Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 rèn chữ giữ vở

doc 11 trang sklop1 26/02/2024 2280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 rèn chữ giữ vở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 rèn chữ giữ vở

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 rèn chữ giữ vở
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 Mã số: 
 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 rèn chữ giữ vở”
 2. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục tiểu học.
 3. Mô tả bản chất của sáng kiến
 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
 “Nét chữ nết người” nét chữ thể hiện tính cách của con người. Từ xa xưa 
ông cha ta rất coi trọng việc rèn luyện chữ viết, xã hội càng văn minh thì yêu 
cầu về chữ viết càng phải đúng, đẹp. Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng viết 
đúng, viết đẹp cho học sinh là một việc làm quan trọng trong nhà trường. Đây là 
yêu cầu, là trách nhiệm với tất cả giáo viên, đặc biệt là giáo viên Tiểu học. Đồng 
thời ta có thể nhận thấy rằng chữ viết hiện nay của học sinh nói chung và của 
học sinh tiểu học nói riêng là một vấn đề đáng quan tâm.
 Qua thực tế nhiều năm giảng dạy ở trường Tiểu học, tôi thấy số học sinh 
viết chữ xấu, có nhiều sai sót, tăng ở tất cả các lớp, đặc biệt là với lớp 1. Điều 
này thể hiện rõ qua các cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” của các năm học. Hơn nữa, 
trong thực tế còn có giáo viên chưa coi trọng việc rèn chữ cho học sinh ở lớp 
mình, thể hiện ở cách ghi bảng của giáo viên, lời nhận xét đánh giá bài kiểm tra, 
bài viết của học sinh.
 Vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài; “Một số biện pháp giúp học sinh 
lớp 1 rèn chữ giữ vở” để nghiên cứu và áp dụng.
 a) Ưu điểm
 - Đa số học sinh đã có đầy đủ sách, vở và phương tiện học tập;
 - Học sinh ngoan, chăm chỉ, có hướng phấn đấu để trở thành con ngoan, 
trò giỏi;
 b) Tồn tại Các bước thực hiện của giải pháp: 
 a) phân loại nắm vững ưu, nhược điểm của từng học sinh trên cơ sở 
đó lên kế hoạch rèn chữ cụ thể cho từng đối tượng 
 - Nhóm 1: Gồm những em học sinh viết chữ chưa đẹp;
 - Nhóm 2: Gồm những em học sinh viết chữ bình thường;
 - Nhóm 3: Gồm những em học sinh viết chữ khá đẹp.
 Mục đích của việc chưa nhóm nói trên là để giáo viên có thời gian tâm sự, 
biện pháp rèn luyện đặc biệt đối với nhóm 1. Thực tế tôi đã thường xuyên cho 
các em từ đầu tháng 8, các em nắm vững được các nét cơ bản, sau đó mới ghép 
để viết thành chữ. Vì “Học sinh có đọc thông thì mới viết thạo” được. Còn đối 
với nhóm 2 và nhóm 3 trên cơ sở các em đã nắm được những nét cơ bản, các 
em tự viết có sự hướng dẫn của giáo viên. Khi kết thúc 2 tuần học ôn cuối hè, tôi 
có tổng kết, đánh giá cụ thể với từng em để động viên các em có niềm tin vào 
chính bản thân mình để có hướng phấn đấu trong năm học mới. 
 b) Bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn 
luyện viết chữ đẹp
 Tôi nghĩ rằng bất cứ việc gì dù khó khăn đến đâu, nếu có lòng say mê 
nhiệt tình thì việc đó tất nhiên sẽ đạt được kết quả cao. Để bồi dưỡng cho học 
sinh lòng say mê và tinh thần quyết tâm luyện chữ vào năm học nào cũng vậy, 
tôi thường xuyên kể cho các em những câu chuyện về tinh thần khổ luyện rèn 
chữ của Cao Bá Quát, Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Văn Siêu  mặt khác tôi giữ 
lại những bộ vở sạch chữ đẹp của học sinh những năm trước để cho các em quan 
sát nét chữ, cách trình bày vở . Ngoài ra các em còn được quan sát những bộ vở 
sạch chữ đẹp của các anh chị đạt giải cấp trường, cấp huyện của năm trước. Sau 
khi được quan sát thực tế và nghe giáo viên kể chuyện, tôi đã thấy các em thực 
sự thích thú, cảm phục các anh chị.
