Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Hoạt động trải nghiệm Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Hoạt động trải nghiệm Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Hoạt động trải nghiệm Lớp 1
PHẦN I: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Năm học 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp Một. Lớp Một tôi phụ trách có 25 học sinh. Trong quá trình giảng dạy môn Hoạt động trải nghiệm 1 thuộc bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tôi nhận thấy một số giáo viên vẫn còn chưa thấy được tầm quan trọng của tiết Sinh hoạt dưới cờ. Tiết Sinh hoạt dưới cờ thường được tổ chức như một tiết học khô khan, thậm chí có phần cứng nhắc, đôi lúc còn nặng về hình thức, đơn điệu. Trong giờ học tiết Hoạt động trải nghiệm, lớp học còn trầm, chưa sôi nổi, nhiều học sinh không thích học, làm việc riêng, còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tiếp cận đối tượng trải nghiệm dẫn đến hiệu quả giờ học chưa cao. Giáo viên chủ nhiệm chưa quan tâm tổ chức hiệu quả tiết Sinh hoạt lớp, còn tổ chức sơ sài. Trong quá trình nghiên cứu Tuần 2 các em học môn Hoạt động trải nghiệm 1, tôi khảo sát như sau: HOÀN THÀNH HOÀN CHƯA Tổng số học Năm học TỐT THÀNH HOÀN THÀNH 2022-2023 sinh SL TL SL TL SL TL Lớp 1/2 25 10 40% 8 32% 7 28% Trước thực trạng nêu trên, tôi đã tiến hành ngay các giải pháp nhằm tháo gỡ được phần nào những vướng mắc và nâng cao hiệu quả dạy môn Hoạt động trải nghiệm 1 thuộc bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh Lớp Một. PHẦN II: NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT Từ thực trạng trên, tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong môn Hoạt động trải nghiệm 1. Các em đang quen với nếp vui chơi tương đối tự do, thoải mái tùy theo hứng thú của mình khi học mẫu giáo. Nhưng khi học Tiểu học, các em phải làm việc trong một tập thể có nội quy, kỉ luật; có hướng dẫn học tập; có trách nhiệm, nghĩa vụ rõ ràng. Các em còn hay đãng trí, khó tập trung chú ý lâu, nhất là với các + Cán bộ quản lí nhà trường sinh hoạt chung với học sinh 4 lần /1 tháng. Sau khi nắm rõ kế hoạch của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm các lớp lập kế hoạch, định hướng, hướng dẫn học sinh thực hiện. Giáo viên có thể phối hợp cùng phụ huynh học sinh để phụ huynh hỗ trợ thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, yêu cầu giáo dục trong tiết Sinh hoạt dưới cờ mà giáo viên chủ nhiệm và nhà trường đã đề ra. * Ví dụ: Tuần 6: Sinh hoạt dưới cờ - Hoạt động nhân đạo. Giáo viên thông báo với gia đình về hoạt động nhân đạo của trường để được giúp đỡ, tự giác thực hiện phong trào. 1.2. Xây dựng các kĩ năng cho học sinh và hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm ở tiết sinh hoạt dưới cờ. Khi tham gia hoạt động trải nghiệm ở tiết Sinh hoạt dưới cờ học sinh cần được thể hiện kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất năng lực tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ được phân công. Có nhiệm vụ của cá nhân, có nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự hợp sức của cả nhóm. Các em phải bàn bạc, trao đổi, thống nhất, ra quyết định. Do vậy, điều quan trọng với mỗi giáo viên là phải hướng dẫn các em các kĩ năng như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ năng thu thập xử lí thông tin, kĩ năng ra quyết định,... Việc này sẽ tạo tâm thế sẵn sàng thực hiện cho học sinh. 1.3. Lựa chọn nội dung mang tính giáo