Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TÂN TRỤ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN THUẦN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 GV: Nguyễn Thị Hiệp Năm học: 2022 - 2023 PHẦN II: NỘI DUNG CÔNG VIỆC CẦN GIẢI QUYẾT - Tổ chức hoạt động dạy và học theo mô hình 5E để hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. - Rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh. - Nâng cao hoạt động trải nghiệm thực tế cho học sinh PHẦN III: BIỆN PHÁP CẦN GIẢI QUYẾT 1. Tổ chức hoạt động dạy và học theo mô hình 5E để hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Mô hình dạy học 5E dựa trên thuyết kiến tạo nhận thức của quá trình học, theo đó học sinh xây dựng các kiến thức mới dựa trên các kiến thức hoặc trải nghiệm đã biết trước đó. 5E là tên viết tắt của 5 từ bắt đầu bằng chữ cái E trong tiếng Anh: Engage (Gắn kết), Explore (Khám phá), Explain (Diễn giải), Elaborate (Phát triển chi tiết), Evaluate (Đánh giá). Gắn kết Đây là bước đầu tiên của quá trình dạy khám phá khoa học. Thông qua các hoạt động đa dạng, Giáo viên thu hút sự chú ý và quan tâm của học sinh, tạo không khí trong lớp học. Học sinh cảm thấy có sự liên hệ và kết nối với những kiến thức hoặc trải nghiệm trước đó. Các hoạt động có thể sử dụng trong bước gắn kết là: - Cho học sinh xem video clip về chủ đề có liên quan đến bài học. - Tổ chức trò chơi có liên quan đến vấn đề bài học. - Kể câu chuyện có thông tin liên quan đến bài học. - Đưa ra một thử thách hoặc một câu đố cho học sinh liên hệ tìm giải pháp bằng kinh nghiệm đã có của mình để giải quyết vấn đề có liên quan đến bài học. Ví dụ: Bài An toàn khi ở nhà (trang 20-23 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 1- Cánh Diều) Ở bước này, giáo viên có thể mở đầu bài học bằng trò chơi “Đi chợ”. Khi quản trò hỏi cần mua vật dụng gì ở nhà, các bạn sẽ nêu tên các đồ dùng ở nhà mình từ đó GV dẫn dắt vào nội dung bài: “Một số đồ dùng trong gia đình như các em đã liệt kê khi sử dụng không cẩn thận, không đúng cách có thể gây đứt tay, chân; bỏng và điện giật. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về điều đó để đảm bảo an toàn trải nghiệm hoặc quan sát được ở bước Khám phá. - Đưa ra các kết luận chính trong bài. Ví dụ: Bài Chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi (trang 80-83 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 1- Cánh Diều) Sau khi thảo luận xong, các nhóm sẽ treo sản phẩm lên bảng rồi cử đại diện giới thiệu về sản phẩm của nhóm về việc cần làm để chăm sóc cây trồng. Một số học sinh nhận xét về phần giới thiệu của các bạn. Giáo viên hỏi học sinh học được gì sau hoạt động này và chốt lại: Các em cần thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ cây ở nhà và ở nơi công cộng như tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ, bón phân,... Cần thực hiện trồng nhiều cây để giữ môi trường xung quanh thêm xanh, sạch, đẹp. Phát triển chi tiết Đây là bước thứ tư, giáo viên giúp học sinh thực hành và vận dụng các kiến thức đã học được ở bước Diễn giải, giúp học sinh làm sâu sắc hơn các hiểu biết, khéo léo hơn các kĩ năng, và có thể áp dụng được trong những tình huống, hoàn cảnh đa dạng khác nhau. Hoạt động gợi ý ở bước Phát triển chi tiết: - Tổ chức một hoạt động thực hành vận dụng kiến thức vừa chốt. - Có thể cho học sinh làm việc với phiếu học tập để kiểm tra sâu hơn về kiến thức. - Có thể đưa ra những tình huống ứng dụng thực tế để kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức của HS. Ví dụ: Bài Chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi (trang 80-83 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 1- Cánh Diều) Để học sinh có ý thức bảo vệ cây trồng nơi công cộng, giáo viên tổ chức từng nhóm học sinh đóng vai, xử lí tình huống như gợi ý trang 81 SGK: Em sẽ làm gì khi bạn rủ em hái hoa nơi công cộng đem về nhà. Từng nhóm học sinh lên đóng vai thể hiện tình huống mà nhóm vừa thực hiện dựa trên tình huống SGK và nhóm bổ sung. Một số học sinh