Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non sẵn sàng vào Lớp 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non sẵn sàng vào Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non sẵn sàng vào Lớp 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài:“Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non sẵn sàng vào lớp 1”. 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: a.Cơ sở lý luận. “ Mùa hè này đã lớn Bé sắp vào lớp 1 Bé nhớ trường mầm non Cô dạy bé lớn khôn”. Thời gian trôi thật là nhanh mới đó thôi mà đã sắp phải xa các con thật rồi“Tạm biệt búp bê thân yêu, tạm biệt gấu Misa nhé, tạm biệt thỏ trắng xinh xinh, mai em vào lớp 1 rồi nhớ lắm, quên sao được, trường mầm non thân yêu, nhớ lắm quên sao được các con thân yêu”!. Mỗi khi mùa hè đến là kết thúc năm học cũ và các bé chuẩn bị bước vào một năm học mới. Ở trường mầm non các bé lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi sẽ chia tay trường mầm non chuẩn bị vào lớp 1. Trường tiểu học là một thế giới rất lạ lẫm đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng. Khi ở trường mầm non chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, bước vào lớp 1 trẻ phải tập trung vào việc học, tự lập hoàn toàn từ cách học, cất giữ, chuẩn bị đồ dùng học tập, soạn bài theo thời khóa biểu..., từ cuộc sống khá thoải mái về mặt thời gian cũng như tinh thần, bé phải chuyển qua một môi trường đòi hỏi trẻ “làm việc” một cách thực sự, phải tập trung chú ý trong cả một tiết học dài đó là một việc không hề đơn giản đối với trẻ. b.Cơ sở thực tiễn. Có thể khẳng định rằng vào lớp 1 là một bước ngoặt khá lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Chính vì thế việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 là quá trình lâu dài, quá trình này bắt đầu độ tuổi nhà trẻ cho đến khi đủ điều kiện vào lớp 1 và chỉ có ở trường mầm non mới thực hiện được điều này, mới giúp trẻ làm quen với các hoạt động học tập, thể lực, lao động, mối quan hệ xã hội. Trong quá trình đó giáo viên mầm non giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển mọi hoạt động có mục đích học tập, giúp trẻ phát triển thể lực, nhận thức, ngôn ngữ , tư duy, thẩm mỹ, kỹ năng, giao tiếp, từng bước giúp trẻ nhận thức và hòa nhập dần với cách sinh hoạt và phương pháp dạy học của giáo viên lớp 1 nhằm giúp trẻ không bị bỡ ngỡ, lo lắng, sợ sệt và trẻ sẽ tiếp thu kiến thức ở trường tiểu học một cách tốt nhất. Để thực hiện được điều đó với nhiều năm kinh nghiệm dạy lớp lớn tôi nhận thấy việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 là vô cùng cần thiết và quan trọng và thực hiện được mục đích đầu tiên của Bộ đánh giá mục tiêu trẻ 5 tuổi, vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non sẵn sàng vào lớp 1”. Làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này. 2. Mục đích nghiên cứu. - Tìm hiểu thực trạng về việc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 tại các lớp MGL (5 - 6 tuổi) trường mầm non nơi tôi đang công tác. 3 lớp 5-6 tuổi nằm ở các khu khác nhau. Năm học 2022 -2023 tôi được phân công phụ trách lớp 5T- A1 Tổng có 31 cháu: trong đó 14 cháu nam chiếm 45%, 17 cháu nữ chiếm 55%. Qua khảo sát thực tế tại lớp tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: b.Thuận lợi - Được sự hướng dẫn, quan tâm chỉ đạo của phòng GD - ĐT huyện nhà, cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cùng với ban giám hiệu nhà trường năng động, sáng tạo có tinh thần trách nhiệm cao, có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu mến trẻ. - Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới. - Ban Giám Hiệu