Đơn công nhận sáng kiến Giải pháp quản lý học sinh Lớp 1 trong giờ ra chơi
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận sáng kiến Giải pháp quản lý học sinh Lớp 1 trong giờ ra chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn công nhận sáng kiến Giải pháp quản lý học sinh Lớp 1 trong giờ ra chơi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Phổ Yên 1. Tôi ghi tên dưới đây Tỷ lệ (%) Trình độ đóng góp Số Ngày tháng Chức Họ và tên Nơi công tác chuyên vào việc TT năm sinh danh môn tạo ra sáng kiến Ngô Thị 24/09/1994 Trường Tiểu Giáo Đại học 100% 1 Thanh học Đắc Sơn viên Huyền I Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giải pháp quản lỷ học sinh lớp 1 trong giờ ra chơi tại Trường Tiểu học Đắc Sơn I, Phố Yên, Thái Nguyên 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Họ và tên: Ngô Thị Thanh Huyền - Trường Tiểu học Đắc Sơn I - thành phố Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Sáng kiến được nghiên cứu nhằm áp dụng vào lĩnh vực: Giáo dục 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Sáng kiến được tôi nghiên cứu và áp dụng tại lớp 1A Trường Tiểu học Đắc Sơn I - thành phố Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên từ tháng 9 năm 2022 (Năm học 2022 - 2023). 5. Mô tả bản chất của sáng kiến 5.1. Đặt vấn đề Trường Tiểu học là môi trường giáo dục hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện của học sinh. Để làm tốt được điều này thì phải tổ chức đúng đắn công tác dạy học và giáo dục. Trong đó, có công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp (sinh hoạt tập thể - giờ ra chơi) có mối quan hệ mật thiết với công tác giáo dục trong giờ lên lớp. Các loại hình hoạt động ngoài giờ, như vui chơi trong nhà trường và ở nhà cũng giúp cho các em phát triển về thể lực và cũng đóng góp một phần vào việc hình thành nhân cách. Năm học 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân công giảng dạy và làm công sinh có những buổi ra chơi bổ ích? Xuất phát từ những suy nghĩ đó tôi quyết định nghiên cứu và đưa ra: “Giải pháp quản lý học sinh lớp 1 trong giờ ra chơi tại Trường Tiểu học Đắc Sơn I, Phố Yên, Thái Nguyên ”. 5.3. Giải pháp thực hiện 5.3.1 Giáo viên phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. “ Cô giáo như mẹ hiền” Thật đúng như vậy, đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, nhất là đối với các em học sinh lớp 1. Ở nhà các em tiếp xúc chủ yếu với ông bà, bố mẹ, anh, chị. Khi đến trường các em tiếp xúc chủ yếu với cô giáo và các bạn. Lúc này cô giáo không chỉ là người giảng dạy, giáo dục, mà còn là mẹ hiền, là chị, là bạn đồng hành, luôn quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, trò chuyện với các em. Những lúc học sinh ra chơi cũng là lúc giáo viên được nghỉ ngơi sau một tiết học vất vả. Nên người giáo viên cũng muốn được thư giãn, chứ không muốn quan tâm để ý đến học sinh làm gì? chơi gì?. Chính vì lẽ đó lòng nhiệt tình,yêu nghề, mến trẻ của cô giáo là một tiêu chí cần thiết khi thực hiện nhiệm vụ này. Và tôi cũng vậy, tôi cũng phải rèn cho mình một tình yêu thương học sinh của mình để giúp các em có được những buổi ra chơi bổ ích, lý thú. Đó cũng chính là việc làm thứ nhất mà tôi muốn nhắc đến. 5.3.2 Giáo dục nhận biết trò chơi an toàn và trò chơi nguy hiểm. Để các em học sinh biết chơi các trò chơi an toàn, tránh xa các trò chơi nguy hiểm, thì việc quan trọng hàng đầu đó là giúp các em nhận biết, phân biệt được thế nào là trò chơi an toàn, thế nào là trò chơi nguy hiểm. - Trò chơi an toàn: là các trò chơi đảm bảo các yếu tố phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần: ô ăn quan, cá ngựa, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê,... - Trò chơi nguy hiểm: là các trò chơi có chứa đựng các yếu tố ảnh hưởng hoặc gây thương tích về thể chất và tinh thần: ném đá, đuổi bắt, đánh nhau,. Vì lý do đó, mà ngay từ những buổi đầu nhận lớp, làm quen với các em học sinh, tôi đã giáo dục, nhắc nhở các em. Khi vào năm học, trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, cuối mỗi tiết học và trong các buổi sinh hoạt lớp tôi luôn nhắc nhở, giáo dục các để các em ghi nhớ. Để