 c) Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh như sách, vở và các đồ 
dùng học tập khác
 Ngay từ đầu năm học, tôi đã kiểm tra tới từng em, hướng dẫn các em 
chuẩn bị từng loại vở, từng loại bút. Đặc biệt có động viên quan tâm đến một số 
 -3- là điểm gặp dòng kẻ ngang thứ hai và cần cho học sinh nắm chắc chiều rộng của 
các nét cong là 5 ô li (tức là 1 ô li rưỡi);
 Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc: 
a, ă, d, đ, g. Trong nhóm này giáo viên cần lưu ý kế thừa luyện tập từ nhóm 1và 
luyện tập nét móc ngược (Ở nét móc ngược này giáo viên có thể tách thành nét 
sổ thẳng và nét hất nếu có học sinh viết chưa thẳng ở nét móc);
 Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n. Trong 
nhóm này cần luuw ý nét móc nhọn phía trước 1,5 ô li.
 Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong 
phối hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g. Với nhóm chưa cái này nét khuyết trên 
đều có chiều rộng 1 ô li và lưu ý điểm gặp nhau ngay tại vị trí dòng kẻ ngang 
thứ ba cắt với đường kẻ dọc.
 Nhóm 5: Nhóm chữ cái cónét móc phối hợp với nét thắt: r, v, s. Đây là 
nhóm chữ khó viết đẹp nhất, đặc biệt là chữ s và r. Giáo viên cần lưu ý 2 con 
chữ này có độ cao là 2 ô li rưỡi và sau nét thắt con chữ r là nét xuôi hơi ngang 
đưa ra còn sau nét thắt cong chữ s là nét xuôi xuống đưa vào.
 đ) Hướng dẫn các em tập viết chữ hoa
 Tôi làm theo cách chia nhóm chữ cái các nhóm chữ được chia như sau.
 - Nhóm: A, Ă , Â;
 - Nhóm: B, D, Đ, R, P;
 - Nhóm : E, Ê;
 - Nhóm : C, L, G, S;
 - Nhóm: N, M;
 - Nhóm: O, Ô, Ơ, Q;
 - Nhóm: T, H, K, I;
 - Nhóm: U, Ư, Y, X.
 -5- tắc và hình thành kỹ năng đọc và viết, hiểu chữ viết. Trong giờ dạy chính tả, tôi 
luôn tuân thủ những qui tắc dạy chính tả, hướng dẫn và thống nhất chung cách 
trình bày vở, luôn quan sát cách cầm bút, tư thế ngồi của từng học sinh để uốn 
nắm kịp thời, vì đây là yếu tố quan trọng có liên quan đến tốc độ viết của học 
sinh .
 Kết hợp dạy tập viết, chính tả, cùng với các môn học khác tôi thấy các em 
tiến bộ rõ rệt sau mỗi tuần học. Cuối tuần vào giờ hoạt động tập thể, tôi lại dành 
ít phút để tổng kết đánh giá, biểu dương khen ngợi những học sinh có cố gắng 
rèn chữ để biểu dương trước lớp và động viên các em kiên trì luyện tiếp ở tuần 
sau.
 g) Giữ vở sạch 
 Để cho học sinh giữ được bộ vở sạch đẹp, từ đầu năm đến cuối năm học. 
