Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ giúp học sinh Lớp 1 học tốt môn bóng rổ

docx 16 trang sklop1 24/01/2024 1560
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ giúp học sinh Lớp 1 học tốt môn bóng rổ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ giúp học sinh Lớp 1 học tốt môn bóng rổ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ giúp học sinh Lớp 1 học tốt môn bóng rổ
 UBND QUẬN THANH XUÂN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ GIÚP HỌC SINH 
 LỚP 1 HỌC TỐT MÔN BÓNG RỔ
 Môn : Thể dục
 Cấp học : Tiểu học
 Tên tác giả : Nguyễn Trung Quảng
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung
 Chức vụ : Giáo viên
 NĂM HỌC 2020 - 2021 
Thanh Xuân Trung. P
 A
1.3. Đối tượng nghiên cứu G
 E 
 Là một số bài tập bổ trợ giúp học sinh1 lớp 1 học tốt môn bóng rổ.
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5
 Để hoàn thành đề tài này tôi xác định nhiệm vụ sau.
 + Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc lựa chọn một số một số bài tập bổ trợ 
giúp học sinh lớp 1 học tốt môn bóng rổ.
 + Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phù hợp với học sinh lớp 1.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
 Để giải quyết nhiêm vụ của đề tài tôi đó sử dụng các phương pháp nghiên 
cứu sau.
 + Phương pháp trò chơi:
 Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm giúp học sinh lớp 
1 học tốt môn bóng rổ.
 + Phương pháp quan sát sư phạm.
 Quan sát giờ tập luyện của các em học sinh lớp 1A6 trường tiểu học 
Thanh Xuân Trung để đánh giá hiệu quả của bài tập cũng như sự tiến bộ của 
học sinh trước và sau buổi tập. Từ đó tôi có sự điều chỉnh trong các phương 
pháp bài dạy.
 + Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
 Sau khi sác định và lựa chọn một số bài tập bổ trợ phù hợp với học sinh 
tôi đó tiến hành thực nghiệm trên hai mẫu giáo án:
 + Lớp 1a5 tập luyện bình thường theo nội dung và giáo án giờ học chính
khóa.
 + Lớp 1a6 tập luyện theo nội dung, phương pháp đó được tôi lựa chọn
trong giờ thể dục.
1.6. Tổ chức nghiên cứu.
Tôi tổ chức nghiên cứu theo từng giai đoạn:
 - Giai doạn 1: Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2020.
 + Phân tích lý luận thực tiễn, xác định hướng nghiên cứu chọn đề tài .
 + Xác định nhiệm vụ nghiên cứu chọn phương pháp nghiên cứu, đối tượng 
 nghiên cứu, chuẩn bị cơ sở vật chất.
 - Giai đoạn 2: Từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2020.
 + Phân tích tổng hợp tài liệu.
 - Giai đoạn 3: Từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 03 năm 2021.
 + Lựa chọn các bài tập phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
 + Thu thập và xử lý số liệu 
tương ứng nhau sau đó tiến hành cho bốcP thăm tham gia trò chơi.
 A
 + Cách chơi: Mỗi đội đứng sau vạchG xuất phát thành một hàng dọc và 
 E 
được trang bị mỗi thành viên một quả bóng.1 Giáo viên qui định thời gian và tín 
hiệu còi, thứ tự từng thành viên của đội sẽ5 ném bóng vào rổ. Sau khi ném xong 
tự nhặt bóng và xếp vào phía sau của hàng mình. Khi hết thời gian ấn định đôi 
nào có số lần ném vào rổ nhiều hơn đội đó sẽ giành chiến thắng.
 *Trò chơi 5: “ Khống chế bóng tốt ”.
 + Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số học sinh tham gia 
tương ứng nhau sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi.
 +Cách chơi: Vẽ một vòng tròn có bán kính 4m lần lượt từng hai đội bước 
vào vòng trong. Mỗi thành viên của đội được trang bị một quả bóng. Khi nghe 
tín hiệu còi đội 1 có nhiệm vụ vừa nhồi bóng vừa ngăn cản không cho thành 
viên tương ứng theo cặp của đội 2 chạm vào bóng. Nếu thành viên nào của đội 
1 bị thanh viên tương ứng của đội 2 chạm tay vào bóng của mình. Giáo viên sẽ 
bấm giờ tính thời gian. Đội nào có thời gian khống chế bóng lâu hơn thì đội đó 
giành chiến thắng.
