Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh Lớp 1
Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 UBND HUYỆN HOÀI ĐỨC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÂN CANH ============ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH LỚP 1 Lĩnh vực: Khác ( Kĩ năng sống) Cấp học : Tiểu học Tên Tác giả: Nguyễn Vân Anh Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vân Canh Chức vụ: Giáo viên Năm học : 2019 - 2020 1 / 15 Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: 1.1. Về mặt lí luận: Nhiệm vụ then chốt của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những chủ nhân tương lai đủ tâm, đủ tài để xây dựng đất nước. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, để theo kịp sự phát triển chung của giáo dục thế giới, để đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện cả Đức- Trí- Thể- Mĩ; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có rất nhiều đổi mới về giáo dục học sinh Phổ thông nói chung, học sinh Tiểu học nói riêng. Trường học không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức, tri thức mà còn trang bị cho các em những kĩ năng, bồi dưỡng năng lực cần thiết. Đến trường, các em được lĩnh hội những kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, về cuộc sống xung quanh, được tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động của cộng đồng, tham gia các trò chơi... Thông qua các hoạt động đó giúp các em rèn luyện, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống với phương châm: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Ở Việt Nam, ngay từ thời xa xưa, ông cha ta đã coi trọng trải nghiệm thực tiễn trong giáo dục cũng như trong lao động sản xuất. Điều đó được thể hiện rất rõ qua các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ: “Trăm hay không bằng tay quen” “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” 1.2. Về mặt thực tiễn: Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể dự kiến triển khai thực hiện bắt đầu từ năm học 2020- 2021, hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục trong nhóm các môn học bắt buộc. Đây là hoạt động giáo dục và dạy học được tổ chức trong môi trường học tập bằng chính sự trải nghiệm của mỗi cá nhân. Hoạt động trải nghiệm ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những kĩ năng sống cơ bản, thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sống hàng ngày, nền nếp học tập ở nhà cũng như ở trường; biết tuân thủ các nội quy, quy định; bắt đầu có định hướng tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa; có ý thức làm việc nhóm, ý thức tham gia hoạt động lao động, hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng; bước đầu biết cách tổ chức một số hoạt động đơn giản; làm quen và hình thành hứng thú với một số nghề gần gũi với cuộc sống của học sinh. Trên thực tế, hoạt động trải nghiệm đã được tổ chức ở các tiết hoạt động ngoài giờ chính khóa, hoạt động tập thể... trong chương trình giáo dục hiện hành. Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi thấy rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm thiết thực như múa hát, trò chơi, vẽ tranh, lao động... mang lại hiệu quả cao nhất. Tham gia hoạt động trải nghiệm không những giúp các em học sinh lĩnh hội các kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội một cách chủ động, tích cực mà còn giúp các em hình thành và phát triển các kĩ năng sống một cách đa dạng. Thông tư 30 về quy định đánh giá học sinh Tiểu học có hiệu lực từ ngày 15- 10- 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng thể hiện rõ mục tiêu giúp học 3 / 15 Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 nhiều chuyển biến tích cực, nhận được sự quan tâm, sự chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý giáo dục. Các giáo viên trực tiếp đứng lớp coi trọng, có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động. Việc đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động cũng được chú trọng. Tuy nhiên thực tế vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu của học sinh cũng như yêu cầu giáo dục của các hoạt động. Việc triển khai các hoạt động trải nghiệm còn gặp không ít khó khăn như: - Một số phụ huynh còn chưa hiểu hết tầm quan trọng của các hoạt động trải nghiệm trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống nên chưa tích cực phối hợp với giáo viên trong các hoạt động, chỉ tập trung cho con học các môn văn hóa mà không quan tâm đến việc cho con tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng. - Một số học sinh còn nhút nhát, chưa quen với môi trường học mới. - Học sinh còn chậm chạp, chưa có hiểu biết về kĩ năng sống trong các hoạt động trải nghiệm. - Ý thức giữ gìn và bảo quản đồ dùng học tập chưa cao. Một số học sinh chưa có nề nếp lao động tự phục vụ. - Học sinh chưa có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường và vứt rác đúng nơi quy định. Chính vì vậy hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm, giáo dục kĩ năng sống còn chưa cao, chưa phát huy được hết ý nghĩa thực của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 2.3. Kết quả điều tra trước khi thực hiện. Hứng thú Hợp tác và Mạnh dạn, Ý thức Sĩ tham gia chia sẻ tự tin lao động Lớp số hoạt động SL % SL % SL % SL % 2018-2019 1A 39 25 64,1 20 51,3 23 59 18 46,2 3. Mục đích nghiên cứu: - Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh: + Giúp các em hình thành và phát triển các kĩ năng sống. + Giúp các em tự tin, mạnh dạn bộc lộ và thể hiện khả năng của mình để khẳng định bản thân. + Hình thành cho các em những thói quen, hành vi và đức tính tốt: Tình yêu quê hương, đất nước; tình cảm gia đình, tinh thần đoàn kết; sự cảm thông, chia sẻ; tình cảm nhân ái ... - Tạo cho các em niềm vui, hứng thú, thoải mái khi đến trường và tham gia các hoạt động giáo dục, học tập; hứng thú và có ý thức lao động. 5 / 15 Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 * Chủ đề: Mái trường thân yêu của em - HĐ 1: Làm quen bạn bè, thầy, cô giáo. Tháng 9 - HĐ 2: Tìm hiểu về nhà trường và nội - Trang trí lớp học. quy trường học. - Mũ bảo hiểm- người bạn đường của em. - HĐ 3: Vui Trung thu. - Tập làm đèn lồng bằng giấy và bày mâm ngũ quả. * Chủ đề: Vòng tay bè bạn - HĐ 1: Kể về người bạn mới của em. -Làm thiệp chúc mừng Tháng 10 - HĐ 2: Trò chơi " Kết bạn". ngày Phụ nữ Việt Nam - HĐ 3: Trò chơi " Sóng biển". 20-10. * Chủ đề: Biết ơn thầy giáo, cô giáo - HĐ 1: Thầy giáo, cô giáo của em. - Thi văn nghệ chào Tháng 11 - HĐ 2: Chúng em hát về thầy, cô giáo. mừng ngày Nhà giáo - HĐ 3: Hội vui học tập. Việt Nam. - HĐ 4: Trò chơi " Bỏ rác vào thùng". - Vẽ tranh chủ đề “ thầy cô- mái trường mến yêu” * Chủ đề: Uống nước nhớ nguồn - HĐ 1: Nghe kể chuyện về các anh - Xem phim tài liệu, lịch hùng liệt sĩ trẻ tuổi. sử, nghe kể về một số - HĐ 2: Hát về anh bộ đội. anh hùng liệt sĩ của Việt Tháng 12 - HĐ 3: Tham quan di tích, đền thờ, Nam. tượng đài kỉ niệm anh hùng dân tộc. - Tham quan nông trại giáo dục Erahouse. * Chủ đề: Ngày Tết quê em - HĐ 1: Trò chơi " Mười hai con giáp". - Dọn vệ sinh, trang trí Tháng 1 - HĐ 2: Tiểu phẩm " Cây lộc". lớp học đón Tết Nguyên đán. - HĐ3: Nói lời chúc mừng năm mới. -Trò chơi “Lì xì may mắn”. * Chủ đề: Em yêu Tổ quốc Việt Nam - HĐ 1: Nghe kể chuyện truyền thống - Tập nhảy dân vũ “ Như Tháng 2 quê hương. hoa mùa xuân” dự thi - HĐ 2: Hát về mùa xuân. ngày “Hội sách xuân - HĐ 3: Tham quan danh lam thắng 2020” cảnh địa phương. -Ủng hộ quỹ “Vì bạn - HĐ 4: Chơi trò chơi dân gian. nghèo”. * Chủ đề: Yêu quý mẹ và cô giáo - HĐ 1: Trò chơi " Bàn tay kì diệu". - Làm thiệp tặng bà, tặng Tháng 3 - HĐ 2: Quà 8 - 3 tặng mẹ. mẹ nhân ngày Quốc tế - HĐ 3: Tiểu phẩm '' Ai yêu mẹ nhất". Phụ nữ. 7 / 15 Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 thú vị các em sẽ được tìm hiểu qua các môn học. Ví dụ: Môn Tiếng Việt giúp các con biết đọc, biết viết, các con sẽ viết được tên mình, tên của bạn bè, người thân, các con cũng sẽ tự mình đọc được sách, truyện. Môn Toán giúp các con biết cộng, trừ, biết làm bài toán. Môn Tự nhiên và xã hội các con sẽ được tìm hiểu về cây cối, động vật; tại sao cây lại có hoa; tại sao quả trứng lại nở ra con gà... Môn Âm nhạc giúp các con biết hát và biểu diễn thật nhiều bài hát hay... - Tổ chức các hoạt động mang tên " Khám phá trường Tiểu học của em". Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh hiểu biết về trường, về truyền thống của trường để gieo vào tâm hồn các em tình yêu, sự gắn bó với trường, lớp, thầy cô. + Tham quan khuôn viên trường: thăm khu hiệu bộ ( phòng làm việc của cô Hiệu trưởng, cô Hiệu phó, phòng Hội đồng Sư phạm, phòng Y tế, phòng Truyền thống, phòng hoạt động Đội); thăm các phòng học ( phòng Thư viện, phòng Âm nhạc, phòng Mĩ thuật, phòng Tiếng Anh, phòng Tin học, phòng Thể chất); thăm khu nhà bếp và đặc biệt là giới thiệu khu nhà vệ sinh để giúp các con biết được vị trí phòng nam, phòng nữ. - Tổ chức biểu diễn văn nghệ, múa hát để học sinh thể hiện năng khiếu, sở thích của bản thân ngay ngày đầu nhận lớp. - Sắp xếp chỗ ngồi, hướng dẫn học sinh cách ngồi học, cách cầm bút, cách sắp xếp sách vở gọn gàng, cách xếp hàng ra vào lớp... - Ngoài ra trong các buổi tập trung học sinh làm quen với trường, lớp trước khi khai giảng thì các em được tham gia những tiết học bổ ích, sáng tạo khác. Khoa học vui là một trong những tiết học được các em rất thích; các em được xem, được làm những thí nghiệm đơn giản như là Bé làm đèn Lava, Bé tạo núi lửa, vũ điệu của sữa, chiếc cốc thần kì, cầu vồng 7 màu trong cốc Những tiết học làm đồ dùng, đồ chơi cũng làm các bé thích thú vì tự chính tay mình làm nên những đồ chơi bằng giấy, bìa để khoe với bố mẹ. Việc giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà cũng được các em hưởng ứng rất nhiều. Các em học được cách nhặt rau, rửa cốc chén sạch sẽ, quét nhà đúng cách, gấp quần áo phẳng và đẹp..... Những tiết học đó vừa bổ ích vừa tạo được hứng thú học tập cho các em khi làm quen với ngôi trường mới. 1.3. Biện pháp 3: Xây dựng và triển khai các hoạt động theo tháng, theo chủ đề ở các tiết Hoạt động ngoài giờ chính khóa, Hoạt động tập thể. Đây chính là nội dung các tiết hoạt động ngoài giờ chính và hoạt động tập thể. Tuy nhiên, khi thực hiện, để phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương cũng như phù hợp với đặc điểm của học sinh lớp mình, tôi đã có một số bổ sung, chỉnh sửa. a. Tháng 9 với chủ đề: " Mái trường thân yêu của em" - Học sinh lớp 1 mới vào trường còn bỡ ngỡ, vì vậy các hoạt động làm quen trường lớp, thầy cô và bạn bè vẫn rất cần thiết. Hoạt động này trên thực tế tôi đã tổ chức cho các em trong tháng 8, vào các buổi tập trung chuẩn bị khai giảng. Trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp đầu tiên của tháng 9 tôi đã tổ chức theo hình thức mới với yêu cầu cao hơn. Các em không tự giới thiệu về bản thân 9 / 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ky_nang_song_qua_cac_hoat_don.docx