của nhóm khác đặt câu hỏi và nhận xét nhóm bạn. Giáo viên hỏi học sinh đã rút ra được điều gì qua tình huống này và nhắc lại: - Xác định mục đích quan sát: khi đã lựa chọn được đối tượng quan sát, giáo viên phải xác định cho học sinh quan sát để đạt mục đích gì, cần hướng học sinh quan sát bộ phận, đặc điểm của đối tượng, tránh quan sát lan man. - Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát: Giáo viên cần hướng dẫn, tổ chức cho học sinh quan sát một cách khéo léo, nhẹ nhàng, đúng trọng tâm. Tùy vào số lượng đồ dùng, mục tiêu của từng tiết học, từng hoạt động có thể tổ chức cho học sinh quan sát cá nhân (nếu đảm bảo 1 đồ dùng/học sinh) hoặc theo cặp, nhóm (nếu ít đồ dùng). Các nhóm có thể cùng quan sát một đối tượng để giải quyết chung một nhiệm vụ học tập hoặc mỗi nhóm có thể quan sát nhiều đối tượng khác nhau và giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau. Khi quan sát, tôi khuyến khích học sinh sử dụng nhiều giác quan để phán đoán, cảm nhận. Đồng thời tôi hướng dẫn các em quan sát từ tổng thể đến chi tiết, từ ngoài vào trong. - Trình bày kết quả sau khi quan sát: có thể tổ chức cho các em trình bày kết quả quan sát trong nhóm, hoặc trước lớp. Nhưng cho dù theo hình thức nào thì cũng phải đạt được mục đích quan sát đã đặt ra. Ví dụ: Khi dạy Bài 11 “Các con vật quanh em” Trang 74 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 1 (Sách Cánh Diều): Tôi cho học sinh sưu tầm các bức tranh về các con vật, các em mang đến lớp và làm việc với các tranh đã chuẩn bị. Các nhóm quan sát tranh và nói nơi sống của các con vật đó. Sau khi đã quan sát các bức tranh, ảnh về các con vật các em sẽ sắp xếp chúng thành các nhóm: những con vật sống trên cạn, những con vật sống dưới nước, những con vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước. Đây không chỉ là một hoạt động học tập mà còn giúp các em hứng thú, thoải mái khi được làm việc với các bức tranh, ảnh nhiều màu sắc và quan trọng hơn là hình thành kĩ năng quan sát cho học sinh từ đó cung cấp kiến thức của bài học. 3. Nâng cao hoạt động trải nghiệm thực tế cho học sinh Học môn Tự nhiên và Xã hội, học sinh không chỉ được tham gia các trò chơi học tập, tham quan học tập ngoài trời mà học sinh còn được thực hành, trải nghiệm. Đó là cơ hội để các em vận dụng kiến thức của mình vào hoạt động “thực tế”. Khi tổ chức cho học sinh thực hành sẽ giúp cho học sinh khắc sâu các kiến thức đã học. Học sinh không chỉ học lí thuyết suông mà các em còn được thực hành trải nghiệm, điều đó giúp các em mạnh dạn, tự tin, vận dụng các điều đã học vào thực tế. những hướng dẫn cụ thể về mục tiêu cần đạt. - Giáo viên cần khéo léo sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức theo mô hình 5E. - Không tách rời những hoạt động mà phải có sự đan xen, liên kết và hỗ trợ giữa các hoạt động với nhau. - Để tiết dạy nhẹ nhàng mà hiệu quả, giáo viên luôn tôn trọng mọi suy nghĩ, đóng góp, ý kiến hoặc câu trả lời của học sinh. - Đặc biệt cần động viên khuyến khích học sinh thường xuyên. Giúp học sinh tự tin và chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức. - Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học theo cá nhân, theo nhóm nhỏ, theo lớp ở trong hoặc ngoài phòng học. Nâng cao hoạt động trải nghiệm thực tế. Tổ chức trò chơi học tập để khuyến khích học sinh tích cực hoạt động chiếm lĩnh kiến thức. 2. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 ” được thực hiện cho học sinh lớp Một trong trường, trong huyện nhằm giúp các em vận dụng tốt những kiến thức đã học về môi trường và tự nhiên xã hội từ đó các em sẽ càng yêu quý môn học hơn. *NHÂN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VI: - Đề tài có yếu tố mới và sáng tạo: - Đề tài sáng kiến có khả năng áp dụng: - Đề tài sáng kiến có hiệu quả (phạm vi được triển khai áp dụng): ........, ngày tháng năm... Thủ trưởng đơn vị *Nhận xét, đánh giá của Hội đồng xét duyệt SKKN cấp tỉnh: ........, ngày tháng năm. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx