Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh Lớp 1
Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1 MỤC LỤC Tên mục Trang Ghi chú I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ do chọn đề tài. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 3.Đối tượng nghiên cứu. 2 4. Giới hạn của đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 3 3. Nội dung và hình thức của giải pháp. 3.a. Mục tiêu của giải pháp. 3.b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. 4 -> 10 3.c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp (nếu có). 11 3. d. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 11 2. Kiến nghị. 12 Tài liệu tham khảo 14 Phạm Thị Hòe - Tiểu học Hoàng Văn Thụ 1 Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1 - Phương pháp khảo nghiệm. - Phương pháp quan sát, thực hành theo mẫu. - Nghiên cứu tài liệu II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là giúp các em đọc, viết (tức là qua hai ngôn ngữ nói, viết – nhìn viết và nghe viết – đối với học sinh lớp 1 là phổ biến) và giúp các em biết dùng từ đặt câu (dạng cao) dùng để viết văn. Riêng trong phân môn chính tả, thực tế cho thấy cũng có học sinh tuy các em đọc đúng, lưu loát, phát âm chuẩn nhưng khi nghe viết chính tả vẫn bị “chê” là bài viết còn mắc lỗi chính tả và làm cho người đọc khó hiểu nội dung văn bản viết. Vậy nguyên nhân do đâu? Để trả lời cho câu hỏi này, tôi viết kinh nghiệm theo đề tài này góp phần giải quyết và giúp các em lĩnh hội được ngữ nghĩa của Tiếng Việt, giúp người đọc hiểu trọn vẹn nội dung văn bản hơn thông qua ngôn ngữ viết. Trong thực tế, những lỗi chính tả thường gặp trong tiếng Việt khá đa dạng. Song, lỗi chính tả mà chúng ta hay mắc phải nhất là lỗi về phụ âm đầu, vần. Để khắc phục lỗi này, chúng ta có nhiều cách. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập tới giải pháp khắc phục lỗi chính tả một cách đơn giản và tương đối hiệu quả, đó là dùng các mẹo chính tả. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. - Học sinh lớp 1 đa số các em dễ nhớ nhưng lại mau quên nên việc ghi nhớ lời thầy cô dạy là chưa bền vững. - Tiếng Việt với học sinh lớp 1 bước đầu các em được học đọc, học viết từ nhận diện âm và chữ ghi âm (đọc) ghi nhớ để viết là việc làm vô cùng khó khăn vì tất cả đều là mới lạ với các em. Sau khi học âm và chữ ghi âm -> vần. Theo chương trình SGKTV1 hiện hành thì sang tuần 25 trở đi, các em mới làm quen phân môn tập đọc và phân môn chính tả (tập chép), chỉ có một vài bài nghe – viết 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp: - Một bài chính tả, yêu cầu đầu tiên là các em viết đúng văn bản, sau đó mới cần đẹp. Viết đúng chính tả, đúng nội dung văn bản sẽ giúp người đọc hiểu được nội dung vấn đề. Khi nghe viết chính tả, để giúp các em hiểu và nghe viết đúng, nhanh. Các em có điểm tựa để viết, biết vận dụng khi nghe viết hoặc dùng từ, đặt câu khi viết văn, hoặc viết một văn bản giúp người đọc hiểu đúng nội dung văn bản thì các em cần hiểu và ghi nhớ một số luật chính tả. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. Phạm Thị Hòe - Tiểu học Hoàng Văn Thụ 3 Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1 chiều tôi là số 1, các em ngồi cùng bàn còn lại là số 2) theo dọc của dãy và lệnh viết. VD: số 1 viết từ ghẹ; số 2 viết từ gà gô. Kết hợp tôi sẽ hướng dẫn em nào viết xong từ của mình, viết từ của bạn. Như vậy cùng trong một khoảng thời gian, tôi dạy phân hóa được các em học sinh của lớp. Nếu em nào hiểu, nhớ luật chính tả thì các em viết đúng, nhanh (viết được hai từ), còn nếu em nào viết đúng nhưng chỉ viết được một từ của mình thôi thì động viên các em. Tuy nhiên cũng có nhiều em viết sai luật chính tả VD: gẹ; ghà gô Khi gặp lỗi sai phổ biến như vậy, buộc giáo viên cần sửa lỗi chung cho các em và giúp các em hiểu về luật chính tả. Khi chia theo số chẵn, lẻ như vậy sẽ giúp các em phát huy tính độc lập suy nghĩ của các em, tránh trường hợp nhìn bài