Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp trong công tác chủ nhiệm Lớp 1

doc 12 trang sklop1 20/02/2024 1762
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp trong công tác chủ nhiệm Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp trong công tác chủ nhiệm Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp trong công tác chủ nhiệm Lớp 1
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Đề tài: “CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 1” 
 Phần 1: Mở đầu 
 Ngay từ khi bước vào nghề Sư phạm, tôi đã coi đó là cái nghiệp mà mình phải 
theo và gắn bó suốt đời. Xuất phát bởi một mục đích ấy nên tôi coi công việc hằng 
ngày của mình như một phần lẽ sống. Tôi muốn công việc mình đã và đang làm sẽ 
thực sự có ích cho cộng đồng, cho chính bản thân mình. Do vậy nên tôi thường trăn trở 
tìm mọi cách để công việc của mình thu được kết quả. Kết quả ấy nằm ngay trong chất 
lượng giáo dục toàn diện của học sinh qua mỗi năm tôi dạy. 
 Tôi nghĩ rằng: Nếu mình yêu thích công việc của mình thì mình sẽ làm được tốt. 
Trẻ cũng vậy, các em đạt được hạnh kiểm tốt và văn hoá khá giỏi chính các em cũng 
phải yêu thích công việc của mình. Vậy làm thế nào để các em yêu thích công việc học 
tập của mình? Để đạt được điều đó trước tiên các em phải thích học. Từ kinh nghiệm 
thực tế tôi nhận thấy học sinh thích đi học là những học sinh tìm được niềm vui khi tới 
lớp, những cháu đó được thầy yêu, bạn mến và việc học tập đối với các cháu không 
mấy vất vả. Học sinh đến trường phải có niềm vui, có vui mới học được tốt. 
 Trong buổi học nhiệm vụ năm học đồng chí Hiệu trưởng có kêu gọi tập thể giáo 
viên trong trường “làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui”. 
Tôi rất tâm đắc với ý kiến trên. Bởi ý kiến đó đã trùng lặp với điều mình hằng trăn trở 
bao lâu nay. Thế là như một mầm cây ủ sẵn trong đất nay gặp mưa nên được dịp phát 
triển. Vào năm học mới, tôi định hướng trước cho mình phải gây được tâm thế cho học 
sinh trong những ngày đầu năm học để rồi dẫn dắt các em bước vào năm học đầy tự tin 
và phấn khởi. Để có được kết quả tưởng chừng như đơn giản thế thôi nhưng cách thức 
để đi đến cái đích đó thật không đơn giản chút nào. Có được niềm vui cho trẻ không 
phải tạo ra được từ một giờ học, một ngày học hay một tuần học mà phải lôi cuốn, gây 
hứng thú cho học sinh trên một bình diện rộng ở mọi nơi, mọi lúc, qua giao tiếp, qua 
cách cư xử, bảo ban của giáo viên cho học sinh. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải 
thật nhẫn nại, có tình thương thực với học trò. Chỉ có tình thương yêu thực sự và lòng 
cảm thông của cô mới đem lại niềm vui cho học sinh khi đi học. Phần 2: Nội dung 
 A . Cơ sở lý luận 
 1. Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 1 
 Học sinh lớp 1 còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh 
khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau. Đặc biệt tư 
duy trẻ lớp 1 cũng rất cụ thể cảm tính. Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước, hiếu 
động chưa biết tập chung lâu sự chú ý vào một cái gì đó. Năm đầu tiên của đời học 
sinh, trẻ rất bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ chơi sang hoạt học tập, đặc 
biệt rất dễ xúc động với các yêu cầu và quy tắc của trường học.
 2. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phát 
triển tư duy và nhận thức của học sinh. 
 Giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức của học 
sinh là mục tiêu và là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường phổ thông. Giáo dục đạo đức 
phải làm ngay từ nhỏ, càng sớm càng tốt, nhưng phải phù hợp với trẻ. Tục ngữ có câu: 
“Dạy con từ thuở còn thơ ”.