giúp các em biết rõ hơn về những nguy hiểm cũng như hậu quả của những trò chơi không an toàn, tôi đã cho các em quan sát những hình ảnh hoặc những tai nạn thực tế xảy ra trong giờ ra chơi trên sân trường, từ đó các em sẽ ghi nhớ hơn. - Chuẩn bị: + Sân chơi hoặc bãi rộng, dây bịt mắt, các thành viên chơi. - Cách chơi: Trước lúc chơi quản trò cần lưu ý: Cho các xếp thành vòng tròn, phân một em làm "Chim đầu đàn", chọn một em khác bịt mắt rồi cho đứng ở giữa vòng tròn. Sau khi đã chuẩn bị mọi thứ ổn thỏa, quản trò ra hiệu để em ở giữa cởi bỏ khăn bịt mắt và bắt đầu tìm "Chim đầu đàn". Em đóng chim đầu đàn sẽ làm các động tác để các bạn khác làm theo như ngồi xuống, vỗ tay, nhảy,... Nếu bị phát hiện thì "Chim đầu đàn" sẽ bị bịt mắt và trò chơi tiếp tục. - Luật chơi: Em bị bịt mắt trong một thời gian nhất định (đã được quy định sẵn) nếu không phát hiện được "Chim đầu đàn" sẽ bị phạt. Bạn nào làm dấu giúp bạn quan sát phát hiện ra chim đầu đàn sẽ bị phạt. Hình ảnh 3: Các em học sinh chơi trò chơi: “Chim đầu đàn ” Hình ảnh 5: Các em học sinh đang chơi cờ vua Bên cạnh các trò chơi thì đọc sách, truyện cũng giúp các em tăng cường tính tập trung, khả năng phân tích, suy luận, tiếp nhận thông tin. Với điều kiện sẵn có là thư viện nhà trường có rất nhiều loại sách, truyện cho thiếu nhi. Tôi đã tuyên truyền, nhắc nhở, động viên các em thường xuyên đến với thư viện. Đồng thời kết hợp với nhân viên thư viện mang sách truyện đến với từng lớp, từng em học sinh. Đây chính là một trong những việc làm giúp các em có một giờ ra chơi an toàn. Thay vì việc các em chơi đuổi bắt, trèo cây,... thì giờ đây các em sẽ ngồi lại cùng nhau đọc sách, trao đổi thông tin, từng bước hoàn thiện kiến thức cho bản thân. Đầu năm học thì tôi lựa chọn những cuốn sách có nhiều kênh hình (vì học sinh chưa biết đọc) để gợi trí tò mò cho học sinh, có những buổi tôi đọc cho các em nghe. Sau đó là những cuốn truyện có nhiều chữ hơn và khích lệ các em tự đọc. Đặc biệt mỗi giờ ra chơi giáo viên có thể dành ít phút tương tác hỏi các em đã đọc được những gì, rút ra được bài học gì cho bản thân giúp các em thêm khắc sâu những gì đã đọc được. Không những vậy qua đọc sách đọc truyện còn gợi cho các em trí trò mò, luyện đọc và phát triển trí tuệ. Hình ảnh 7: Các em học sinh cùng nhau gấp giấy 6. Các thông tin cần được bảo mật: Không có. 7. về khả năng áp dụng của sáng kiến Khi áp dụng giải pháp mà tôi nêu trên các em sẽ hứng thú, vui vẻ với giờ ra chơi. Vừa giúp các em thoải mái, thư giãn sau những giờ học căng thẳng, lại vừa giúp các em rèn luyện nhân cách, phát triển tư duy. Sẽ không còn việc các em chơi những trò chơi nguy hiểm, quần áo lấm lem bụi đất, mồ hôi nhễ nhại. Các em sẽ lại tràn đầy năng lượng cho những tiết học tiếp theo. Giải pháp này hoàn toàn phù hợp với tâm lí của học sinh lớp 1 nói chung và học sinh tiểu học nói riêng. Nó là con đường giúp các em đến với tri thức ngắn nhất. Vì "chơi mà học - học mà chơi" là một hoạt động mang tính tự nguyện không gò ép tạo cho các em được sống là chính mình được tìm tòi, được khám phá 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Áp dụng đề tài cho giáo viên chủ nhiệm và toàn thể giáo viên bộ môn. - Việc triển khai giải pháp cần có thời gian nhất định, giáo viên phải khoa học, khéo léo áp dụng . - Giải pháp khả thi và vận dụng được với mọi đối tượng học sinh. Đặc biệt, các bậc phụ huynh học sinh dễ dàng tham khảo, vận dụng trong việc quản lý con em ở nhà. 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 9.1. Hiệu quả kinh tế Nhà trường không tốn nhiều chi phí khi giáo viên triển khai sáng kiến này. UBND THÀNH PHỐ PHỔ YÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẮC SƠN I ===***=== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỌC SINH LỚP 1 TRONG GIỜ RA CHƠI TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẮC SƠN I, PHỔ YÊN, THÁI NGUYÊN Tác giả: Ngô Thị Thanh Huyền Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Tiểu học Đắc Sơn I TP Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên Tháng 4, năm 2023
File đính kèm:
- don_cong_nhan_sang_kien_giai_phap_quan_ly_hoc_sinh_lop_1_tro.docx