Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 1 thích đi học và thích học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 1 thích đi học và thích học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 1 thích đi học và thích học
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUỐC OAI TRƯỜNG TIÊU HỌC PHÚ CÁT Sáng kiến kinh nghiệm BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT THÍCH ĐI HỌC VÀ THÍCH HỌC Lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm Cấp học: Tiểu học Tên tác giả: Nguyễn Thị Hạnh Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Cát Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2022 - 2023 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế cùng các nước trên thế giới. Giáo dục được coi là một trong những yếu tố then chốt góp phần tạo nên sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nền văn minh của đất nước. Với mục tiêu đào tạo con người, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, có nghề nghiệp và kỹ năng sống,... nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đang từng bước thay đổi, hoàn thiện mình để phù hợp vơi xu thế phát triển của thời đại. Giáo dục tiểu học được coi là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Trong suốt những năm công tác qua, tôi tiếp xúc với học sinh và tôi đã nhận ra rằng bản thân mình có vai trò vô cùng quan trọng trong việc “hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cở sở.” - Theo Luật giáo dục 2019/QH14, điều 29, khoản 2. Người giáo viên chủ nhiệm như là một người mẹ hiền thắp sáng lên những ánh sáng diệu kì, là người mở ra những con đường tươi đẹp. Ở lứa tuổi này, các em luôn muốn tự làm theo ý thích của bản thân và ham chơi nhiều hơn là ham học; đồng thời, kiến thức ngày càng khó, bài vở ngày càng nhiều. Các em luôn muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh mình. Chính vì vậy, phải học tập, thực hiện theo những khuôn khổ của nhà trường là việc các em cảm thấy không thoải mái, không muốn tuân thủ. Từ đó, các em có tâm lý không thích đến trường và không thích đi học. Qua những năm công tác và tìm hiểu, bản thân tôi nhận thấy rằng để giúp các em có sự ham thích học, ham thích đến trường, tạo sự hứng thú trong học tập thì người giáo viên chủ nhiệm cần phải có giải pháp cụ thể. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, qua nhiều năm làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp, tôi đã tìm tòi, học hỏi và đúc kết được một số kinh nghiệm để Mặt khác, trường Tiểu học Phú Cát khá thoáng mát, có nhiều cây xanh, phòng học đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho công tác giảng dạy. Bên cạnh đó, tôi luôn được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ từ phía phụ huynh học sinh trong các hoạt động, phong trào của lớp. 1.2. Cách làm cũ là những vấn đề còn hạn chế: Hiện nay ở Tiểu học, về vấn đề tạo nề nếp thích đến trường cho học sinh, giáo viên sử dụng các phương pháp và hình thức mang tính áp đặt. Trong các giờ học giáo viên còn làm mẫu nhiều mà chưa để các em tự phát hiện ra các kiến thức, cách làm chính vì thế dẫn đến việc học sinh tiếp thu thụ động, không tạo được hứng thú tìm tòi khám phá trong các tiết học và dẫn đến các con không thích học. 1.3. Nguyên nhân của hạn chế: - Năm học 2022- 2023 là năm học thứ 3 thực hiện chương trình GDPT 2018. Đi kèm với sự thay đổi đó là các quy trình dạy, tài liệu dạy và học có sự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế. Giáo viên vẫn còn gặp một vài khó khăn khi hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động học. - Giáo viên còn quen phương pháp truyền thống. - Sự quan tâm, đồng hành của một số phụ huynh với việc học của con còn chưa sát sao. - Việc xây dựng tổ chức các hoạt động còn thiếu đổi mới, chưa thường xuyên. - Do đặc thù của giáo viên tiểu học dạy nhiều môn và dạy cả ngày nên chưa có nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu, xây dựng các hoạt động. - Do thói quen theo hướng tiếp cận nội dung nên còn nhiều bỡ ngỡ khi xây dựng các hoạt động theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 1.4. Số liệu khảo sát: Năm học 2022 - 2023, tôi được nhận phân công giảng dạy lớp 1E. Tổng số học sinh của lớp là 31 em, có 13 em nữ. Ngay từ đầu năm học