 Lưu ý: Các thành viên của đội tranh bóng không được xô đẩy lôi kéo đôi 
bạn theo luật bóng rổ qui định.
 *Trò chơi 6: “ Trò chơi phối hợp kỹ thuật dẫn, chuyền bóng và bắt bóng 
nhanh ”.
 + Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số học sinh tham gia 
tương ứng nhau sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi.
 + Cách chơi: Mỗi đội tập trung thành một hàng dọc ngay sau vạch xuất 
phát và được trang bị một quả bóng rổ. Người thứ nhất của mỗi đội cầm một 
quả bóng và luôn ở tư thế sẵn sàng. Khi nghe tín hiệu còi xuất phát của giáo 
viên, người thứ nhất của mỗi đội thực hiện động tác dẫn bóng nhanh về phía 
trước vòng qua bên phải mốc cờ và dẫn bóng ngược lại. Đồng đội thứ hai của 
mỗi đội thực hiện động tác bắt bóng về đến vạch xuất phát. Giáo viên sẽ xác 
định thứ hạng của các đội.
 Lưu ý: - Người thứ nhất của mỗi dội trước khi nghe tín hiệu còi của giáo 
viên thì không được dẫm vạch, vượt vạch xuất phát.
 - Các thành viên còn lại của đội khi bắt bóng thì chân không được 
dẫm, vượt vạch xuất phát.
 Từ nhừng phương pháp trên, tôi đã lựa chọn một số trò chơi trong giờ 
thể dục nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. Đặc biệt, các bài tập này tạo hứng 
thú giúp các em phát triển thể lực chung, phát triển toàn diện con người, phát 
triển toàn diện thể chất, luyện tập một cách hăng say. 
2.3. Nội dung các bài tập được lựa chọnP
 A
 STT Tên bài tập G Mục đích
 E 
 1. Dẫn bóng cao. Giúp học1 sinh kiểm soát được bóng một cách
 dễ dàng.5
 2. Dẫn bóng thấp. Nhằm giúp học sinh phán đoán nhanh và linh
 hoạt khi tiếp xúc bóng.
 3. Dẫn bóng đổi tay trước Tạo cảm giác linh hoạt cổ tay, tạo cảm giác
 mặt. tốt với bóng.
 4. Dẫn bóng theo đường Giúp học sinh kiểm soát bóng tốt và di
 thẳng. chuyển dễ dàng.
 5. Di chuyển ngang Giúp cổ chân linh họat, phản ứng bóng nhanh
 6. Vòng bóng qua người Giúp cơ thể dẻo dai. Tạo cảm giác với bóng.
 7. Chuyền bóng trước mặt Tạo cảm giác với bóng.
 8. Tung và bắt bóng Phán đoán điểm rơi và bắt bóng chính xác.
 2.3.1. Dẫn bóng cao.
 - Mục đích: Giúp học sinh kiểm soát được bóng một cách dễ dàng.
 - Yêu cầu: Học sinh đứng chân trước chân sau, trọng tâm dồn vào chân 
trước, thân trên hơi ngả về phía trước, bàn tay xòe rộng tự nhiên toàn bộ ngón 
tay và trai tay, điểm tiếp xúc bóng ngang thắt lưng. 
 2.3.4. Dẫn bóng theo đường thẳng.P
 A
 G
 E 
 1
 5
 - Mục đích: Giúp học sinh kiểm soát bóng tốt và di chuyển dễ dàng.
 - Yêu cầu: Học sinh đứng chân trước chân sau, trọng tâm dồn vào chân 
trước, thân trên hơi ngả về phía trước, bàn tay xòe rộng tự nhiên.
 Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị học sinh lấy khuỷu tay làm trụ, cánh tay 
khép sát thân người. Khi bóng nảy lên, đầu ngón tay tiếp xúc bóng trước rồi 
đến toàn bộ ngón tay và trai tay, điểm tiếp xúc bóng ngang đầu gối.
 2.3.5. Di chuyển ngang.
 Mục đích:. Giúp học sinh phản ứng nhanh, tạo cảm giác linh hoạt cổ 
 chân.
 Yêu cầu: Đứng hai chân song song, tay ngag vai, bàn tay xòe rộng tự 
nhiên. Di chuyển dụng cạch bàn chân trượt nhanh đồng thời mắt nhìn về phía 
trước, thân người không nhấp nhô. 
