Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1

docx 29 trang sklop1 20/02/2024 2680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Tự nhiên và xã hội là một môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ 
bản ban đầu về các sự vật, sự kiện hiện tượng trong tự nhiên, xã hội với mối 
quan hệ trong đời sống thực tế của con người. Trong chương trình Tiểu học, 
cùng với Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội trang bị cho các em học sinh 
những kiến thức cơ bản của bậc học, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách 
toàn diện của con người. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục nước 
nhà, chương trình giáo dục bậc Tiểu học đã thực hiện đổi mới Sách giáo khoa và 
nội dung chương trình dạy học ở các lớp, các môn học nói chung và môn Tự 
nhiên và xã hội lớp 1 nói riêng. Chương trình đã được xây dựng theo quan điểm 
tích hợp. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với quy luật nhận thức của con 
người từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Thực hiện tốt mục tiêu đổi 
mới của môn Tự nhiên và Xã hội, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các 
phương pháp dạy học sao cho học sinh là người chủ động, nắm bắt kiến thức của 
môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu 
cầu tự học, tự phát hiện tự giải quyết các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài 
học, từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học. 
 Từ thực tế giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội ở trường Tiểu học Đặng Trần 
Côn, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung Sách giáo khoa và phương pháp dạy học 
để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. 
Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu, lựa chọn đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy 
học môn Tự nhiên và xã hội lớp 1”. 
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 1. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm ra một số biện pháp nhằm đổi 
mới phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1. 
Đó cũng là nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học nói chung, mong các 
em trở thành những con người phát triển toàn diện, có ích cho xã hội và đất 
nước.
 2. Tạo cho học sinh phương pháp tư duy lô gic, rèn học sinh tính chủ động, tự 
tìm tòi, khám phá tìm hiểu con người cuộc sống xung quanh về tự nhiên và xã 
hội.
 1/29 Phần II: Xã hội (11 bài)
 Phần III: Tự nhiên (14 bài)
 Ngoài ra tôi còn nghiên cứu chương trình Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học để 
thấy cấu trúc đồng tâm phát triển qua các lớp, từ lớp 1 đến lớp 5.
 2. Nghiên cứu thiết kế bài dạy Tự nhiên và Xã hội
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách hướng dẫn, các tài liệu có liên quan.
 3. Nghiên cứu giờ dạy và học Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 nói chung và 
tình hình thực tế của học sinh lớp 1A7 trường Tiểu học Đặng Trần Côn.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
 1. Cơ sở lý luận
 Môn Tự nhiên và xã hội là một môn học mang tính tích hợp cao. Tính tích 
hợp ấy được thể hiện ở 3 điểm sau: 
 - Chương trình môn Tự nhiên và xã hội xem xét Tự nhiên – con người – xã 
hội trong một thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. 
 - Các kiến thức trong chương trình môn học Tự nhiên và xã hội là kết quả của 
việc tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học như: Sinh học, Vật lí, Hoá 
học, Dân số. 
 - Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội có cấu trúc phù hợp với nhận thức 
của học sinh. Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội có cấu trúc đồng tâm phát 
triển qua các lớp, cùng là một chủ đề dạy học nhưng ở lớp 1 kiến thức trang bị 
sơ giản hơn ở lớp 2 và cứ như vậy mức độ kiến thức được nâng dần lên ở các 
lớp cuối cấp. 
 Tự nhiên và Xã hội là một môn học có thể nói cung cấp, trang bị cho học sinh 
những kiến thức về Tự nhiên và Xã hội trong cuộc sống hàng ngày xảy ra xung 
quanh các em. Các em là chủ thể nhận thức, vậy nên khi giảng dạy giáo viên tích 
cực đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của lứa 
tuổi học sinh, để có những hoạt động tích cực đến quá trình lĩnh hội tri thức của 
trẻ. Người giáo viên phải thường xuyên có biện pháp tâm lí, kích thích học sinh 
học tập như : khen ngợi, tuyên dương, tạo hứng thú cho học sinh phát triển ghi 
nhớ các biểu tượng, khái niệm kiến thức đến từ cả 5 giác quan thính giác, thị 
 3/29 - Sự hiểu biết của giáo viên còn hạn chế, ít cập nhật thông tin về sự phát triển 
của Khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn 
Tự nhiên và Xã hội lớp 1 là vấn đề nóng bỏng, cần thiết để giáo viên bắt nhịp 
với việc đổi mới chung của ngành giáo dục và cũng chính là để học sinh chủ 
động trong học tập có phương pháp, tự chiễm lĩnh, tự tìm kiếm kiến thức mới 
trở thành những người năng động sáng tạo, làm bước đà để học sinh thích ứng 
với sự phát triển nhanh chóng của Xã Hội, của Khoa học công nghệ. 
 Những vấn đề trăn trở và tồn tại trên là động cơ thúc đẩy tôi nghiên cứu thực 
tế giảng dạy, tìm tòi tham khảo sách báo, tạp chí, chuyên san để bắt tay xây 
dựng chuyên đề: “ Đổi mới phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 
1.” 
 II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Xuất phát từ tình hình thực tế như trên, nắm bắt được vai trò quan trọng của 
môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 nói riêng cũng như chương trình tiểu học nói 
chung nên tôi đã đi sâu tìm hiểu “Đổi mới phương pháp dạy học môn Tự nhiên 
và Xã hội Lớp 1” giúp các em có hứng thú, chủ động học tập, chiếm lĩnh tri 
thức.
 1. Để đạt hiệu quả cao trong tiết dạy, người giáo viên phải nghiên cứu kỹ 
chương trình sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 1 nói riêng và toàn bộ 
chương trình Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học nói chung.
 Nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội được chia làm 2 giai đoạn:
 * Giai đoạn 1: Từ lớp 1 đến lớp 3. Học sinh được trang bị những kiến thức sơ 
giản ban đầu về con người và sức khoẻ, về thế giới tự nhiên và xã hội quanh các 
em. 
 Lớp 1: Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội đã được thay đổi theo hướng 
tích cực cả nội dung của môn giáo dục sức khoẻ. Chương trình gồm 35 bài (32 
bài học và 3 bài ôn tập) được chia làm 3 chủ đề: 
 - Con người và sức khoẻ
 - Xã hội
 - Tự nhiên 
 Khi học sinh học xong lớp 1 học sinh biết: 
 - Sơ lược về cơ thể con người, cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và vui chơi an 
toàn. 
 5/29 sách có kênh hình chiếm ưu thế đã thực sự là nội dung học tập chính. Những 
hình ảnh trong sách giáo khoa đúng vai trò kép, vừa làm nhiệm vụ cung cấp 
thông tin, vừa làm nhiệm vụ chỉ dẫn học tập. Kênh chữ ngắn gọn chủ yếu là các 
lệnh đưa ra một cách ngắn gọn xúc tích, dễ hiểu, dễ nhớ. Với một số bài khó như 
bài 6 (sự tiêu hoá thức ăn), bài 31 (Mặt trời),  kênh chữ xuất hiện với vai trò 
cung cấp thông tin. Cách trình bày một bài và các “lệnh” chỉ dẫn cho học sinh 
một chuỗi các trình tự học tập như quan sát thực hành, liên hệ thực tế và trả lời 
để học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới. Tóm lại: Nội dung kiến thức trong toàn bộ 
Tự nhiên và Xã hội lớp 2 được phát triển theo nguyên tắc từ gần đến xa, dẫn dắt 
học sinh mở rộng vốn hiểu biết từ bản thân đến gia đình, trường học, từ cuộc 
sống xã hội xung quanh đến thiên nhiên rộng lớn, từ những cây cối, con vật 
thường gặp đến Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao. 
 Lớp 3: Nội dung chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có 3 chủ đề gồm 70 
tiết của 35 tuần. Trong đó có 63 bài học mới và 7 bài ôn tập được phân phối: 
 - Con người và sức khoẻ: 16 bài mới và 2 bài ôn tập. 
 - Xã hội: 18 bài mới và 3 bài ôn tập, kiểm tra. 
 - Tự nhiên: 29 bài mới và 2 bài ôn tập kiểm tra. 
 Cũng như các sách Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, nội dung kiến thức trong toàn 
bộ sách Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được phát triển theo nguyên tắc từ gần đến xa, 
dẫn dắt học sinh mở rộng vốn hiểu biết từ bản thân đến gia đình, trường học, từ 
cuộc sống xã hội xung quanh đến thiên nhiên rộng lớn, từ những cây cối, con vật 
thường gặp đến mặt trời, trái đất và mặt trăng. Nội dung kiến thức trong chủ đề 
đều được tích hợp nội dung giáo dục sức khoẻ một cách hợp lý nhuần nhuyễn; đi 
từ sức khoẻ cá nhân trong chủ đề con người và sức khoẻ đến sức khoẻ cộng 
đồng trong chủ đề xã hội và sức khoẻ môi trường trong chủ đề Tự nhiên. 
 * Giai đoạn 2: ( lớp 4, 5) 
 Tự nhiên và Xã hội được chia làm 3 phân môn: Môn khoa học; môn Địa lí; 
môn Lịch sử. Các phân môn này cũng tương đương với các môn học khác trong 
chương trình tiểu học. Mặc dù được chia làm 3 phân môn riêng, song khoa học, 
lịch sử, địa lí đều cung cấp cho học sinh kiến thức về Tự nhiên và Xã hội, giúp 
học sinh biết ứng dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày. Riêng lớp 5 học sinh 
được học những kiến thức rộng hơn về châu lục và các đại dương trên thế giới. 
Thời lượng học tập dành cho môn Tự nhiên và Xã hội lớp 4,5 tương đối nhiều: 4 
tiết /1 tuần: Khoa học 2 tiết/1tuần; Lịch sử:1 tiết/1 tuần; Địa lí 1 tiết/1tuần. 