của nhau và phát huy hiệu quả được dạy phân hóa như yêu cầu tổ chức lớp học hiện nay. Từ đậy giáo viên đã giúp các em ghi nhớ (có điểm tựa) về luật chính tả âm đầu gh (ngh) khi viết. Sau này đến khi dạy vần, tôi chỉ vào âm gh và lệnh: hãy đọc luật chính tả âm “gh” thì tất cả các em đã quen đọc: âm g (gờ) đứng trước âm e, âm ê, âm I và các vần có âm e, âm ê, âm I đứng đầu vần, được viết bằng âm gờ (kép – gh) hay với âm ngh cũng vậy. e e * gh: ê * ngh ê i i * Dạy luật chính tả âm c/k/q. Chính trong phần dạy âm, từ bài 9 (SGKTV1) trở đi các em được học bài âm c, nhưng đến bài 20 mới học âm k, bài 24 học âm q (quy). Tuy cấu trúc chương trình vậy, nhưng trong quá trình học, một số em năng khiếu đã viết được tiếng có âm đầu là k q Thường thì sau mỗi bài học, tôi đều chốt ý. Đây là điểm tựa giúp các em học đâu nhớ đó. VD: đến bài 9 (c ), khi tôi đọc yêu cầu viết bảng con từ có cá vì các em chưa học âm k nên viết tương đối đúng. Nhưng sau khi học âm k; âm q (quy), khi yêu cầu viết từ VD: kì cọ; qua đò, cũng đã nhiều em ngay chính lớp tôi dạy viết: cì cọ, coa đò. Nguyên nhân dẫn đến các em viết sai luật chính tả là do có thể các em đánh vần chưa đúng(VD: khi viết tiếng qua: vì các em đánh vần chưa đúng như: c- oa – coa – coa), cũng có thể các em chưa hiểu luật chính tả c/k/q. Khi các em mắc lỗi chính tả vậy, giáo viên cần uốn nắn cách đánh vần của qu (quờ) -> a -> qua, đơn giản cần giúp các em hiểu về cách đánh vần đúng để viết đúng vậy. giúp các em hiểu về luật chính tả âm đầu k. Ghi bảng k: e; ê; I (y) và hướng dẫn các em hiểu và học thuộc k (âm ca) chỉ ghép được với âm e; âm ê; âm i/ (y) . Và khi dạy TV1CGD, các em không được học cụ thể âm k (ca); q(quy), mà cả ba âm c; k; q đều được đọc chung là c (cờ). Nhưng lại có luật chính tả: Âm c (cờ_ đứng trước âm e, âm ê, âm i, được viết bằng con chữ k(ca). Âm c(cờ) đứng trước âm đệm được viết bằng con chữ q (quy). Trong tiếng Việt, có hai âm được Phạm Thị Hòe - Tiểu học Hoàng Văn Thụ 5 Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1 + Riêng sang phần vần giáo viên hướng dẫn thêm ( và các vần có âm e; âm ê; âm i đứng đầu vần). Do trí nhớ của các em phát triển chưa bền vững, nhanh nhớ mau quên nên giáo viên phải thường xuyên giúp các em nhớ bằng cách hằng ngày tôi chỉ vào bảng luật chính tả đó và yêu cầu đọc, làm vậy sẽ giúp các em khắc sâu kiến thức về luật chính tả hơn. e * k ê i * Dạy luật chính tả khi viết vần có âm đôi iê/ yê đứng đầu vần. - Giúp các em hiểu: Khi viết vần có âm đôi iê; yê thì vần đó phải có âm cuối. nếu vần không có âm cuối, ta viết iê -> ia(VD: tía, kia. Không viết tiế, kiê viết vậy là sai cấu trúc ngữ pháp). Khi dạy đến vần có âm đôi iê/yê là bài 41 – SGKTV1 (hiện hành), Tuy trong SGK thiết kế rất rõ ràng đúng về luật chính tả ở các tiếng có chứa vần iê (yê). Nhưng nếu giáo viên dạy không chú ý giúp học sinh hiểu luật chính tả thì cũng rất nhiều em viết không đúng.VD: yêu cầu viết từ: chú tiểu; yểu điệu, thì cũng còn có những em viết: chú tyểu; iểu đyệu hoặc iểu điệu. * Chốt ý: - Viết vần có âm đôi iê đứng đầu vần: Những chữ có âm đầu thì được viết với vần có âm đôi iê. VD: kiến thiết, biển - Viết vần có âm yê đứng đầu vần: Khi viết chữ đó không có âm đầu. VD: yên xe, yếm dãi; Yết Kiêu. Tôi cũng ghi ra bảng phụ và treo tường lớp học, nhắc các em học thuộc để vận dụng khi viết. Khi viết tới tiếng có chứa vần iê (yê), tôi thường hỏi trước khi cho các em viết như: Khi nào thì viết chữ chứa vần có yê (I dài và ê) đứng đầu vần? Câu hỏi của giáo viên như vậy sẽ giúp các em định hướng để các em viết cho đúng. sau đó tôi cho các em “Rung chuông vàng” viết từ có chứa vần dễ lẫn iê/yê, sau dần thành quen, tôi không hỏi nữa mà chỉ đọc và yêu cầu viết. * Quy tắc ghi dấu thanh: Đối với những tiếng có âm cuối là p; c; ch; t (âm tắc) thì chỉ kết hơp được với thanh sắc, thanh nặng. VD: Yêu cầu học sinh viết từ: mướp, nhưng có nhiều em viết mươp (thanh ngang), hay hoặc viết mươp kết hợp