2.3.8. Tung và bắt bóng. P
 A
 G
 E 
 1
 5
 Mục đích: Phán đoán điểm rơi và bắt bóng chính xác.
 Yêu cầu: Hai chân rộng bằng vai, hai tay cầm bóng, tung bóng lên cao 
theo phương thẳng đứng rồi bất bóng khi bóng rơi ngang thắt lưng.
2.4. Tổ chức thực nghiệm khoa học
2.4.1. Mục tiêu
 SKKN này nhằm bổ sung những kiến thức và kĩ năng, đồng thời nhằm 
nâng cao chất lượng giảng dạy môn Thể dục nói chung, nâng cao chất lượng 
giảng dạy môn bóng rổ của trường Tiểu Học Thanh Xuân trung nói riêng.
2.4.2. Nội dung và cách tiến hành
 Tôi đã tiến hành phối kết hợp một số biện pháp và cách thức như sau:
 - Mượn và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy Thể 
dục và môn bóng rổ. Trên cơ sở đó, tôi lựa chọn để xây dựng cơ sở lí luận cho 
vấn đề nghiên cứu.
 - Bằng những kinh nghiệm của bản thân và kết hợp với những thông tin 
có chọn lọc qua việc nghiên cứu tài liệu, tôi đã thiết kế một số giáo án có sử 
dụng kết quả nghiên cứu của đề tài này.
 - Tôi lên tiết dạy chính thức có ứng dụng một số bài tập bổ trợ cho kỹ 
thuật dẫn bóng nhằm tạo hứng thú và nâng cao chất lương học tập cho học sinh.
 - Tiến hành trao đổi, rút kinh nghiệm tiết dạy, rút ra bài học kinh nghiệm.
2.4.3. Thử nghiệm trên tiết dạy
 Tôi tiến hành dạy thử nghiệm 2 tiết:
 Tiết 1: Ngày dạy: 15 tháng 1 năm 2021
 Tiết 2: Ngày dạy: 17 tháng 1 năm 2021
2.5. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 
 P
 A
 Kết quả cụ thể của học sinh lớp 1A6G trước và sau thực nghiệm như sau:
 HSE hứng thú tập HS hoàn thành tốt
 1
 Thời gian Lớp Số HS 5 luyện bài tập bổ trợ
 SL % SL %
 Trước thực nghiệm 1A6 48 38 79,2% 30 61,2%
 Sau thực nghiệm 1A6 48 45 93,7% 36 73,5%
 Với các số liệu thống kê trên, tôi nhận thấy việc đưa các bài tập bổ trợ vào 
trong giờ học đã nâng cao được chất lượng tập luyện của các em lên nhiều, 
dường như các em tham gia với tất cả niềm thích thú say mê không hề gượng 
ép. Hơn nữa, kết quả tập luyện của học sinh lớp 1A5 được nâng lên rõ rệt. Điều 
này khẳng định việc đưa các phương pháp của tôi đạt hiệu quả cao.
2.5.4. Kết quả chung của toàn trường
 Sau một thời gian thực nghiệm, tôi nhận thấy không chỉ chất lượng 
chuyên môn trong những giờ thể dục được nâng lên, mà phong trào tập luyện 
TDTT trong trường tiểu học Thanh Xuân Trung cũng được các em học sinh 
tham gia hào hứng sôi nổi (Phụ lục kèm theo)
 Tôi hy vọng nếu tiếp tục vận dụng và phát huy những kết quả đạt được 
trong đề tài thì chất lượng giáo dục thể chất của trường Tiểu Học Thanh Xuân 
Trung ngày càng nâng cao. 
 P
 LỜI CẢMA ƠN
 G
 E 
 Để thực hiện được sáng kiến: “Một số1 bài tập giúp học sinh lớp 1 học tốt 
môn bóng rổ”. Tôi xin chân thành cảm ơn5 các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp 
đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
 Do thời gian có hạn nên bản sáng kiến không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất 
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để 
đề tài của tôi được hoàn thiện tốt hơn.
 Xin trân trọng cảm ơn!
 Xác nhận của Ban giám hiệu Hà Nội, ngày tháng năm 2021 
.. Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi 
.. viết và không sao chép nội dung của 
.. người khác.
.. Người viết
..
 Nguyễn Trung Quảng

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_bo_tro_giup_hoc_sinh_lo.docx