mới, sau khi nhận lớp tôi đã bắt tay ngày vào khảo sát “Việc thích đến trường của học sinh” của các em học sinh. niềm say mê đi học. Tôi xin đưa ra một số biện pháp cụ thể sau đây: 2.1. Biện pháp 1: Xây dựng không gian học tập tích cực, thân thiện Lớp học được là ngôi nhà thứ hai của các em, việc trang trí lớp là rất cần thiết để tạo cho các em một môi trường mới gần gũi, thân thiện, gây nhiều hứng thú trong các hoạt động học tập và còn góp phần cho học sinh nhận thức được ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Ý thức được điều đó, ngay từ đầu năm khi nhận lớp tôi đã phối hợp với phụ huynh trang trí lớp học vào chuẩn bị chu đáo trước khi đón học sinh mới, để các con đến trường với niềm vui hân hoan và sự thân thiện. Cùng phụ huynh trang trí lớp chào đón các em học sinh cần nhớ, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến các kiến thức được học hoặc cuộc sống xung quanh các em. Qua đó, các em có thể ghi nhớ những kiến thức quan trọng để mỗi lần nhìn thấy các em sẽ khắc sâu kiến thức cần nhớ và được học hỏi thêm những kiến thức hay. Cùng học sinh trang trí góc học tập trong lớp Góc thư viện: tôi dành một góc nhỏ làm thư viện, nơi tập trung những sách tham khảo, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng,... do chính các em học sinh mang đến đóng góp cho lớp; hướng dẫn cho trưởng ban thư viện tổ chức cho các bạn đọc sách đầu giờ học, giờ ra chơi. Việc đọc sách không những giúp các em thư giãn đầu óc sau những tiết học căng thẳng, mà còn giúp các em có thêm một lượng kiến thức bổ ích ngoài những gì học được từ sách giáo khoa. Thông qua hoạt động đọc sách, tôi rèn cho các em kĩ năng sống đọc sách xong nhớ để đúng nơi quy định, có ý thức bảo vệ tài sản của lớp. Góc thiên nhiên Hộp thư điều em muốn nói: Đây là nơi để các em bày tỏ ý kiến của mình, những thắc mắc về bài tập, Góc hình ảnh tập thể lớp 1E 2.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường gần gũi, thân thiện với học sinh Hầu hết đa số học sinh vừa bước vào môi trường học tập, các em đều ngại tiếp xúc với bạn bè và thổ lộ tâm tình hay thắc mắc với thầy cô. Đặc biệt là những em học sinh nhút nhát, rụt rè. Vậy để các em mạnh dạn, gần gũi với nhau hơn trong môi trường tập thể. Ngay từ những ngày đầu năm học, tôi tổ chức các hoạt động cho học sinh giao lưu, tìm hiểu về nhau. Để giúp các em biết quan tâm, giúp đỡ nhau, ban đầu trong mỗi ngày học, tôi dành ra một khoảng thời gian để trò chuyện cùng các em, hỏi các em có những gì vui, buồn, điều gì hay,... chia sẻ với cô và các bạn. Sau đó, tôi cho các em tự đi tìm hiểu, trao đổi và chia sẻ với nhau. Qua những hoạt động đó đã tạo mối gắn kết các em lại thành một tập thể đoàn kết, thương yêu, quý mến nhau. Ngoài ra, tôi còn tạo cho các em biết đối xử thân thiện, hòa nhã với nhau, xưng hô lịch sự, biết dùng lời hay ý đẹp để nói với nhau. Để từ đó các em có ấn tượng tốt với trường lớp, thầy cô, bạn bè mà thích đến trường, thích học. “Bạn là người rất gần gũi với học trò, hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng.” - (Trích điều 2 trong 20 điều giáo viên cần nhớ). các hình thức khác nhau như: “Đôi bạn cùng tiến”, “Thi đua học tập và làm theo Bác”, “Tôi là giáo viên”,... để học sinh giúp đỡ lẫn nhau. Cuối tháng tôi tiến hành tổng kết, tôi cho học sinh tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Hội đồng tự quản nhận xét, cá nhân tự nhận xét. Phần thưởng là những chiếc sticker, thư khen, những chiếc bút,. điều này đã động viên các em rất nhiều, nhằm tạo động lực cho các em tiếp tục phấn đấu. Tôi luôn dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên, khích lệ để học sinh biết phấn đấu hơn trong học tập để được là những tấm gương của lớp. Sau vài lần tuyên dương, tôi thấy các em tiến bộ rất nhiều. Nhìn những gương mặt rạng rỡ nụ cười khi được nhận những món quà, tôi cảm thấy hạnh phúc với niềm vui dâng trào. Tôi mang lại cho các em sự gần gũi, thân thiện và niềm tin, làm cho các em thích đi học và thích học với tôi. Đôi bạn cùng tiến Theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, học sinh với vai trò chủ động trong học tập và giáo viên là người hướng dẫn. Tôi hướng dẫn cho học sinh tự điều khiển một số hoạt động. Trong tiết dạy, tôi tăng cường đổi mới các phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức như: trò chơi, đóng kịch, phỏng vấn, ... học sinh sẽ cảm thấy học như chơi, chơi như học. Trong hoạt động nhóm, các em sẽ tự làm và tự trình bày kết quả của nhóm và được nhận xét, bổ sung nhóm bạn. Điều đó, giúp các em hiểu được vai trò và trách nhiệm của mình. Trong quá trình thao luận nhóm, các thành viên đều được thể hiện chính kiến của mình. Qua đó, tôi thấy được các học sinh rụt rè, nhút nhát đã mạnh dạn và tự tin lên hẳn, các em còn quan tâm và giúp đỡ nhau khi thảo luận nhóm. Làm việc nhóm trong tiết Tiếng Việt Tham gia hoạt động trải nghiệm cùng các em học sinh Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức. Khi tham gia, các em sẽ được trải nghiệm bản thân và học được tính tự lập. Được tham gia như vậy, học sinh sẽ thấy hứng thú với trường lớp và từ đó yêu trường yêu lớp và có thêm tinh thần trong học tập. Các em sẽ thấy thích đi học và thích học hơn. Tham gia tích cực các hoạt động của nhà trường, của Liên đội: Tôi thường xuyên phối hợp với các thầy cô phụ trách công tác đội, để thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động phong trào của học sinh lớp mình. Ngoài việc học kiến thức văn hóa, thì việc tham gia các hoạt động đội là một điều không thể thiếu. Thông qua đó, các em sẽ được rèn luyện thêm nhiều phẩm chất của người học sinh cần có như là: tình đoàn kết, lòng nhân ái, tinh thần cầu tiến... chuẩn bị bài cho ngày mai; yêu cầu phụ huynh trò chuyện với học sinh như: đố bé hôm nay học bài gì ở trường? Hay đố bé tính nhẩm nhanh giúp ôn lại kiến thức đã học. Từ đó, phụ huynh học sinh cảm thấy mỗi buổi học thật sự cần thiết và nhận thức được rằng tương lai của con em mình muốn rạng rỡ thì phải tập trung vào việc học tập. Có lẽ thế mà các phụ huynh sẽ quan tâm đến việc học của các em, họ không còn có ý nghĩ việc dạy học và giáo dục trẻ là trách nhiệm của riêng nhà trường và thầy cô. Để tạo thêm sự gắn kết với phụ huynh, tôi vận động các mạnh thường quân của lớp cùng tôi và các em học sinh: quét vôi và trang trí lớp, tạo mảng xanh lớp học, cùng hoạt động trong các ngày liên hoan... Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, tôi thường cập nhật những thông tin, hình ảnh về việc học tập của các em trên lớp qua mạng xã hội để phụ huynh yên tâm, tin tưởng tôi trong việc dạy các em. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng với phụ huynh mà trong quá trình chủ nhiệm của tôi, lớp tôi không có học sinh bỏ học và duy trì nề nếp lớp tốt. Tổ chức ngày Tết Trung Thu cùng các em học sinh làm trung tâm đặt mình vào vai trò của người học từ đó xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp. Khi giảng dạy cần lựa chọn nhiều phương pháp phù hợp, vận dụng việc đổi mới phương pháp, phải khơi gợi cho học sinh tính chủ động, ham thích học. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng được coi trọng hàng đầu và cần thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để tiết học được nhẹ nhàng, học sinh hào hứng học tập. Trong quá trình dạy học giáo viên cần dẫn dắt học sinh một cách nhẹ nhàng, dí dỏm, tạo cho các em sự tin cậy, yêu mến cô giáo, tinh thần vui vẻ, hồn nhiên để học tập. Và điều quan trọng hơn cả vẫn là lòng yêu trẻ, sự kiên trì, nhẫn nại và ý thức trách nhiệm của một người thầy giáo, cô giáo trực tiếp gần gũi các em hàng ngày, giúp các em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một niềm vui. III. Hiệu quả áp dụng Sau thời gian áp dụng các biện pháp trên đã thu được kết quả như sau: * Thành tích về học tập: + Hoàn thành chương trình lớp học: 31/31 HS =100% + Xếp loại giáo dục Hoàn thành xuất sắc Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành TS SL TL SL TL SL TL SL TL 31 9 29% 4 13% 18 58% 0 0% * Thành tích tham gia các phong trào, các Hội thi trong nhà trường: - Giải Nhất: Hội thi Văn nghệ (tập thể) - Tham gia thi Trạng nguyên Tiếng Việt cấp trường (6 em) - Tham gia thi giao lưu kiến thức cấp trường: (2 giải Nhất, 2 giải Nhì, 1 giải khuyến khích) - Giải Nhì thi viết chữ đẹp. - Tham gia làm thiệp Chào mừng ngày 20/10 (23 HS) - Tham gia quyên góp vở tặng bạn có hoàn cảnh khó khăn * Kết quả việc HS thích đi học, tích cực học tập *
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_thich_di.docx