nhà trường còn động viên sự tìm tòi, học hỏi sáng tạo của mỗi giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng. Đồng thời khuyến khích mỗi giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. - Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng đầy đủ hơn nên chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng được nâng lên. - Nên trong nhiều năm qua trường đã đạt được nhiều thành tích cao trong huyện . Trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, yêu nghề, mến trẻ, có nhiều giáo viên tham gia giáo viên giỏi các cấp. - Trẻ đều có nề nếp thói quen tốt trong học tập, nhanh nhẹn, mạnh dạn, có khả năng nghe - hiểu và tiếp thu rất nhanh. - Hai giáo viên đứng lớp đều là những người có tinh thần trách nhiệm với công việc, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ ham học hỏi, có chuyên môn vững vàng và luôn có ý thức học hỏi và vươn lên. Các cô đều có trình độ đại học và luôn tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy cũng như làm đồ dùng đồ chơi, giáo án điện tử cho các hoạt động. - Đa số các phụ huynh quan tâm đến tình hình học tập của con em mình, thường xuyên quan tâm việc học tập của trẻ, dạy bảo trẻ theo sự hướng dẫn của giáo viên. c. Khó khăn: - Kiến thức học sinh tiếp thu không đồng đều. - Có một số học sinh yếu hay nghỉ học nên có nhiều khó khăn trong việc cung cấp kiến thức kịp thời cho trẻ. - Đa phần phụ huynh đều làm nông nghiệp hiểu biết còn nhiều hạn chế trong việc phối kết hợp giáo dục trẻ với giáo viên. Phụ huynh chưa nắm bắt được đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ, chưa xác định rõ yêu cầu tri thức thực chất ở độ tuổi của con em mình. - Một số phụ huynh quá nóng vội cho con đi học viết, học đọc, học làm toán ngay khi trẻ còn đang ở lứa tuổi mầm non. - Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tích cực tham gia vào các hoạt động. - Một số trẻ quá hiếu động, khả năng tập trung, tiếp thu kiến thức của trẻ chưa cao. d. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. 5 trước khi vào lớp 1 thì ít phụ huynh chọn. Với kết quả khảo sát, nắm bắt được tâm lý của phụ huynh muốn cho con học chữ, tập đọc, tập viết, tập làm toán khi còn đang học ở mầm non tôi cần tiến hành một số phương pháp sau: 3. Những biện pháp chủ yếu của đề tài. - Biện pháp 1: Giáo viên phải có khả năng cũng như phương pháp dạy trẻ hành trang vào lớp 1. - Biện pháp 2: Tuyên truyền đến phụ huynh để cùng chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1. - Biện pháp 3: Chuẩn bị tốt về mặt thể lực, trí tuệ cho trẻ. - Biện pháp 4: Chuẩn bị về mặt tình cảm xã hội với những mỗi quan hệ và môi trường mới. - Biện pháp 5: Chuẩn bị tâm lý và một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập. - Biện pháp 6: Sử dụng những phương pháp dạy học tiên tiến. - Biện pháp 7: Tổ chức cho trẻ làm quen trường tiểu học. - Biện pháp 8: Kết hợp giữa gia đình và nhà trường. 4. Biện pháp từng phần. Để chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1 là mục tiêu của giáo dục mầm non và là mục đích đầu tiên ban hành của Bộ chuẩn phát triển cho trẻ 5 tuổi. Đây là một giai đoạn vô cùng quan trọng, tâm lý sẵn sàng đi học của mỗi trẻ phụ thuộc vào sự chuẩn bị đứng đắn của giáo viên và đặc biệt là nhận thức của các bậc phụ huynh. Chính vì vậy mỗi giáo viên chúng ta cần hiểu sâu và rõ ràng hơn về việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1 để làm công tác tuyên tryền tới phụ huynh thật tốt. 4.1. Biện pháp 1: Giáo viên phải có khả năng cũng như phương pháp dạy trẻ hành trang vào lớp 1. Phải nói rằng: Trước kia Mỗi khi nói đến chương trình hành trang cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1. tôi thường không quan tâm và nghĩ chương trình đó chưa thực sự cần thiết và là chương trình của tiểu học, cũng như biện pháp dạy trẻ hành trang cho trẻ vào lớp 1. Chính vì những suy nghĩ chưa đúng, chưa thực sự quan tâm, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ khi trẻ bước vào lớp 1 như lo sợ, rụt rè... Vậy thì nghiên cứu tài liệu nào và nghiên cứu như thế nào để có hiệu quả nhất? đó chính là 1 câu hỏi lớn cho mỗi giáo viên như tôi. Với việc học tập, sử dụng các kiến thức mà mình đã học ở trường chuyên nghiệp tôi còn tham gia lớp học tiền tiểu học cũng như các phương pháp của các môn học khác để mình nắm chắc phương pháp dạy trẻ, kịp thời học tập đổi mới chương trình theo yêu cầu của phòng, ngành đã đề ra. Qua việc nghiên cứu tài liệu và quá trình học tập nỗ lực không ngừng của tôi, nay tôi đã tự tin hơn về kiến thức, kỹ năng cũng như phương pháp dạy trẻ, quá trình học hỏi tìm tòi tôi đã trang bị cho mình được những kiến thức và suy nghĩ khác về chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1 như nghe, nói, đọc, viết, ngồi đúng tư thế...của chương trình tiền tiểu học 7 năng học tập, lao động tự phục vụ bản thân. Tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh để tìm hiểu về tâm sinh lý của trẻ và cùng với phụ huynh giúp trẻ hoàn thiện những kĩ năng sống cần thiết để sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1. Kết quả: Sau khi có sự phối hợp trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh thì phụ huynh lớp tôi yên tâm không băn khoăn, lo lắng về việc phải cho con đi học trước chương trình tiểu học hay không, trẻ thì có kiến thức đồng đều chỉ được làm quen chữ cái, làm quen với toán và các hoạt động khác ở trường mầm non như nhau. Bố mẹ là những người đầu tiên đặt nền móng cho nhận thức của trẻ, tác động phần lớn đến suy nghĩ và hành động của con em mình, nhiều phụ huynh ngay khi con chuyển từ lớp mẫu giáo nhỡ lên lớp mẫu giáo lớn đã nôn nóng về việc học chữ của trẻ. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng hiểu và cung cấp cho con kiến thức phù hợp với độ tuổi, vì vậy tôi đã tuyên truyền cho phụ huynh, giúp cho phụ huynh hiểu được tâm sinh lý của trẻ, hiểu rõ điều gì cần nhất cho trẻ trong giai đoạn này, giai đoạn chuẩn bị vào lớp 1 cần phải chuẩn bị những gì? Ngay từ đầu năm học, tôi đã kết hợp Ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp phụ huynh để trao đổi, thống nhất với gia đình về mục tiêu, nội dung, phương pháp, biện pháp, chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1 với cách làm như sau: Cách làm Mục đích - Thông qua kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, - Giúp phụ huynh nắm bắt và biết trẻ được giáo dục trẻ của nhà trường, của lớp. Tuyên tham gia và học thông qua các hoạt động truyền các phụ huynh cùng phối kết hợp với tại trường. nhà trường để trẻ được giáo dục một cách hiệu quả nhất. - Giới thiệu với phụ huynh về các mục tiêu - Giúp phụ huynh nhận thức đúng về sự giáo dục. phát triển của trẻ 5 tuổi để thống nhất, phối - Làm bảng đánh giá mục tiêu trẻ 5 tuổi công hợp trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục khai nhóm lớp để phụ huynh nắm bắt. giữa gia đình, nhà trường và xã hội. - Phụ huynh nắm bắt được những yêu cầu cần đạt được ở trẻ qua 5 mặt phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển thể chất, phát triển quan hệ tình cảm xã hội ở mỗi chủ đề. - Thông qua chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về việc - Phụ huynh biết được quy định chung của không dạy trước chương trình lớp 1 cho con. Bộ GD&ĐT áp dụng cho