 Giáo dục đạo đức phải làm sớm, bởi lẽ: Tuổi thơ trong trắng dễ hấp thụ cái mới, để 
được cảm hoá, thuyết phục. Những điều răn dạy ban đầu đến với trẻ bao giờ cũng in 
dấu ấn sâu đậm nhất. Trong tâm trí trẻ nếu không có giáo dục sớm, trẻ cũng tiếp thu 
một cái gì đó ngoài dự kiến của chúng ta. Những cái đó nếu là điều sai trái, việc giáo 
dục lại khó khăn gấp bội . Kinh nghiệm của ông cha xưa đã đúc kết: 
 “Bé không vin, cả gãy cành !” 
 Học sinh lớp 1 cũng không phải là quá bé, với vốn ngôn ngữ, kinh nghiệm đạo đức 
và kiến thức đã thu được ở gia đình, nhà trẻ, các lớp mẫu giáo, các em có thể tiếp thu 
các chuẩn mực đạo đức và kiến thức ban đầu ở dạng hành vi cụ thể không khó khăn, từ 
đó làm nẩy nở những tình cảm, thói quen đạo đức và những tư duy ban đầu của các 
em. Và nếu chúng ta không quan tâm giáo dục ở lứa tuổi này thì đó là điều sai lầm của 
chúng ta và chúng ta là người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả đó. 
 3. Mục tiêu của công tác chủ nhiệm. 
 Công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học nhằm giúp học sinh: trường thì việc xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua các giờ 
chơi , giờ hoạt động tập thể ... là hết sức cần thiết và bổ ích. Vì vậy với khuôn khổ của 
đề tài này tôi chỉ đề cập đến vấn đề là: Xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách 
cho trẻ thông qua giờ chơi, giờ hoạt động tập thể. 
 a) Xây dựng , hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua giờ chơi. 
 Sau những giờ học căng thẳng và mệt mỏi thì giờ chơi là giờ các con được vui 
chơi thoải mái, chơi những gì mà con thích. Chính vì vậy mà đã nẩy sinh bao nhiêu 
vấn đề làm cho người làm công tác chủ nhiệm phải hết sức quan tâm , tìm ra những 
giải pháp phù hợp để giờ chơi thực sự trở thành một giờ chơi lành mạnh và bổ ích. 
Qua niều năm làm công tác chủ nhiệm tôi đã xây dựng cho mình kế hoạch để hướng 
dẫn các con có giờ chơi thật thoải mái, lành mạnh vổ ích cụ thể như sau:
 Ngay từ đầu năm tôi đã kết hợp với nhà trường và ban phụ huynh của lớp chuẩn bị 
cho các con một số vật dụng cần thiết phục vụ cho giờ chơi như: Cầu lông, dây nhảy, 
quả cầu, giấy vẽ, bút màu, phấn màu, bộ xếp hình, que tính, sách, báo, truyện, những 
viên sỏi trắng để chơi trò ô ăn quan .... 
 Đến giờ chơi tôi cho các con tự chọn các vật dụng để phục vụ trò chơi mà con 
thích . Với trò chơi mà các con chưa biết cách chơi tôi đã hướng dẫn và chơi cùng các 
con . 
 Ví dụ: Với những trò chơi đá bang, đá cầu, cầu lông hay nhảy dây hầu như các con 
đã biết nên các con có thể tự chơi. Nhưng với các trò chơi như xếp hình, sử dụng que 
tính, bút màu, phấn màu, giấy vẽ tôi sẽ hướng dẫn và có thể gợi mở ý tưởng cho các 
con . 
 Với bộ xêp hình: có thể chơi cá nhân, hay một nhóm từ 2 đến 3 em: xếp thành hình 
bông hoa, các con vật, ngôi nhà . 
 Với bút màu, phấn màu và giấy vẽ: các con có thể vẽ những tranh mình yêu thích 
trên giấy hoặc trên bảng lớp. Giáo viên có thể định hướng cho các con vẽ theo chủ 
điểm hàng tháng như tháng 9 về ngôi trường thân yêu; tháng 10 vẽ về chủ đề an toàn 
giao thông; tháng 11 vẽ về ngày nhà giáo Việt Nam; tháng 12 vẽ về chú bộ đội  
 Với que tính: Các con có thể thỏa thích xếp các hình đã học, xếp hình ngôi nhà 
nhiều tầng  giữ bí mật về chuyện gì? Các em bí mật cái mà có lẽ cả thế giới đều rõ. Và vấn đề 
không phải bí mật như thế nào, mà là ở chỗ có bí mật. Còn tôi lại muốn các em thể 
hiện sự ân cần nam giới với bạn gái. Vậy là sự mong muốn của chúng tôi trùng nhau: 
tôi cho các em nhiệm vụ bí mật còn các em cố gắng hoàn thành. 
 Khi các em trai đi vào lớp, tôi đóng cửa, để các em ngồi gần tôi và bắt đầu nói nho 
nhỏ, nghiêm túc: 
 - Thầy muốn tổ chức trong lớp chúng ta một hội những người đàn ông chân chính. 
Ai trong số các em muốn trở thành người đàn ông chân chính thì giơ tay! 
 Các em ngạc nhiên...
 a/ Trẻ rất thích được thể hiện mình. 
 Trong lớp tôi có một số học sinh thường thích mình là nhân vật trung tâm, muốn 
được làm mẫu để các bạn chú ý tán thưởng và đề cao mình. Nắm được đặc điểm tâm 
lý đó tôi thường tranh thủ cho các em có dịp thể hiện mình. 
 Trong giờ học toán Việt là một học sinh thông minh nhanh nhẹn thường làm toán 
xong trước các bạn,mỗi khi làm bài xong cháu thường ngoảnh đi ngoảnh lại khoe với 
các bạn “ tớ xong nhất’’ nhưng bài em làm rất ẩu. Để chấn chỉnh điều đó, tôi cho em 
lên bảng chữa bài kèm theo một điều kiện “Nếu trình bày đúng và đẹp cô sẽ thưởng 
cho điểm 10”. Vì cháu rất thích được bạn khen và thán phục mình, trước lời động viên 
và yêu cầu của cô nên cháu đã làm bài trên bảng vừa nhanh vừa trình bày bài cẩn thận. 
Cháu trở về chỗ ngồi với điểm10 và một tràng pháo tay giòn giã của các bạn. Cháu vui 
lắm nét mặt hớn hở , hãnh diện vì được các bạn đề cao là người giải toán nhanh nhất . 
 Cháu Quỳnh Chi cũng vậy, cháu có giọng đọc lưu loát, diễn cảm nên tôi cho cháu 
đọc bài mẫu cho các bạn,đọc truyện cho các bạn nghe đầu giờ cháu rất vui khi 10 được 
các bạn tặng cho danh hiệu “Người có giọng đọc của phát thanh viên”. Cũng từ đó tôi 
thấy các cháu trong lớp có sự thi đua ngầm, cháu nào cũng muốn được lên đọc như 
bạn. Trong giờ kể chuyện, Đạo đức, Tập đọc tôi thường xuyên cho các cháu đọc phân 
vai hay đóng những đoạn tiểu phẩm (giờ Đạo đức) đa số học sinh đều xung phong 
tham gia bởi các cháu muốn được dịp thể hiện mình, nội dung tiết học với các em 
mang tính tự nhiên, mọi thành viên đều cảm thấy vui vẻ thoải mái và rất tích cực hoà 
nhập với tập thể lớp, học sinh được thể hiện nhiều qua các tiết học trở lên bạo dạn tự động vất vả. Cũng chỉ cần có thế mà bữa cơm gia đình học sinh hôm ấy cảm thấy ngon 
miệng hơn và hạnh phúc hơn. Nhưng thực tế không phải bao giờ các cháu cũng học 
bài và làm bài chuyên cần để cô giáo sẵn lòng cho ngay điểm tốt. Nhiều khi kiểm tra 
bài, học sinh vì một lý do nào đấy không đủ bài tôi vẫn nghiêm khắc cho điểm kém 
