Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở Trường Tiểu học Xuân Lâm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở Trường Tiểu học Xuân Lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở Trường Tiểu học Xuân Lâm
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn vấn đề nghiên cứu: Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học là bậc nền tảng, sự thành công của Giáo dục Tiểu học có ý nghĩa to lớn vào sự phát triển và chất lượng của các bậc học tiếp theo. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học hiện nay là: “Hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về Đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh Tiểu học học lên các lớp trên”. Năm học 2012 – 2013, Bộ Giáo dục và đào tạo đã triển khai thí điểm Mô hình trường học mới tại Việt Nam VNEN tại 1447 trường Tiểu học nhằm thực hiện chủ trương đổi mới về phương pháp dạy học, đổi mới về đánh giá học sinh, đổi mới tổ chức lớp học. Sau khi được tập huấn và nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thực hiện mô hình trường học mới Việt Nam trường tôi đã tổ chức thực hiện. Song đây là quá trình thực nghiệm nên trong thời gian đầu triển khai chúng tôi gặp không ít những khó khăn, vướng mắc về Tài liệu, phân phối chương trình, về phương pháp và hình thức dạy học cả về nhận thức của cha mẹ học sinh Mặc dù vậy chúng tôi đã từng bước khắc phục. Trước hết là việc xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, cấp trường và cụm trường. Sau một thời gian thực hiện, đặc biệt từ khi có công văn chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn của Ban dự án Công văn 86/GPE-VNEN V/V Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn ở các trường triển khai Mô hình VNEN ngày 18 tháng 3 năm 2014, Từ khi thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo công văn 86 chúng tôi đã giải tỏa được những khó khăn, vướng mắc trong dạy học, giáo viên được chia sẻ với đồng nghiệp về những kinh nghiệm hay những điều chưa hiểu và dần dần việc sinh hoạt đã đi vào nề nếp. Qua một thời gian thực hiện chúng tôi đã đạt được những kết quả rất khả quan. Chính từ đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn đã giúp giáo viên mạnh dạn tự tin, linh hoạt, sáng tạo, tích cực hơn trong đổi mới phương pháp dạy học, tạo được không khí lớp học tự nhiên, nhẹ nhàng, thân thiện. Công tác chuyên môn của nhà trường đã đi vào nề nếp và đã đưa chất lượng nâng lên rõ rệt. Là một Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường, là người đã được tham gia tập huấn mô hình VNEN trong 5 năm liên tiếp và cũng là Báo cáo viên triển khai đến các đồng chí giáo viên trực tiếp dạy về Mô hình trường học mới VNEN tại nhà trường. Bản thân tôi mạnh dạn đề xuất kinh nghiệm về: “ Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở Trường Tiểu học Xuân Lâm”. Mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên của nhà trường nơi tôi đang công tác. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Nhằm đưa sinh hoạt chuyên môn trở thành hoạt động thường xuyên, có chất lượng, tránh tổ chức một cách hình thức tại tổ chuyên môn và cụm trường. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn về chuyên môn và có giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện của nhà trường, địa phương. Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý trong chỉ đạo chuyên môn, nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm cho giáo viên trong hoạt động dạy học. 1 + Vai trò: Tổ chuyên môn chính là một nút thông tin trong hệ thống thông tin trường học, là nơi tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục. + Nhiệm vụ: Tổ chuyên môn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch (cá nhân, tổ); Tổ chức thực hiện kế hoạch đó, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, đánh giá kết quả giáo dục của học sinh. - Tổ chức bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho giáo viên trong tổ. Tổ chức thực hiện các chuyên đề theo chỉ đạo; Tổ chức trao đổi và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm. - Tổ chức thi đua trong tổ, nhận xét, đánh giá, xếp loại giáo viên, đề nghị khen thưởng, kỉ luật giáo viên. Sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường là hoạt động trong đó giáo viên học tập lẫn nhau, học tập thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, là nơi kết nối giữa lý thuyết với thực hành. Trên những quan điểm đó thì việc chỉ đạo Sinh hoạt chuyên môn theo mô hình trường học mới VNEN có ý nghĩa hết sức quan trọng. Với tất cả lý do trên, đã khiến Ban giám hiệu chúng tôi rất quan tâm, trăn trở, tìm giải pháp quản lý mới, đúng đắn và phù hợp với thực tế của đơn vị mình và đã mang lại kết quả cao. Đồng thời, chúng tôi đã rút được kinh nghiệm cho bản thân mình và bạn bè đồng nghiệp về công tác chỉ đạo quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường. 2.2. Thực trạng: 2.2.1. Thực trạng của Trường Tiểu học Xuân Lâm. - Về nhà trường: Tuy đã thực hiện thí điểm Mô hình VNEN được 5 năm và nhận được sự quan tâm của cấp trên nhưng hiện tại nhà trường vẫn còn thiếu 3 giáo viên nếu tính 1,5 giáo viên/1 lớp. Các năm học trước nhà trường vẫn còn thiếu phòng học. Tuy nhiên nhà trường vẫn tạo điều kiện để các lớp học theo mô hình VNEN vẫn đảm bảo mỗi lớp/1 phòng học. Năm học 2016 – 2017 được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự quan tâm của UBND huyện, nhà trường đã được trang bị đủ phòng học. Các phòng học được trang trí phù hợp và đầy đủ các góc và các công cụ phù hợp hỗ trợ hiệu quả cho việc học theo mô hình VNEN. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ổn định, đảm bảo về số lượng và chất lượng, có tinh thần học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tạo được sự đồng thuận trong việc quyết tâm chấn chỉnh kỷ cương trong dạy học có ý thức đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả giáo dục, trong quản lý. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chưa năng động, sáng tạo và linh động trong dạy học để phù hợp với dạy học theo mô hình VNEN. Chất lượng sinh hoạt chuyên môn cũng như khả năng tự học, tự bồi dưỡng của một số giáo viên còn hạn chế dẫn đến hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn chưa cao. - Về học sinh: Nhìn chung học sinh chăm ngoan nhưng phong trào tự học chưa cao. Một số gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc học hành của con em mình khi học ở nhà. Nhiều phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến mô hình 3 từng trường cụ thể. Mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng phụ trách. Tổ trưởng tổ chuyên môn do Hiệu trưởng bổ nhiệm hàng năm. - Tiêu chuẩn cơ bản của tổ trưởng chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn phải có uy tín về mặt chuyên môn, có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục, có khả năng đoàn kết, thống nhất và tập hợp các giáo viên trong tổ. 1.2. Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn: - Nắm chắc điều kiện, hoàn cảnh, khả năng của từng giáo viên trong tổ, sử dụng đúng năng lực, sở trường, nguyện vọng của từng giáo viên. - Xây dựng, quy định về kế hoạch của tổ, hướng dẫn cá nhân làm kế hoạch. - Tổ chức và tiến hành cho giáo viên thực hiện kế hoạch. - Xây dựng và thực hiện nền nếp lam việc của tổ. - Quản lý và điều hành thực hiện chương trình trong phạm vi tổ. Yêu cầu điều hành đúng tiến độ, đủ nội dung và không bị cắt xén. 1.3. Nội dung quản lý và biện pháp quản lý hoạt động Tổ chuyên môn: Yêu cầu chung của việc quản lý Tổ chuyên môn là động viên khuyến khích hoạt động sư phạm của tập thể và tạo điều kiện cho mọi người tự hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể là: a. Tổ trưởng chuyên môn có công việc hàng ngày hoàn toàn giống như một giáo viên bình thường nên bị hạn chế về sự hoạt động để thực hiện chức trách của mình nhưng Tổ trưởng cũng là người hiểu rõ toàn bộ công việc nên thuận lợi trong tổ chức hoạt động kiểm tra. b. Lựa chọn tổ trưởng chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn trước hết phải là người đạt chuẩn về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực sư phạm và tổ chức hoạt động. Đồng thời, tổ trưởng chuyên môn phải là người có uy tín và hứng thú nghề nghiệp, được tập thể bạn bè đồng nghiệp tin yêu. c. Phương pháp quản lý: Muốn có người tổ trưởng chuyên môn đảm bảo được các yêu cầu về uy tín, trình độ, năng lực quản lý nói trên thì bản thân người Phó Hiệu trưởng phải tham mưu cho Hiệu trưởng đối thoại với người định chọn và trao đổi với các giáo viên để tham khảo ý kiến. Hiệu trưởng tổng hợp, phân tích các tư liệu, so sánh với tiêu chuẩn và ra quyết định. Căn cứ vào các nội dung quản lý và biện pháp quản lý hoạt động Tổ chuyên môn trong năm học 2014 – 2015; 2015 – 2016; 2016 – 2017 nhà trường đã lựa chọn Tổ trưởng Tổ chuyên môn như sau: Năm học Tổ trưởng Tổ khối Đạt giáo viên giỏi Lê Thị Bình Tổ 1,2,3 Là GV giỏi cấp huyện 2014 – 2015 Nguyễn Thị Hằng Tổ 4,5 Là GV giỏi cấp huyện Lê Thị Bình Tổ 1,2,3 Là GV giỏi cấp huyện 2015 – 2016 Nguyễn Thị Hằng Tổ 4,5 Là GV giỏi cấp huyện Nguyễn Thị Hằng Tổ 1,2,3 Là GV giỏi cấp Tỉnh 2016 - 2017 Lê Thị Hiền Tổ 4,5 Là GV giỏi cấp Tỉnh 5 Công văn 86. - Tổ 1,2,3: Chọn cử 1 GV dạy một tiết. - Tổ 4,5: Chọn cử một GV dạy một tiết. Kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt và thống nhất trong Ban giám hiệu. Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của chuyên môn nhà trường, các tổ xây dựng cụ thể kế hoạch của tổ mình và được tôi kiểm tra việc thực hiện sát sao theo kế hoạch đã đề ra. Biện pháp 2: Quản lý nội dung sinh hoạt Tổ chuyên môn, định hướng các chuyên đề sinh hoạt tổ. 2.1. Các bước tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn: - Công tác chuẩn bị: Dự kiến nội dung công việc, tiến trình hoạt động, thiết bị, thời gian. - Điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn: + Sinh hoạt tổ chuyên môn do Tổ trưởng tổ chuyên môn điều hành. + Sinh hoạt chuyên môn trường do Phó Hiệu trưởng chuyên môn điều hành. + Sinh hoạt chuyên môn cụm do Cụm trưởng điều hành. Khi sinh hoạt chuyên môn cần xác định rõ mục tiêu buổi sinh hoạt, định hướng thảo luận, gợi ý thảo luận, lắng nghe thảo luận. Tất cả các thành viên đều được tham gia nội dung sinh hoạt. - Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn: Người điều hành sẽ đánh giá những ưu điểm, phương hướng triển khai và vận dụng kết quả vào thực tế dạy học tại trường mình. 2.2. Định hướng các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn. Căn cứ theo Công văn 86/GPE-VNEN V/V Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn ở các trường triển khai Mô hình VNEN ngày 18 tháng 3 năm 2014; quy định thời gian sinh hoạt chuyên môn 4 lần/tháng. Trong đó 3 lần sinh hoạt Tổ chuyên môn, 1 lần sinh hoạt chuyên môn trường và cứ 2 tháng thì sinh hoạt cụm trường (Từ 