Muốn làm được thì vai trò của giáo viên rất quan trọng. Trước hết cặp sách vở, 
bộ hồ sơ của giáo viên phải thật chuẩn mực. Một nhân tố cũng không kém phần 
quan trọng đó là: phụ huynh học sinh. Cụ thể: Phụ huynh cùng giáo viên sẽ chọn 
loại vở kẻ ô ly (có ly ngang - li dọc ). Giấy không bị nhoè. Hiện nay cơ chế thị 
trường sẽ đáp ứng tốt yêu cầu của mình đặt ra. Sau đó hướng dẫn phụ huynh bao 
khít mép bìa, dán nhãn vở. Nếu có điều kiện thì bọc thêm một lượt nilông. Về 
bút viết: chọn loại bút có nét vừa phải, không to, không bé quá. Thống nhất một 
loại mực. Khi học sinh sử dụng bút chì (Học kỳ I của lớp 1) thì ngòi chì vừa 
phải. Trong giai đoạn này bản thân tôi khi lên lớp luôn có sẵn một cái gọt chì. 
Nếu em nào bị gãy ngòi là tôi xử lý được ngay. Đến khi học sinh viết bút mực 
tôi hướng dẫn các em rất tỉ mỉ về cách sử dụng bút: cách mở nắp bút, bơm mực. 
Khi bơm xong dùng giẻ sạch, lau khô rồi nắp bút lại và vặn cho vừa khít. Tránh 
vặn chặt quá làm hỏng bút. Khi mở bút viết, tôi hướng dẫn các em: Nếu thấy 
thân bút có mực, ta lại dùng giẻ sạch lau khô rồi mới viết, tránh mực ra tay làm 
bẩn vở. Nếu ngòi bút bị tắc mực. Các em dùng giẻ sạch vuốt nhẹ vào ngòi rồi 
mực sẽ ra. Tuyệt đối không cầm bút vẩy ra lớp, ra vở làm bẩn lớp. Chính vì thế 
mà tất cả học sinh trong lớp tôi phụ trách rất ít học sinh có những vết mực nhỏ 
trong vở. Một công việc nữa là: Hằng ngày tôi luôn giáo dục các em giữ gìn, 
 -7- - Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng sẽ giúp học sinh nắm được thứ tự 
các nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong 1 chữ nhằm đảm bảo 
yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh;
 - Chữ của giáo viên khi chữa bài cũng được coi như một loại chữ mẫu, vì 
thế giáo viên cần ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng.
 Ngoài ra, để việc dạy chữ không đơn điệu, giáo viên cần coi trọng việc xử 
lý quan hệ giữa âm và chữ, tức là giữa đọc và viết. Do đó trong tiến trình dạy tập 
viết, nhất là những âm mà địa phương hay lẫn, giáo viên cần đọc mẫu. Việc viết 
đúng củng cố việc đọc đúng và đọc đúng đóng góp vai trò quan trọng để đảm 
bảo viết đúng.
 Phương pháp đàm thoại gợi mở: Phương pháp này được sử dụng chủ 
yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ 
cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ 
cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa 
các chữ cái đã học với chữ cái đã phân tích.
 Ví dụ: Khi dạy chữ a, giáo viên có thể đặt câu hỏi: chữ A gồm có bao 
nhiêu nét? là những nét nào? chữ A cao mấy ô? độ rộng của chữ là bao nhiêu?
Với những câu hỏi khó, giáo viên cần định hướng cách trả lời cho các em. Vai 
trò của giáo viên ở đây là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo 
chữ cái chuẩn bị cho giai đoạn luyện tập viết ở phần sau.
 Phương pháp luyện tập: Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá 
trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp đến 
cao để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo kích 
thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định. Việc rèn 
luyện kỹ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở 
phân môn tập viết cũng như ở các phân môn của bộ môn Tiếng Việt và các môn 
học khác. Khi học sinh luyện tập chữ viết, giáo viên cần luôn luôn uốn nắn cách 
ngồi viết. Cần lưu ý các hình thức luyện tập cơ bản sau:
 - Tập viết chữ vào bảng con của học sinh: Hình thức tập viết trên bảng 
có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết và bức đầu đánh giá kỹ năng viết chữ 
 -9- - Học sinh: phải có tính cẩn thận, kiên trì và tỉ mỉ... các em không chỉ có 
cố gắng về chữ mà còn học tốt hơn các môn khác./.
 ................, ngày ... tháng ... năm ....
 NGƯỜI VIẾT
 -11-

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_r.doc