Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên tiểu học trong công tác chủ nhiệm Lớp 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên tiểu học trong công tác chủ nhiệm Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên tiểu học trong công tác chủ nhiệm Lớp 1
“Giáo viên tiểu học trong công tác chủ nhiệm lớp” MỤC LỤC Trang Đặt vấn đề 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2 3. Phương pháp nghiên cứu 2 Giải quyết vấn đề 3 I. Cơ sở lý luận 3 II. Thực trạng 5 1. Đối với giáo viên 5 2. Đối với học sinh 5 III. Các biện pháp tổ chức thực hiện: 5 1. Xây dựng nền nếp lớp học 5 2. Trang trí lớp học thân thiện 13 3. Tăng cường sự tham gia của học sinh: 18 Kết luận chung: 22 3. Một số hình ảnh lớp 1C trường tiểu học Lê Lợi 23 4. Tài liệu tham khảo Nguyễn Thị Huyền – Trường TH Lê Lợi- TP Bắc Giang - 1 - “Giáo viên tiểu học trong công tác chủ nhiệm lớp” - Rèn luyện tinh thần năng động, lòng say mê, sáng tạo, cố gắng học tập để nâng cao chất lượng dạy và học. 4. Giới hạn của đề tài: Khi viết sáng kiến kinh nghiêm này, tôi hướng vào các nội dung sau: 1. Xây dựng nề nếp lớp học. 2. Trang trí lớp học thân thiện. 3. Tăng cường sự tham gia của học sinh. Đây là 3 công việc quan trọng mà tất cả các giáo viên chủ nhiệm lớp đã và đang làm. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận. 1. Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 1. Học sinh lớp 1 còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau. Đặc biệt tư duy trẻ lớp 1 cũng rất cụ thể cảm tính. Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước, hiếu động chưa biết tập trung lâu sự chú ý vào một cái gì đó. Năm đầu tiên của đời học sinh, trẻ rất bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ chơi sang hoạt học tập, đặc biệt rất dễ xúc động với các yêu cầu và quy tắc của trường học. 2. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức của học sinh. Giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức của học sinh là mục tiêu và là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường phổ thông. Giáo dục đạo đức phải làm ngay từ nhỏ, càng sớm càng tốt, nhưng phải phù hợp với trẻ. Tuổi thơ trong trắng dễ hấp thụ cái mới, dễ được cảm hoá, thuyết phục. Những điều răn dạy ban đầu đến với trẻ bao giờ cũng in dấu ấn sâu đậm nhất. Trong tâm trí trẻ nếu không có giáo dục sớm, trẻ cũng tiếp thu một cái gì đó ngoài dự kiến của chúng ta. Những cái đó nếu là điều sai trái, việc giáo dục lại khó khăn gấp bội. Học sinh lớp 1 cũng không phải là quá bé , với vốn ngôn ngữ, kinh nghiệm Nguyễn Thị Huyền – Trường TH Lê Lợi- TP Bắc Giang - 3 - “Giáo viên tiểu học trong công tác chủ nhiệm lớp” II. Thực trạng của công tác chủ nhiệm hiện nay. 1. Đối với giáo viên: Chưa tìm hiểu và khám phá được điểm mạnh và điểm yếu, điểm còn hạn chế của từng học sinh. Đặc biệt là chưa tìm được giải pháp để phát huy hết khả năng sáng tạo và phát triển tư duy cho học sinh, chưa tìm được giải pháp khắc phục những nhược điểm về ý thức và nhận thức của học sinh. 2. Đối với học sinh: Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh còn nhiều hạn chế, chỉ có một số học sinh khá giỏi mạnh dạn tham gia còn học sinh nhút nhát thì thu mình ngại tham gia. Học sinh chưa mạnh dạn tự tin trong việc phân tích, xử lý tình huống ... Do khả năng đánh giá hành vi của bản thân và xung quanh còn thiên về cảm tính. Xuất phát từ khó khăn trên mà tôi đã có những giải pháp sau để tháo gỡ khó khăn đó làm cho công tác chủ nhiệm được dễ dàng hơn. III. Biện pháp thực hiện. 1. Xây dựng nền nếp lớp học: 1.1. Nắm thông tin về học sinh Là giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông tin học sinh qua bản sơ yếu lí lịch. Qua bản sơ yếu lí lịch, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh để ghi vào Sổ Chủ nhiệm. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 1.2. Hình thành, xây dựng và giáo dục nhân cách cho học sinh. Như chúng ta đã biết ngoài vệc xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua các bài giảng ở trên lớp của tất cả các bộ môn được giảng dạy trong nhà trường thì việc xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua các giờ chơi, giờ hoạt động tập thể ... là hết sức cần thiết và bổ ích. Nguyễn Thị Huyền – Trường TH Lê Lợi- TP Bắc Giang - 5 - “Giáo viên tiểu học trong công tác chủ nhiệm lớp” chơi như vậy các em được thả tâm hồn mình vào các trò chơi, các em say sưa hứng thú, thỏa sức sáng tạo, thư giãn đầu óc sau các giờ học. Qua đó các con được giao lưu, học hỏi và biết thêm bao điều mới lạ. Từ đó thức và nhân cách của các con dần hình thành và phát triển theo một chiều hướng tốt. * Hình thành, xây dựng và giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua tiết: Hoạt động tập thể. Ngoài các tiết học Toán, Tiếng Việt... thì tiết học Hoạt động tập thể là rất quan trọng. Các tiết học này được dạy theo các chủ điểm của từng tuần, từng tháng, thì hàng tuần tôi dành một khoảng thời gian nhất định để trò chuyện với các con để dược nghe chính các em nói, chính các em kể cho tôi nghe những tâm tư nguyện vọng của mình (có thể nói trực tiếp hoặc viết ra những những tâm sự đó) để từ đó tôi hiểu và gần gũi các em hơn. Trong lớp có các bạn trai và bạn gái tôi muốn các con hiểu được rằng cần phải có tình cảm và những mối quan hệ chung giữa các bạn trong lớp. Tôi quyết định tiến hành cuộc nói chuyện bí mật để hướng các em theo con đường đó. Vì sao lại nói chuyện bí mật? Tôi có suy nghĩ về chuyện này. Thứ nhất, các em gái không cần phải biết tôi đã khuyên các bạn trai những gì. Nếu không có thể xảy ra những đối đáp như thế này: “Cô giáo sai cậu đưa áo khoác cho các bạn gái à? Nào hãy đưa nhanh nhanh lên!” Và sự quan tâm tốt đẹp của các bạn trai sẽ biến thành một nhiệm vụ phiền hà. Khi đó sự ân cần bị mất vẻ đẹp thẩm mỹ và cơ sở đạo đức. Nếu các em gái không biết nôi dung sinh hoạt của chúng tôi thì bất kỳ một sự quan tâm nào của các bạn trai cũng sẽ được tiếp nhận với tình cảm biết ơn. Thứ hai, khi cánh cửa đóng kín tôi có thể nói với các em trai thẳng thắn hơn, giải thích cho các em hiểu thế nào là phẩm cách một người đàn ông. Tính chất bí mật của buổi nói chuyện này bắt buộc các em trai phải nhìn vào mình khác đi: người ta nói chuyện một cách nghiêm túc, tin tưởng ở các em, nghĩa là các em đã khôn lớn. Thứ ba, trẻ thích những bí mật nào đó của mình. Việc tiếp xúc như thế kích thích các em hoạt động. “Đây là bí mật của chúng mình” có nghĩa là “Cái đó rất quan trọng”. Ngoài ra tính bí mật – một trong những nét đẹo nhất của trò chơi trẻ em. Trẻ giữ bí mật về chuyện gì? Các em bí mật cái mà có lẽ cả thế giới đều rõ. Và vấn đề Nguyễn Thị Huyền – Trường TH Lê Lợi- TP Bắc Giang - 7 - “Giáo viên tiểu học trong công tác chủ nhiệm lớp” vui vẻ thoải mái và rất tích cực hoà nhập với tập thể lớp, học sinh được thể hiện nhiều qua các tiết học trở lên bạo dạn tự tin hơn trước đám đông. * Tính hiếu động của học sinh. Tính hiếu động hầu như bất cứ đứa trẻ nào cũng có. Tôi gắn sự hiếu thắng đó theo hướng tích cực, xây dựng tính hiếu thắng đó trở thành hướng phấn đấu vươn lên trong học tập của mỗi học sinh. Trong lớp tôi chọn một số cặp học sinh ngang sức nhau khuyến khích các cháu thi đua với nhau trong khoảng thời gian ngắn, với thời gian đó cháu nào vượt lên thì sẽ được khen và tìm một bạn có sức học khá hơn để ghép đôi. Làm như vậy các cháu luôn phải cố gắng vì sợ thua bạn. Chẳng hạn: Đầu năm tôi xếp cháu Linh cạnh cháu Minh Anh là hai học sinh có học lực khá ngang nhau, tôi ghép các cháu thành đôi bạn cùng tiến và thi xem ai có nhiều cố gắng hơn trong học tập. Sau hai tháng lực học của cháu Minh Anh vượt lên so với cháu Linh, đến lúc đó tôi lại ghép cháu Minh Anh với cháu Tiến Minh có lực học giỏi hơn. Lúc ấy Tiến Minh lại là cái đích để cháu Minh Anh cố gắng vì muốn chiến thắng bạn. Hay Như Đức và Trâm Anh là đôi bạn viết chữ xấu, tôi gia hạn một tháng cháu nào có ý thức rèn chữ viết đẹp hơn bạn thì bạn đó sẽ được tặng danh hiệu “người chiến thắng”. Suốt thời gian ấy giữa hai cháu có sự chạy đua ngầm vì cháu nào cũng muốn mình là người chiến thắng. Tôi thường xuyên vận động những cuộc chạy đua nho nhỏ như vậy và quả nhiên lớp tôi có phong thi đua học tập sôi nổi hơn. Những cuộc thi đua như vậy tôi cho là rất lành mạnh, nó giúp các cháu luôn có cái mốc mới cao hơn cần vươn tới. Những em sẵn có tính hiếu động thường thu được kết quả rõ rệt sau mỗi cuộc thi đua. * Khuyến khích động viên đối với học sinh. Với học sinh lớp 1, được động viên, khuyến khích là một niềm vui lớn đối với các em, nhất là được cô giáo khen. Tôi thường nhìn thấy những tiến bộ của học sinh dù là rất nhỏ tôi cũng kịp thời động viên khen ngợi trước lớp để học sinh phấn khởi và tiếp tục phấn đấu. Bên cạnh đó tôi còn quan tâm đến từng học sinh nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt và những em chậm tiến. * Thường xuyên liên lạc, chia sẻ với phụ huynh học sinh. Nguyễn Thị Huyền – Trường TH Lê Lợi- TP Bắc Giang - 9 - “Giáo viên tiểu học trong công tác chủ nhiệm lớp” thể lớp, với cô giáo sẽ sửa những sai lầm đó. Cả ngày học sinh ở trường, cô giáo trong thời gian đó thay vai trò người mẹ ở nhà của các cháu. Mỗi khi có cháu kêu sốt, mệt hay đau bụng giữa tiết học tôi không làm ngơ mà ân cần hỏi han bình tĩnh sử lý lúc thì xoa cho cháu này chút dầu khi thì pha cho cháu khác cốc nước có cháu mệt quá không đỡ tôi đưa cháu xuống phòng y tế hoặc thông báo cho gia đình cháu đến.. Lớp tôi đa số các cháu đều ăn ngủ trưa tại trường nên việc theo dõi sát sao đến học sinh cũng có phần thuận tiện, chẳng hạn; em A thích ăn món này, en B thích ăn món kia, e awnnhanh, em ăn chậm,...để kịp thời nhắc nhở các cháu và trao đổi với các cô cấp dưỡng và gia đình để có sự điều chỉnh. 1.3. Tổ chức bầu Ban lãnh đạo hội đồng tự quản của lớp: Hội đồng tự quản học sinh là một tổ chức được thành lập vì học sinh và do học sinh phụ trách nhằm đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường. Hội đồng tự quản học sinh giúp học sinh phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo, đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình. Việc bầu chọn và xây dựng ban lãnh đạo hội đồng tự quản là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Để rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa Hội đồng tự quản của lớp. Tiến trình bầu chọn Ban lãnh đạo hội đồng tự quản được diễn ra như sau: - Vì học sinh lớp 1 còn bé nên tôi đã nhờ các em lớp 5 là các anh chị phụ trách sao xuống lớp để giúp các em tổ chức bầu Hội đồng tự quản của lớp. - Sau đó, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của người Chủ tịch hội đồng tự quản và phó chủ tịch hội đồng tự quản. - Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn.( Có sự hỗ trợ của các anh chị phụ trách sao. Nguyễn Thị Huyền – Trường TH Lê Lợi- TP Bắc Giang - 11 -
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_vien_tieu_hoc_trong_cong_tac_chu.doc