Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào Lớp 1

docx 11 trang sklop1 23/02/2024 2390
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào Lớp 1
 Một sô biện pháp chuân bị cho trẻ 5 tuôi vào lớp 1 tuổi vào lớp 1”, Trong thời gian đứng lớp Lá tôi đã nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu, so 
sánh và phân tích từ đó tôi rút ra một số biện pháp cụ thể để áp dụng vào thực tế ở lớp 
nhằm giúp trẻ một tâm thế vững vàng để vào lớp 1, trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn 
sàng đi học - hay còn gọi là “độ chín muồi”, một cách hoàn thiện nhất.
 Phần thứ hai
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHUẨN BỊ CHO TRẺ 5 TUỔI VÀO LỚP 1
 Lớp một là lớp đầu tiên trong cuộc đời đi học, đây là một bước ngoặt rất quan 
trọng trong cuộc đời của trẻ. Tôi luôn đặt câu hỏi cần chuẩn bị gì ? và chuẩn bị như thế 
nào? để đạt được hiệu quả? Ở đề tài này tôi đưa ra một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 
vào lớp 1, đồng thời còn tư vấn cho phụ huynh chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một như 
thế nào là tốt nhất.
1. Những nội dung cần tư vấn với phụ huynh:
 Đa số phụ huynh mới đầu năm lớp Lá đã nôn nóng cho con học chữ hoặc chiều 
xin rước con sớm để đưa đến cô giáo lớp 1 dạy chữ, hay có nơi đến học kỳ 2 đã cho trẻ 
nghỉ học để đến học với giáo viên tiểu học, mà bất chấp nguyên tắc đòi hỏi sự phù hợp 
giữa nội dung, phương pháp dạy học với sự phát triển tâm sinh lý ở lứa tuổi này, ép trẻ 
học quá sớm vô tình chúng ta làm mất đi sự tập trung chú ý và hứng thú học tập của 
trẻ sau này, đồng thời làm giảm đi sự phát triển của bộ chuẩn trẻ 5 tuổi mà ở lớp Lá 
trẻ phải hoàn thiện mới vững vàng bước lên lớp 1. Mặc khác không ít những phụ bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của 
bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan... Để có được phẩm chất đó, cần tạo một 
chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập, dạy trẻ rèn luyện một cách khoa học 
và hợp lý cả về thời gian và phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ.
 Ngay từ những ngày đầu trẻ lên lớp mẫu giáo lớn chúng tôi đã kết hợp với nhà 
trường và phòng khám Sông Đốc cân và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ để chấm kênh 
sức khoẻ, đồng thời dựa trên kết quả khám biết tình hình bệnh tật của từng trẻ. Trên cơ 
sở đó phân loại sức khoẻ theo kênh, và phân loại theo bệnh tật của trẻ, tôi theo dõi, ghi 
kết quả lên bảng sức khoẻ để phụ huynh tiện theo dõi.
 Trao đổi với phụ huynh về chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ nghơi. .Những trẻ nào 
ăn chậm, ít ngủ, ít vận động.. .Để ở trường dể theo dõi và động viên tạo môi trường 
cho trẻ đễ thích nghi và hòa nhập.Sau một thời gian rèn luyện trẻ đã quen nề nếp ở 
trường ăn, ngủ đúng giờ, trẻ được vận động hợp lý, trao đổi với huynh về sự tiến bộ 
của cháu để khi ở nhà phụ huynh chăm sóc phù hợp hơn.
* Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ:
 Giáo dục mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sẵn 
sàng đi học cũng như tập cho trẻ làm quen với những sinh hoạt gần gũi với hoạt động 
học tập.Vì vậy trẻ cần phải có sự rèn luyện về các thao tác trí tuệ, có sự hiểu biết vể 
bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng định hướng về thời gian, 
không gian đồng thời có kỹ năng thực hiện hoạt động trí óc như biết so sánh, phân 
tích, tổng hợp,....
 Trí tuệ ở đây là những hiểu biết nhất định của trẻ về các sự vật, hiện tượng xung 
quanh như nắng, mưa, nóng, lạnh, thứ bậc trong gia đình, được thực hiện thông qua 
các hoạt động như: hoạt động học tập ( qua các tiết học: văn học, làm quen với môi + Giáo dục trẻ ý thức và thái độ cư xử phù hợp đối với người thân trong gia đình 
như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, chú, bác, .....
 + Giáo dục trẻ tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, cô giáo và những người 
lớn khác trong trường mầm non đồng thời giúp trẻ có những biểu tượng chính xác về 
trường phổ thông, về các mối quan hệ giữa bạn bè, thầy cô giáo từ đó kích thích lòng 
mong mỏi, háo hức được đến trường học tập của trẻ.
 * Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ:
 Tất cả những nội dung, kiến thức nói cho đến cùng đều phải thông qua tiếng mẹ 
đẻ. Vì vậy việc chuẩn bị cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng 
ngày là việc quan trọng nhất để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
 Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốt, thì đồng thời các quá trình tâm lý như tư 
duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác,.... của trẻ cũng phát triển tốt.
 Đối với trẻ 5 tuổi để giúp ích cho việc học tốt môn tiếng Việt ở lớp một giáo viên 
cần tổ chức các hoạt động nghe - nói như cho trẻ phát âm các chữ cái, nghe và hiểu 
nghĩa của từ, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao 
tiếp.
 Bên cạnh đó chuẩn bị cho việc đọc - viết như cho trẻ tiếp xúc với chữ viết trong 
môi trường xung quanh, nhận dạng và phát âm các chữ cái, tô chữ cái, từ, xem và nghe 
đọc các loại sách. Cho trẻ làm quen với cách đọc: hướng đọc, từ phải sang trái, từ dòng 
trên xuống dòng dưới, “đọc” truyện qua các tranh vẽ, đọc phải diễn cảm, các tranh vẽ 
phải đẹp và to, chữ viết rõ ràng, to, chữ sử dụng trong sách là chữ in thường....
 * Chuẩn bị một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập và tinh thần:
 Chương trình chăm sóc - giáo dục mới hiện nay phương pháp dạy học tích cực 
trong các bậc học đã giúp trẻ chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang Dạy trẻ cách ngồi xem sách, có thể sử dụng các giờ như dạo chơi ngoài trời, chơi 
góc thư viên. Khi trẻ nghe và nhìn cách cô đọc sách trẻ có thể học được những kiến 
thức từ nội dung sách, cách sử dụng sách và nguyên tắc đọc, hướng dẫn trẻ ý thức giữ 
gìn và bảo vệ sách. Cần lựa chọn những sách có hình ảnh sinh động ngoài bìa nhằm 
gây hứng thú cho trẻ đối với sách. Trẻ nhận ra các từ mới trong truyện, mong muốn 
được đọc truyện.
 Thông qua việc đọc sách trẻ khám phá các ký hiệu và mẫu chữ khác nhau, kích 
thích sự tò mò tìm hiểu các từ và chữ.
 * Chuẩn bị cho việc học viết.
 Giáo viên tổ chức các hoạt động tập tô, tập vẽ giúp trẻ làm quen với các nét cơ bản 
của chữ viết tiếng Việt và biết cách đưa nét tạo thành chữ viết.
 Chơi các trò chơi luyện ngón tay nhằm rèn luyện vận động của các cơ nhỏ và sự 
khéo léo của các ngón tay, sự phối hợp tay mắt như chơi buộc dây, cài cúc, xếp hột 
hạt, chơi lăn bóng, chuyền bóng, ném trúng đích,...
 Ví dụ : Trò chơi nhìn nhanh nói khẽ, trò chơi truyền thông tin cho nhau, tạo chữ 
trên không, nắm tay tạo ra các kiểu chữ theo ý thích ...
 Tổ chức các hoạt động tạo hình như vẽ tranh, nặn, xé dán, đồ, in hình, vò giấy,... 
đặc biệt các hoạt động có sử dụng bút, giấy như làm sách, hoàn thiện bức tranh
 Vậy một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 ở trên là rất quan trọng, không 
thể tách rời nhau được và không thể thiếu một trong các biện pháp đó trong quá trình 
chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. chắc đặc điểm tâm lý của lứa tuổi. Giáo viên phải có kiến thức về lớp 1 để giới giới 
thiệu trước cho trẻ, biện pháp hình thức đúng đắn trong quá trình giáo dục trẻ, và bảo 
đảm cho giáo viên không chỉ là cô giáo mà còn là người bạn gần gũi thân thiết với trẻ.
 - Phải bám sát kế hoạch của lớp từ đầu năm và thực hiện đúng vào các chỉ số của 
bộ chuẩn trẻ 5 tuổi.
 - Cần có ý kiến báo cáo đề xuất kịp thời cho Ban giám hiệu trong quá trình chăm 
sóc giáo dục trẻ để đảm bảo sao cho trẻ được chăm sóc tốt về thể chất và tinh thần
 - Phải biết lắng nghe, tham khảo, học hỏi kinh nghiệm, góp ý của Ban giám hiệu 
cùng đồng nghiệp để chọn lọc ý kiến tiếp thu ý kiến hay.
 Đào Bé Đào
 Giáo viên Trường mầm non Hướng Dương, TVT, CM.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chuan_bi_cho_tre_5_tu.docx