ trong tranh đó?
 Chốt: Khi ở nhà, các con không nên trèo leo, nghịch ngợm sẽ bị ngã, không 
an toàn cho bản thân.
 + Làm tương tự với các bức tranh còn lại.
 Chúng ta thấy hầu hết các em học sinh lớp 1 chưa biết cách quan sát. Vì 
vậy, giáo viên cần:
 * Yêu cầu khi quan sát: Hướng dẫn học sinh quan sát theo trình tự.
 - Tổng thể: Là tất cả các bức tranh.
 - Chi tiết: Mỗi bức tranh nhỏ nói về một việc khác nhau.
 Để sử dụng phương pháp này đạt hiệu quả, nhằm phát huy tính tích cực học 
tập của học sinh, giáo viên phải hướng dẫn học sinh vào đối tượng quan sát một 
cách có mục đích. Vì vậy quan sát phải có mục đích rõ ràng. Tuy nhiên, mục tiêu 
quan sát phải đơn giản, phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh. Trong quá 
trình quan sát, giáo viên cần đặt những câu hỏi ngắn và rõ ràng để hướng dẫn học 
sinh tập trung vào kiến thức cần tìm kiếm.
 * Trong quá trình quan sát, học sinh phải được nói với các bạn, hỏi bạn, 
thảo luận với bạn về kết quả quan sát rồi tự rút ra kết luận. Giáo viên luôn chú ý 
giúp đỡ, uốn nắn động viên học sinh kịp thời khi các em thực hành quan sát.
 Có thể nói, phương pháp này sẽ giúp học sinh được hoạt động một cách đa 
dạng, tích cực từ đó thu nhập được nhiều thông tin về bài học.
 3.2. Phương pháp hỏi đáp
 Đây là cách thức đối thoại giữa giáo viên và học sinh nhằm khơi gợi, dẫn 
dắt học sinh tự rút ra kết luận hoặc vận dụng kiến thức vào thực tế. Phương pháp 
này là công cụ tốt nhất để dẫn dắt học sinh tự rút ra kết luận. Khi sử dụng phương 
pháp hỏi đáp trong giảng dạy môn Hoạt động trải nghiệm, tôi luôn chuẩn bị một 
hệ thống câu hỏi và sắp xếp theo một trình tự logic. Mỗi câu hỏi phải là một bước 
để dần dần giải quyết những vấn đề do bài đặt ra.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Hàngxóm của em’”, ở hoạt động 1, tôi tổ chức như 
sau:
 - GV đưa hình ảnh tranh 1 giống SGK, hỏi:
 + Hai bạn đang làm gì ?
 - Vậy hàng xóm của các con là những ai ?
 - GV chốt: Hàng xóm xung quanh rất là nhiều, mỗi người có đặc điểm, 
hình ảnh khác nhau: Người là ông, bà, hay bác, chị, rồi cả cô nữa,... Vậy chúng ta 
xem hai bạn kể gì về hàng xóm của mình cách, thói quen của các bạn; thể hiện cảm xúc vui vẻ, thân thiện với bạn bè xung 
quanh.
 Cách tiến hành:
 - GV phổ biến luật chơi:
 + Từng bạn lên tham gia trò chơi và quay mặt xuống lớp.
 + GV chiếu ảnh một bạn bất kì trong lớp lên bảng.
 + Các bạn bên dưới sẽ gợi ý bằng cách nêu những đặc điểm bên ngoài, tính 
cách hoặc thói quen của bạn có tên trên bảng.
 + Bạn HS lên tham gia chơi sẽ phải đoán và chỉ ra được cô giáo ghi tên trên 
bảng là bạn nào trong lớp.
 - GV cho HS chơi trò chơi.
 => Kết luận: Ai cũng có những điểm đáng yêu thân và yêu quý, vui vẻ với 
các bạn trong lớp.
 Việc tổ chức trò chơi học tập trong môn Hoạt động trải nghiệm tạo ra 
không khí hào hứng, thoải mái, giờ học diễn ra nhẹ nhàng, không gò bó. Trò chơi 
phù hợp với đặc điểm nhận thức với lứa tuổi và tính hiếu động của các em nên đã 
góp phần thúc đẩy tính tích cực hoạt động, rèn luyện kỹ năng suy nghĩ độc lập, sự 
nhanh trí sáng tạo và tinh thần hợp tác cùng bạn.
 4. Hình thức dạy học
 Mục đích của giáo dục không chỉ là đào tạo những con người có kiến thức 
mà còn phải giáo dục con người có năng lực, phẩm chất đạo đức. Việc giáo dục 
này được lồng ghép, xen kẽ vào các tiết học. Do vậy, khi dạy môn Hoạt động trải 
nghiệm, giáo viên cần phải biết lựa chọn hình thức dạy học thích hợp đã làm cho 
các hoạt động học tập của học sinh được đa dạng, phong phú, lôi cuốn, học sinh 
cùng tích cực tham gia học tập. Ngoài ra còn rèn cho học sinh kỹ năng tư duy, tạo 
điều kiện để học sinh chủ động, tự tìm tòi, phát hiện ra kiến thức một cách dễ 
dàng nhất.
 4.1. Hình thức dạy học trong lớp
 Hình thức dạy học trong lớp từ trước đến nay đều là phổ biến và được giáo 
viên ưa dùng. Với phạm vi bên trong lớp học, cùng với hình thức: “Thầy dạy - Trò 
nghe” truyền thống đã tạo ra sự áp đặt những điều sẵn có cho học sinh, coi học 
sinh đồng loạt giống nhau về trình độ nhận thức. Tuy giáo viên có sử dụng các 
phương pháp dạy: hỏi đáp - quan sát - thảo luận ... song vẫn chưa giúp cho học 
sinh phát huy được tính tự giác, tích cực. Do vậy, việc đổi mới phương pháp dạy 
học phải gắn liền với việc đổi mới các hình thức tổ chức dạy học trên cơ sở “Học 
đi đôi với hành”. Qua đó giúp các em tích cực tự phát hiện, giải quyết các vấn đề 
của bài học.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_lop_1.docx