 2. Nghiên cứu kỹ quy trình dạy tiết Tự nhiên và Xã hội lớp 1. 
 7/29 - Luyện tập thực hành. 
 - Điều tra. 
 * Hoạt động 3: Trò chơi học tập hoặc làm phiếu bài tập theo yêu cầu.
 a) Mục tiêu: 
 - Củng cố kiến thức, kĩ năng vừa học. 
 - Gây hứng thú, xua tan mệt mỏi sau các hoạt động quan sát hình thành kiến 
thức. 
 - Tích cực hoá của học sinh. 
 b) Cách tiến hành: Giáo viên sử dụng phương pháp: 
 - Quan sát. 
 - Trò chơi. 
 - Đóng vai. 
 - Điều tra. 
 Sau mỗi hoạt động giáo viên cần chốt kiến thức, kỹ năng trọng tâm đã cung 
cấp cho học sinh. 
 c) Củng cố dặn dò (2 - 3’) 
 - Giáo viên nêu 1 - 2 câu hỏi để kiểm tra kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh 
đã nắm được qua giờ học. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học. 
 III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
 LỚP 1
 Trong quá trình giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, tôi thấy có thể chia 
các phương pháp dạy học thành các nhóm phương pháp sau: 
 Nhóm 1: Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp động não và 
phương pháp nghiên cứu tình huống đóng vai.
 - Ở phương pháp thảo luận, giáo viên tổ chức đối thoại giữa mình và học sinh 
hoặc giữa học sinh với học sinh, nhằm huy động trí tuệ của tập thể, giải quyết 
một vấn đề do thực tế cuộc sống đòi hỏi để tìm hiểu hoặc đưa ra những giải 
pháp, những kiến nghị, những quan niệm mới. Học sinh giữ vai trò tích cực và 
chủ động tham gia thảo luận và tranh luận. Giáo viên giữ vai trò nêu vấn đề gợi 
ý khi cần thiết và tổng kết thảo luận. Khi tổ chức hoạt động giáo viên có sử dụng 
 9/29 Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát các hình trong SGK/14,15, sau đó 
thảo luận theo nhóm nội dung các câu hỏi (sử dụng máy chiếu các slide câu hỏi 
và các tranh trong sách giáo khoa) như sau: 
 - Các bạn trong tranh đang làm gì?
 - Nêu các việc nên làm và không nên làm để chăm sóc và bảo vệ răng.
 - Chăm sóc và bảo vệ răng có lợi gì?
 * Hoạt động 2: 
 Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai theo tình huống: “Buổi tối anh đi 
sinh nhật bạn về mang cho em một gói kẹo và bảo em ăn. Nếu là người em, con 
sẽ nói gì và làm gì?” 
 - Giáo viên theo dõi diễn xuất của các em, hướng dẫn các học sinh còn lại 
nhận xét đánh giá cách ứng xử của các bạn. 
 Chú ý: Khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần đưa ra câu hỏi thảo luận; 
nêu rõ mục đích thảo luận để hướng học sinh vào hoạt động. Tránh tình trạng 
chỉ có một học sinh làm việc, còn lại nói chuyện hoặc xem tranh ảnh khác trong 
sách, gây mất tập trung cho cả nhóm, gây ồn ào, giáo viên không bao quát được. 
Khi nêu câu hỏi động não giáo viên cần đưa câu hỏi vừa sức, mang tính thực tế 
học sinh có thể vận dụng kiến thức vốn sống thực tế vào bài học được dễ dàng. 
Khi tổ chức nghiên cứu tình huống và đóng vai giáo viên nên đưa ra những tình 
huống đơn giản gần gũi, dễ giải quyết để học sinh nhập vai và thể hiện thành 
công vai diễn của mình 
 Nhóm 2: Phương pháp trò chơi và phương pháp luyện tập thực hành. 
 Ở phương pháp trò chơi giáo viên tổ chức học sinh tham gia trò chơi một cách 
có chủ định mà không cần luyện tập trước. Đây là một dạng hoạt động mang 
tính sáng tao. Khi tổ chức giáo viên cần đóng vai trò là trọng tài điều khiển cuộc 
chơi, học sinh là người thực hiện.Còn phương pháp luyện tập – thực hành thì 
giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành luyện tập để củng cố lại những kiến 
thức mà bài dạy hoặc chủ điểm đã đặt ra. Để thực hành luyện tập giáo viên có 
thể tổ chức nhiều hình thức như: làm phiếu bài tập, triển lãm hoặc tham quan. 
Nhóm phương pháp này là nhóm phương pháp đặc trưng kết hợp thành một 
nhóm sử dụng chính trong chủ đề:” Con người và sức khoẻ.” Nó giúp học sinh 
tập luyện theo hiểu biết kiến thức đã học. 
 Ví dụ: Bài 10 “Ôn tập: Con người và sức khoẻ”
 11/29

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_mon_tu_nhi.docx