2 đến 4 trường tham gia) có các nội dung chuyên đề sinh hoạt chuyên môn sau: 2.2.1. Sinh hoạt chuyên môn về phương pháp dạy học: SHCM về nội dung phương pháp dạy học được tổ chức thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài bài học. Quy trình gồm 4 bước sau: Bước 1: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị Bước 2: Tổ chức dạy học minh họa, dự giờ và suy ngẫm Bước 3: Thảo luận chung Bước 4: Áp dụng vào thực tiễn dạy học * Ví dụ nội dung một buổi sinh hoạt chuyên môn về Phương pháp dạy học: Sinh hoạt chuyên môn về nội dung phương pháp dạy học được tổ chức thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài bài học. Quy trình gồm 4 bước sau: 7 sản phẩm học tập của học sinh. Người dự giờ cần chọn vị trí thuận lợi để có thể dễ dàng quan sát hoạt động học của học sinh (có thể đứng hai bên lớp, đứng gần học sinh/nhóm học sinh) nhằm trả lời các câu hỏi: + Học sinh có nắm được yêu cầu của các hoạt động học tập không? + Học sinh có thực sự tự học, có tích cực thực hiện các hoạt động học không? + Nhóm trưởng điều hành hoạt động học nhóm như thế nào? Các thành viên trong nhóm có tích cực, hợp tác khi học nhóm không? + Sản phẩm của từng nhóm/từng học sinh như thế nào? + Giáo viên có điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học không? Nếu có điều chỉnh thì điều chỉnh như thế nào? + Giáo viên giám sát, hỗ trợ hoạt động học của từng nhóm, từng học sinh như thế nào? + Hội đồng tự quản và các công cụ của lớp học (Góc học tập, góc thư viện, góc cộng đồng) được phát huy tác dụng như thế nào trong giờ học ? ... - Nếu dự giờ có quay video, cần chú ý chọn vị trí đặt máy quay hợp lý để có thể bao quát toàn cảnh lớp học, có thể tập trung vào một số học sinh nhóm học sinh điển hình để có tư liệu chia sẻ và thảo luận. - Giáo viên dự giờ không ngồi yên một chỗ ghi chép mà có thể lựa chọn cho mình một vị trí thích hợp để quan sát học sinh và có thể kiểm tra ngay học sinh trong một hoạt động nào đó. Trong quá trình dự giờ người dự có thể ghi hình toàn bộ dễn biến của tiết dạy bằng máy quay hoặc điện thoại. Đây chính là hình thức dự giờ theo VNEN và cũng chính là một trong những hình thức đổi mới của sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học Bước 3: Thảo luận chung Các giáo viên cùng chia sẻ suy ngẫm của mình về bài học trên cơ sở lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau. Việc thảo luận không tập trung vào đánh giá xếp loại giáo viên, không xếp loại giờ dạy mà chủ yếu nhằm phân tích các tình huống quan sát được từ hoạt động học và kết quả học tập của học sinh trong giờ học. Trước hết, cần nhấn mạnh những điểm thành công của giờ học, bên cạnh đó, có thể chỉ ra nguyên nhân học sinh chưa tích cực hoặc chưa đạt được kết quả trong bài học và tìm giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng bài học nhằm tạo cơ hội cho mọi học sinh tham gia vào quá trình học tập. Cuối buổi thảo luận, người chủ trì tổng kết các vấn đề nổi bật qua thảo luận và gợi ý các vấn đề cần suy ngẫm để hoạt động học của học sinh được tốt hơn. Người tham dự có thể tự suy nghĩ và lựa chọn biện pháp áp dụng cho các giờ dạy của mình. Bước 4: Áp dụng vào thực tiễn dạy học Dựa trên kết quả thảo luận và những điều đã quan sát, học tập được qua dự giờ, các giáo viên (đối với sinh hoạt chuyên môn cấp tổ), các tổ chuyên môn (đối với SHCM cấp trường), các trường (đối với SHCM cấp cụm) nêu rõ phương hướng áp dụng để đổi mới hoạt động dạy và hoạt động học theo mô hình trường học mới vào thực tiễn dạy học ở lớp, trường mình. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_doi_moi_sinh.doc