dục cao, hình thức đa dạng, hấp dẫn, phù hợp lứa tuổi học sinh Tiểu học. Tổ chức tiết Sinh hoạt dưới cờ theo đúng quy định, toàn bộ giáo viên và học sinh cùng hát Quốc ca, thể hiện lòng tự hào dân tộc. Việc lựa chọn những nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, gần gũi và hấp dẫn học sinh có vai trò quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt dưới cờ. Mỗi tuần, sẽ là một chủ đề khác nhau được thể hiện dưới hình thức sân khấu hóa, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về kỹ năng sống. Sân khấu hóa, đa dạng hóa các hình thức được thể hiện như biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm, trò chơi, thi tìm hiểu,... Trường Tiểu học Nguyễn Văn Thuần đã thực hiện thay đổi liên tục chủ đề sinh hoạt, đặc biệt chọn những chủ đề ý nghĩa, thiết thực như: Học tập suốt đời - Học sinh thực hiện nhiệm vụ trong vòng 7 - 10 phút. - Học sinh trình bày việc làm của nhóm, cách thực hiện, tự đánh giá sau khi làm. - Các nhóm học sinh nhận xét lẫn nhau (có thể bình chọn nhóm làm tốt nhất). - Giáo viên kết luận, nhận xét chung. Hay ở lớp của mình, đối với tiết Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề: “Em biết yêu thương”, tôi đã xây dựng kế hoạch để giảng dạy giúp các em hình thành các cảm xúc tích cực và bày tỏ ý kiến về việc đã trải qua như: được tặng quà sinh nhật, cô giáo khen, .... Khi những hoạt động mà chính bản thân các em đã thực hiện tốt ở trường, ở lớp. Tôi động viên các em liên hệ thực tiễn, tham gia các hoạt động ở nhà vừa sức với mình: quét nhà, nhặt rau phụ mẹ,... 2.2. Tổ chức hoạt động khám phá, trải nghiệm ngoài lớp học, ngoài nhà trường * Phương pháp: Tổ chức cho học sinh tham quan và trải nghiệm thực tế. * Tiến trình hoạt động: - Xác định chính xác, rõ ràng mục tiêu của bài học trải nghiệm. - Xác định hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm. - Định hướng và chuyển giao nhiệm vụ trải nghiệm (nhiệm vụ trải nghiệm phải liên quan đến nội dung kiến thức bài học trải nghiệm). - Định hướng sản phẩm đầu ra cho học sinh. Về phía học sinh, các em thực hiện tiếp nhận nhiệm vụ Hoạt động trải nghiệm từ giáo viên. Sau đó, học sinh có thể nêu ý kiến phản hồi về nhiệm vụ (nêu băn khoăn, thắc mắc) để giáo viên giải thích rõ nhiệm vụ, yêu cầu trước khi bắt đầu trải nghiệm. *Ví dụ: Trong chủ đề Tháng 1 - Mùa xuân của em, để giúp phong phú hơn quá trình học tập, giáo viên có thể tích hợp 3 bài trong chủ đề, tổ chức thành một buổi Hoạt động trải nghiệm tại sân trường với mục đích giúp các em quan sát và trải nghiệm trồng cây thực tế. châm “Học đi đôi với hành” giúp các em cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và cũng giúp bản thân tôi có thêm năng lượng tích cực để cùng đồng hành với các em trong các tiết Hoạt động trải nghiệm của suốt một năm học. *Ví dụ: Bài 7 “Em kính yêu thầy cô”. Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để thảo luận, chia sẻ theo gợi ý sau: + Em hãy kể lại những điều thầy cô đã làm cho em hằng ngày ở lớp, trường. + Kể lại một chuyện em nhớ nhất về thầy giáo, cô giáo. + Nêu cảm nhận của em về thầy giáo, cô giáo. Khuyến khích, động viên học sinh xung phong kể lại câu chuyện em nhớ nhất về thầy giáo, cô giáo và nêu cảm nhận của em về thầy cô. 2.4. Tăng cường các hoạt động thực hành, sáng tạo, ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống Để học sinh thực hiện hiệu quả, giáo viên phải giúp học sinh xây dựng ý tưởng, định hướng cho các hoạt động. Khi tổ chức hoặc tham gia, giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung, định hướng cách thực hiện, còn lại học sinh sẽ phối hợp cùng các bạn để thảo luận đưa ra ý tưởng thể hiện được sự sáng tạo, không rập khuôn như mẫu hướng dẫn. Từ đó giúp phát triển năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo cho các em. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp cho các em mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể. Bên cạnh những biện pháp đã đưa ra, cần có thêm những điều kiện để tổ chức các tiết Hoạt động trải nghiệm: + Xây dựng các kĩ năng mềm cho học sinh. + Phối hợp với các bộ phận trong nhà trường và phụ huynh học sinh. + Xây dựng được kế hoạch cụ thể rõ ràng cho mọi hoạt động trải nghiệm. *Ví dụ: Bài 7 “Em kính yêu thầy cô”. Giáo viên khuyến khích học sinh vận dụng những điều đã học được ở môn Mĩ thuật để làm thiệp, vẽ tranh, viết cảm xúc của mình chia sẻ đến thầy cô. Các sản phẩm trưng bày vào “Góc tri ân” của lớp. Từ đó học sinh sẽ được phát huy những điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân mình rồi tự điều chỉnh để thay đổi bản thân. Ví dụ: Tiết sinh hoạt lớp: Chủ đề 7: Tham gia hoạt động cộng đồng. Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ trước lớp: - Kể tên những hoạt động cộng đồng mà em đã tham gia. - Chia sẻ những việc tốt em đã làm được với hàng xóm. Tuỳ điều kiện, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi, hát hoặc giao lưu văn nghệ trong lớp với nội dung liên quan đến chủ đề tiết Sinh hoạt dưới cờ trong tuần và tiết Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề. 3.3. Giúp học sinh chủ động, tích cực trong các hoạt động. Giáo viên luôn gần gũi, động viên, hướng dẫn nhằm giúp học sinh chủ động, tích cực hơn trong các hoạt động. Qua đó sẽ thúc đẩy hình thành ở các em các năng lực đặc thù như: - Tự chủ, tự học. - Giao tiếp, hợp tác. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo. Ví dụ: Tuần 6 - Sinh hoạt lớp - Sinh hoạt theo chủ đề “Giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trường” - Giáo viên kê một chiếc bàn để đặt đồ quyên góp trên bục giảng. - Yêu cầu học sinh tham gia giới thiệu các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp hoặc trong trường cần sự giúp đỡ. - Giáo viên cùng cả lớp xác định nhu cầu cụ thể được giúp đỡ của từng học sinh có hoàn cảnh khó khăn. - Giáo viên và học sinh thảo luận, quyết định sẽ giúp đỡ từng bạn có hoàn cảnh khó khăn như thế nào. - Bạn nào đã có đồ ủng hộ, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn thì mang lên đặt trên bàn để đồ quyên góp. Bạn nào chưa có thì căn cứ vào nhu cầu của từng bạn có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục chuẩn bị để chuyển cho các bạn vào lần sau. - Các bạn có hoàn cảnh khó khăn chia sẻ cảm xúc khi nhận được sự quan trải nghiệm tôi đã thống kê chất lượng như sau: HOÀN THÀNH HOÀN CHƯA Tổng số học Năm học TỐT THÀNH HOÀN THÀNH 2022-2023 sinh SL TL SL TL SL TL Lớp 1/2 25 15 60% 10 40% 0 0% Với kết quả đó, tôi sẽ tiếp tục phấn đấu để phát huy những kinh nghiệm của mình cũng như tìm ra nhiều biện pháp để hướng dẫn các em học tốt hơn nữa và có như vậy thì các em có thể học tốt môn Hoạt động trải nghiệm ở các lớp tiếp theo. MỤC LỤC Phần I. Thực trạng đề tài Trang 1 Phần II. Nội dung cần giải quyết Trang 1 Phần III. Biện pháp giải quyết Trang 2 Phần IV. Kết quả Trang 11 Phần V. Kết luận Trang 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx