Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn viết chính tả đúng, đẹp cho học sinh Lớp 1

doc 7 trang sklop1 20/02/2024 1750
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn viết chính tả đúng, đẹp cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn viết chính tả đúng, đẹp cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn viết chính tả đúng, đẹp cho học sinh Lớp 1
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THAN UYÊN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ MƯỜNG MÍT
 BÁO CÁO BIỆN PHÁP
 GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
 CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
 Tên chuyên đề: Biện pháp rèn viết chính tả đúng, đẹp cho học sinh lớp 1.
Tác giả: Bùi Thị Hải Hòa
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường Tiểu học xã Mường Mít.
 Mường Mít, ngày 14 tháng 10 năm 2020
 1 2. Phạm vi triển khai thực hiện chuyên đề
 - Thực hiện ở nội dung viết chính tả, môn Tiếng Việt; lớp 1A3, năm học 
2019 - 2020.
 3. Mô tả biện pháp rèn viết chính tả đúng, đẹp cho học sinh lớp 1.
 3.1. Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi viết, cách đặt vở và cầm bút.
 * Cách thực hiện:
 - Làm mẫu cho học sinh quan sát, tập ngồi viết đúng tư thế. Ngồi viết sao 
cho ngay ngắn, lưng thẳng không tì ngực vào bàn, hai chân đặt song song, 
vuông góc với mặt đất, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 - 30cm không xê dịch vở 
khi viết luôn luôn quan sát, nhắc nhở các em trong khi viết về tư thế ngồi đúng.
 - Làm mẫu cho học sinh quan sát cách cầm bút bằng tay phải, tay trái giữ 
mép vở, cầm bút và điều khiển bút bằng 3 đầu ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, 
ngón giữa) của bàn tay. Vở viết đặt nghiêng so với mép bàn một góc khoảng 15 o 
(nghiêng về bên trái).
 - Trong khi viết học sinh hay quên thường thay đổi tư thế ngồi viết tôi 
thường xuyên sửa tư thế ngồi viết cho từng em. Lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy 
các em cũng hình thành được thói quen ngồi viết đúng.
 3.2. Luyện viết các nét cơ bản.
 * Cách thực hiện:
 - Đầu tiên tôi kẻ bảng lớp giống với bảng con và vở ô ly của học sinh để 
các em dễ quan sát và học theo.
 - Cho học sinh nhận biết hình dạng, thuộc tên gọi của từng nét.
 - Tổ chức luyện viết các nét vào buổi 2 và lồng ghép vào tiết học tập viết 
và viết chính tả.
 - Luyện viết các nét trên bảng con, trên vở ô ly theo quy trình từng nét: 
 + Nét cong: điểm đặt bút ở phía trên hoặc phía dưới vòng sang trái hoặc 
sang phải tạo nét cong kín hoặc cong trái, cong phải. 
 + Nét móc ngược: điểm đặt bút xuất phát từ đường kẻ ngang thứ ba, kéo
thẳng xuống gần đường kẻ ngang một thì lượn cong sang bên phải nét bút chạm 
đường kẻ ngang một rồi đưa cong lên. Độ rộng của nét cong bằng 1/3 đơn vị. 
Điểm dừng bút ở đường hai.
 + Nét móc xuôi: điểm đặt bút từ đường kẻ ngang hai một chút, lượn cong 
tròn nét bút sang bên phải (Phần cong này có độ rộng bằng 1/3 đơn vị) sau đó 
viết tiếp nét thẳng đến khi chạm vào đường kẻ ngang một thì dừng lại.
 + Nét móc 2 đầu: cách viết này là sự phối hợp cách viết nét móc phải và 
nét móc trái. Cần lưu ý phía trên rộng gấp đôi nét móc bình thường phần nét 
móc phía dưới bằng độ rộng của nét móc ngược. 
 3 chữ cái đã học. Còn đối với những học sinh chậm, tôi cho luyện nhiều về viết 
các chữ cái theo mẫu cơ bản.
 3.3. Hướng dẫn kĩ thuật nối nét và viết dấu thanh.
 * Cách thực hiện kĩ thuật nối nét:
 - Trường hợp 1, nét móc cuối cùng của chữ cái đứng trước nối với nét móc 
đầu tiên của chữ cái đứng sau. Song cũng có trường hợp cần xê dịch khoảng 
cách giữa hai chữ cái sao cho vừa phải, hợp lí để chữ viết đều nét và có tính thẩm mĩ. 
 - Trường hợp 2, nét cong cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc 
hoặc nét hất của chữ cái sau. Đối với trường hợp này cần điều chỉnh về khoảng 
cách giữa hai chữ cái hoặc chuyển hướng ở cuối nét cong để nối sang nét móc 
hoặc nét hất sao cho hình dáng chữ cái vẫn rõ ràng và khoảng cách đều.
 - Trường hợp 3, nét móc hoặc nét khuyết của chữ cái trước nối với nét 
cong của chữ cái sau. Đối với trường hợp này, khi dạy viết cần lưu ý học sinh 
điểm kết thúc ở chữ cái trước để lia bút sang chữ cái sau.
 * Cách thực hiện kĩ thuật viết dấu thanh
 - Hướng dẫn cho học sinh nắm được tên gọi 6 dấu thanh và các dấu thanh 
ghi bằng kí hiệu: huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng.
 - Kích thước dấu thanh bằng 1/2 đơn vị chữ. 
 - Nhận biết dấu thanh: thanh huyền (là một nét xiên phải), thanh sắc (là 
một nét xiên trái), thanh hỏi (giống như nét móc xuôi), thanh ngã (là một nét 
lượn), thanh nặng (là một dấu chấm).
 - Vị trí dấu thanh đánh vào trên hoặc dưới âm chính và không vượt quá 
đơn vị chữ (li) thứ hai 
 + Khi âm chính là một âm đôi xuất hiện trong âm tiết mở (không có âm 
cuối) thì dấu thanh được đánh ở âm chính thứ nhất.
 + Khi âm chính là âm đôi xuất hiện trong âm tiết đóng (có âm cuối ) thì 
dấu thanh được đặt ở âm chính thứ hai.
 + Nếu chữ có dấu mũ thì dấu thanh nằm bên phải dấu mũ.
 - Cách đánh dấu thanh cũng cần đảm bảo sự hài hoà, cân đối, mang tính 
thẩm mĩ. Các dấu huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng thường được đặt vào vị trí khoảng 
giữa li (dòng kẻ ngang 4 và 3) đối với những chữ cái a, ă, o, ơ, i (y), u.
 3.4. Hướng dẫn viết thành bài chính tả
 * Cách thực hiện
 - Đối với việc viết bài chính tả, tôi thực hiện ở hoạt động nghe - viết trong tiết 
Tiếng Việt buổi 1; luyện nghe - viết buổi 2 chủ yếu cho nhóm học sinh chưa đạt chuẩn.
 - Nội dung bài viết ở buổi 1 theo chương trình sách giáo khoa, nội dung 
bài viết buổi 2 do tôi nghiên cứu xây dựng đoạn văn phù hợp với các âm, vần đã 
học để học sinh nhớ vần hơn.
 5 giỏi các cấp xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ 
năm học 2020 - 2021. 
 Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn.
 XÁC NHẬN CỦA BGH Mường Mít, ngày 14 tháng 10 năm 2020
 TRƯỜNG TH XÃ MƯỜNG MÍT TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ
 Bùi Thị Hải Hòa
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_viet_chinh_ta_dung_dep_c.doc