toàn bộ trẻ em - Giải thích cho phụ huynh hiểu tác hại của việc mầm non và yên tâm về chương trình học cho trẻ 5-6 tuổi học viết, làm toán trước. Và giải của con tại trường. thích cho phụ huynh biết cần kết hợp cô giáo để - Giúp phụ huynh thoải mái tư tưởng và chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1 là chuẩn bị không còn lo lắng về việc có cho con đi về thể lực, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và học trước chương trình lớp 1 hay không. các kỹ năng, tâm lý cần thiết cho trẻ. - Phụ huynh hiểu để chuẩn bị cho con vào lớp 1 là phải làm gì và kết hợp với cô giáo. 9 Chia sẻ với phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động thể dục sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn. Buổi sáng, ngay sau khi ngủ dậy, cho trẻ tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho hoạt động khác diễn ra trong ngày.Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao thể lực, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng, tôi đã hướng dẫn cho phụ huynh cho trẻ tập tại nhà kết hợp với nhạc phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ hứng thú tham gia thực hiện các vận động. VD: Ở tháng 12 chúng ta có sự kiện ngày “ thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 và ngày NOEL”, thì trong giờ thể dục cô giáo thay đổi đạo cụ là gậy thể dục tập theo nhạc bài: Chú bộ đội, cháu thương chú bộ đội, làm chú bộ đội. Trước khi tập, cô dẫn dắt vào bài các chú bộ đội hôm nay sẽ tham gia vào phần thi “Trổ tài”. Sau đó, cô giới thiệu tên gọi từng động tác của bài tập phát triển chung và cho trẻ tập, trẻ sẽ rất thích thú và cố gắng tập thật đúng, chuẩn các động tác cùng cô qua video bài dạy. * Trong hoạt động thể dục: Đối với trẻ mầm non, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng dù khi trẻ học hay trẻ chơi, trẻ lĩnh hội kiến thức thông qua các đồ dùng trực quan sinh động. Trong giờ thể dục, để trẻ tiếp thu và lĩnh hội bài tập với hiệu quả cao nhất ngoài các đồ dùng, dụng cụ có sẵn của nhà trường tôi đã làm một số đồ dùng tự tạo trong các giờ thể dục nhằm phát các vận động thô và vận động tinh cho trẻ theo đúng chương trình giáo dục mầm non. Khi có đồ dùng đẹp, mới lạ trẻ tham gia vào giờ học tích cực hơn. VD: Với tiết bật tách khép chân với những đồ dùng sẵn có trẻ lớp tôi rất hào hứng tham gia vận động một cách hồn nhiên, vui vẻ. Hình ảnh 2: Trẻ bật chụm tách chân - Ở góc vận động: Ngoài các trò chơi vận động như: Mèo đuổi chuột, kéo co, nu na nu nốngtôi còn tăng cường cho trẻ một số bài tập rèn luyện thể lực cho trẻ thông qua các trò chơi giúp toàn bộ các trẻ trong lớp được tham gia vận động, trẻ thích thú chơi trò chơi, phát triển các nhóm cơ, phát triển tính nhanh nhạy, hoạt bát, nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ để rèn luyện sức khỏe, rèn tính kiên trì, mạnh dạn, năng động trong các hoạt động. Hình ảnh 3 : Trẻ chơi trò chơi vận động kéo co * Trong hoạt động học: - Hoạt động làm quen với toán: Hoạt động làm quen với toán là hoạt động rất khô khan và cứng nhắc. Đặc biệt, hoạt động hình thành các biểu tượng về số lượng và phép đếm thường lặp đi lặp lại nhiều lần các tiết học có nội dung giống nhau, chỉ khác về số lượng, nếu lặp lại khi học trẻ thường nhanh chán sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên, hoạt động làm quen với toán lại là một hoạt động giúp trẻ phát triển hết khả năng tư duy, ghi nhớ, rèn luyện các thao tác trí tuệ, kích thích những hoạt động trí óc của trẻ và nó cũng là hoạt động vô cùng quan trọng khi trẻ vào lớp 1.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chuan_bi_cho_tre_mau.docx