kèm theo lời khiển trách nhưng vẫn ôn tồn mở lối cho học sinh. Nhắc cho học sinh nợ 
điểmđến lần kiểm tra sau đồng thời thông báo cho học sinh biết điều đó. Cách làm này 
đã làm mất đi sự thất vọng trong lòng các em và mở ra cho các em hy vọng để cố gắng 
ở lần sau. Những em này luôn có tư tưởng gỡ lại điểm nên đã: lập công chuộc tội “rất 
hào hứng xung phong được kiểm tra vào tiết học tiếp. Phụ huynh học sinh biết được 
điều đó đều cố gắng đọng viên con học và họ không băn khoăn, lo lắng về kết quả học 
tập của con mình có thể rơi vào mức độ “báo động” 
 3/ Niềm vui đến với trẻ 
 a) Thân thiết tình thầy trò 
 Tạo đựơc tâm thế cho học sinh trong buổi học là vô cùng cần thiết. Hiểu điều đó 
nên tiết đầu tiên tôi không bao giờ quở trách, trách phạt bất cứ một học sinh nào. Dù 
hôm đó học sinh đi muộn hay quên đồng phục hoặc quên sách, vở, thiếu phần chuẩn 
bị... Nếu nặng lời mắng mỏ sẽ đem lại cho học sinh đó nỗi buồn, cảm giác có tội sẽ đè 
nặng, phá tan sự tiếp thu của học sinh trong cả buổi học hôm ấy. Chính cô giáo cũng bị 
ức chế, buồn bực, tức tối trong suốt giờgiảng của mình. Để tránh tình trạng trên,sáng 
sáng khi bước chân vào lớp ttôi thường nghĩ ra một câu chào, một câu đùa hóm hỉnh 
hoặc sau lời chào là một vài cử chỉ ân cần: Khi thì sửa lại tóc cho em này, lúc lại cài áo 
cho em kia... vv...Để sao cho học sinh cảm nhận được một ngày học mới bắt đầu hết 
sức nhẹ nhàng và ấm áp. Đến cuối ngày học hôm ấy, tôi cho các em bình cjhọn ai học 
ngoan và ai tiến bộ nhất trong ngày. lúc đó là lúc mà tôi nhắc nhở khuyết điểm mà các 
cháu học sinh hồi sáng mắc phải. Nếu lỗi cháu đó mắc phải mà nặng, cháu sẽ tự đứng 
trước lớp tìm xem mình sai ở chỗ nào rồi hứa với tập thể lớp, với cô giáo sẽ sửa những 
sai lầm đó. 
 Cả ngày học sinh ở trường, cô giáo trong thời gian đó thay vai trò người mẹ ở nhà 
của các cháu. Mỗi khi có cháu kêu sốt, mệt hay đau bụng giữa tiết học tôi không làm 
ngơ mà ân cần hỏi han bình tĩnh sử lý lúc thì xoa cho cháu này chút dầu khi thì pha 
cho cháu khác cốc nước có cháu mệt quá không đỡ tôi đưa cháu xuống phòng y sỹ thấy trên gương mặt của các em sáng lên niềm hân hoan với những nụ cười hồn nhiên 
của con trẻ. 
 Mang niềm vui đến cho con trẻ từ những việc làm bình thường như vậy nhưng 
cũng khiến cho học sinh cảm thấy tình thương yêu và sự quan tâm săn sóc của cô với 
các cháu. Từ sự cảm nhận này khiến cả phụ huynh lẫn học sinh đều cảm thấy tin tưởng 
các cháu thấy mỗi buổi đến trường là một ngày vui. Khi phụ huynh gửi gắm các cháu 
cho nhà trường, cho cô mà hoàn toàn yên tâm vững dạ. 
 3. Kết quả 
 Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp một bằng những việc làm cụ thể đã 
nêu ở trên tôi nhặn thấy có sự chuyển biến rõ rệt qua các số liệu thống kê sau: 
............................................................................................................................

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_trong_cong_tac_chu_nhiem_lop.doc