với một số thanh khác như thanh ( hỏi, sắc, ngã, huyền), viết vậy tiếng đó không đúng chính tả và làm cho người đọc cũng không hiểu nghĩa của từ đó. nên trong quá trình dạy học, sau bài làm quen với các dấu thanh (5 thanh cụ thể là: thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh năng ) ra thì giáo viên cần cung cấp cho các em hiểu thêm về thanh ngang. Những tiếng mà các em nhìn không thấy thanh điệu nào, đó chính là tiếng có thanh ngang. Như vậy bất kì tiếng nào cũng có dấu thanh. Nhưng khi viết những tiếng chứa vần có âm cuối là âm t; âm c; âm ch; âm p chỉ kết hợp được với hai thanh, Đó là thanh sắc và thanh nặng như ví dụ nêu trên. Ngoài ra, giáo viên cần giúp các em hiểu: Phạm Thị Hòe - Tiểu học Hoàng Văn Thụ 7 Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1 Dạy chính tả đúng theo chương trình môn tiếng Việt lớp 1 hiện hành rất ít (dạy phân môn chính tả theo sách tiếng Việt hiện hành bắt đầu từ tuần 25 trớ đi). Theo phân phối chương trình có 2 tiết/ tuần. Hầu như chính tả ở lớp 1 chủ yếu là tập chép, nên việc khắc sâu kiến thức cho các em ít. Mà luật chính tả lại nhiều. Không những luật chính tả tôi nêu trên, các em còn phải viết đúng chính tả âm khác dễ lẫn như s/x; l/n; luật chính tả ghi dấu thanh khi âm cuối là các âm p; ch; c; t chính vì lý do đó mà tôi dạy chính tả ngay trong môn học toán như khi đến tiết ôn luyện toán, tôi thường đọc dề toán dạng toán giải có lời văn cho các em nghe viết, sau đó tôi chấm cả cách giải toán và phần đề (nghe viết). Như vậy giáo viên đã giúp học sinh làm quen nghe viết. Khi đọc đề để các em tập làm quen với nghe viết cần đọc chậm, các chữ đơn giản, đề ngắn gọn. VD: bà có 9 cái kẹo, bà cho Lê 2 cái kẹo. Hỏi bà còn mấy cái kẹo?. Đây coi như TCTV trong môn học toán. Việc các em viết đúng đề, sẽ góp phần giúp các em viết lời giải đúng hơn. và trong quá trình kiểm tra, đánh giá, giáo viên cần giúp các em viết đúng chính tả (viết dề) và làm bài giải. - Trong môn âm nhạc và hoạt động tập thể. Các em phát âm chuẩn, khi viết chính tả sẽ ít bị mắc lỗi chính tả hơn nên GVCN cần phối kết hợp với giáo viên bộ môn như môn âm nhạc, sinh hoạt sao sẽ giúp các em vui mà học, ngoài ra còn tăng cường tiếng Việt cho các em và vận dụng để khi chép hoặc nghe viết chính tả đúng hơn. * Sửa lỗi chính tả khi học sinh viết bài. Khi sang phần dạy chính tả, ngoài việc dạy luật chính tả như nêu trên. Giáo viên cần chú trọng việc sửa lỗi chính tả cho các em sau mỗi bài viết. Giáo viên chữa lỗi trong vở của từng học sinh, nếu có những lỗi sai chung, phổ biến, giáo viên phải chữa lỗi sai chung đó giúp học sinh khắc phục được lỗi chung để rút kinh nghiệm trong quá trình viết tiếp theo. * Tuyên dương, động viên, nhắc nhở kịp thời. Đây chính là động lực lớn góp phần vào sự hứng thú, say mê, tự giác học tập của các em. Giáo viên cần làm rất tốt công tác nêu gương (được thông qua hình thức tuyên dương sau mỗi câu trả lời đúng của các em sau khi có học sinh trả lời, tôi gọi em khác nhận xét bài làm hoặc câu trả lời của bạn, gọi em thứ ba nhận xét hai bạn trước), nếu đúng, yêu cầu cả lớp thưởng tràng pháo tay, và đây cũng chính là đánh giá theo TT22/2016 BGD-ĐT. Ngoài ra cần làm tốt việc học sinh bình chọn bông hoa học tốt để ghi vào bảng thi đua của lớp vào cuối mỗi tuần (tiết sinh hoạt lớp). * Công tác phối kết hợp với cha (mẹ) học sinh - Là giáo viên chủ nhiệm lớp, đặc biệt lớp học đầu cấp nên giáo viên cần làm tốt công tác tuyên truyền. Ngay buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm về cách học của các em và cách kiểm tra của phụ huynh khi ở nhà. Đây là động lực nòng cốt không thể thiếu mỗi khi các em đến trường. Tôi thường làm ví dụ minh họa cho cách dạy kèm các em khi ở nhà để giúp cha mẹ các em hiểu và cùng làm theo cũng như kết hợp nhắc nhở, đôn đốc các em trong học tập khi ở nhà để cùng giáo Phạm Thị Hòe - Tiểu học Hoàng Văn Thụ 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_dung_luat.doc