Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 viết đúng chính tả

doc 35 trang sklop1 15/01/2024 2130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 viết đúng chính tả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 viết đúng chính tả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 viết đúng chính tả
 Sáng kiến kinh nghiệm
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 SƠ YẾU LÍ LỊCH
 Họ và tên : Nguyễn Thị Thu Hà
 Sinh ngày 05 tháng 12 năm 1976
 Năm vào ngành: 1997
 Ngày vào Đảng: 07 tháng 9 năm 2003
 Chức vụ : Giáo viên giảng dạy lớp 1 - Trường Tiểu học TTNC 
 Bò và ĐC Ba Vì - Ba Vì - Hà Nội.
 Trình độ chuyên môn: Đại học
 Hệ đào tạo: Từ xa
 Bộ môn giảng dạy : Giáo viên cơ bản
Nguyễn Thị Thu Hà 1 Sáng kiến kinh nghiệm
 - Mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành 
 nhân cách con người mới.
 Ở lớp 1, chính tả bắt đầu từ phần luyện tập tổng hợp. Các kỹ năng chính 
 tả ở lớp 1 là:
 - Điền vần, điền chữ ghi phụ âm đầu.
 - Tập chép ( khuyến khích viết chữ hoa ).
 - Nghe - viết ( khuyến khích viết chữ hoa).
 - Trả lời câu hỏi trong mục câu hỏi và bài tập .
 Ở lớp 1, chủ yếu vẫn là kỹ năng: xác định vần và âm đầu và tập chép, kỹ 
 năng nghe – viết chỉ được yêu cầu 9 /26 bài chính tả ở lớp 1.
 Như vậy, nhìn chung, chính tả lớp 1 vẫn là giúp học sinh tập viết và 
 luyện đọc cho chính xác, không có ý đánh đố các em về cách viết chữ, kể các 
 trong các bài chính tả nghe – viết.
 II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 1. Cơ sở khoa học
 Như chúng ta đã biết, mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có một ngôn 
 ngữ riêng, một tiếng nói riêng. Tiếng Việt là ngôn ngữ được thống nhất trên 
 toàn đất nước ta. Để giữ gìn và phát triển vốn chữ viết của tiếng việt thì nhà 
 trường đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngôn 
 ngữ cả một quốc gia trong một giai đoạn xã hội – lịch sử nhất định, là nơi thực 
 hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo ở mỗi cấp học, bậc học. Trong đó dạy chính tả 
 ở tiểu học là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhằm nâng cao chất 
 lượng của môn tiếng việt trong nhà trường. Thông qua việc học chính tả mà 
 các em nắm được quy tắc chính tả và hình thành những kỹ năng, kỹ sảo về 
 chính tả. Từ đó, mà nâng cao dần tình cảm quý trọng tiếng mẹ đẻ và nền văn 
 học dân tộc.
 Trong những năm gần đây, phong trào vở sạch chữ đẹp đã và đang được 
 mọi người quan tâm và gặt hái được những thành tích đáng kể, được tất cả 
 giáo viên và học sinh chú trọng tham gia nhiệt tình với quyết tâm cao. Bên 
 cạnh đó còn được các bậc phụ huynh, các cấp các ngành quan tâm, khuyến 
 khích động viên. Đó chính là động lực giúp giáo viên và học sinh thực hiện tốt 
 mục tiêu giáo dục đề ra “ Giáo dục con người toàn diện”.
Nguyễn Thị Thu Hà 3 Sáng kiến kinh nghiệm
 - Có nhiều học sinh viết bài sạch sẽ, trình bày đẹp. Chất lượng về vở 
 sạch chữ đẹp đều đạt kết quả cao trong các đợt kiểm tra.
 Song bên cạnh đó, giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn 
 trong giờ học chính tả. Cụ thể:
 + Học sinh còn viết sai nhiều về độ cao các con chữ (đặc biệt là ở những 
 bài chính tả đầu tiên), nét chữ chưa chuẩn, sai cách ghi dấu thanh.
 + Một số học sinh còn ngọng: l- n, ch - tr, s - x nên khi viết chính tả 
 hay mắc lỗi.
 + Một số học sinh chưa nắm chắc qui tắc chính tả: ng-ngh, g-gh, c-k nên 
 khi gặp bài chính tả nghe-viết, học sinh dễ viết sai.
 + Trong các buổi học, học sinh thường viết chính tả đẹp và đúng hơn 
 khi làm bài kiểm tra trong các đợt kiểm tra định kì.
 + Học sinh không biết cách trình bày một bài viết chính tả (đoạn văn, 
 đoạn thơ hay bài thơ). Đặc biệt với bài thơ viết theo thể lục bát hoặc viết chính 
 tả tập chép, học sinh nhìn bài “mẫu” của giáo viên để chép và khi thấy giáo viên 
 xuống dòng ở đâu ( ở chữ nào) thì học sinh cũng xuống dòng ở chữ đó ( vì học 
 sinh không hiểu bản chất của vấn đề). 
 VD: Dạy bài chính tả tập chép “ Trường em ”
 ➢ Bài viết bảng của giáo viên: 
 Trường em
 Trường học là ngôi nhà thứ hai của em. 
 Ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bè bạn thân 
 thiết như anh em.
 ➢ Bài viết vở của học sinh:
 Trường em
 Trường học là ngôi nhà thứ hai của
 em. Ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có
 nhiều bè bạn thân thiết như anh em.
Nguyễn Thị Thu Hà 5 Sáng kiến kinh nghiệm
 Vậy, tại sao vẫn còn những học sinh mắc lỗi chính tả như vậy ? Ở đây, tôi xin 
 mạnh dạn đưa ra một số nguyên nhân mắc lỗi chính tả của học sinh như sau:
 1. Nguyên nhân trước hết phải nói đến là do bản thân các em:
 + Một số em phát âm chưa chuẩn ( nói ngọng ).
 + Chưa nắm chắc về âm – vần nên khi phân tích để viết một số tiếng khó 
 còn lúng túng, không phân tích được.
 + Các em nghe hiểu còn hạn chế. Còn nhiều em không nắm được nghĩa 
 các từ.
 + Một số học sinh tư thế ngồi viết và cách cầm bút chưa đúng.
 + Đôi lúc học sinh còn viết ngoáy, ý thức chưa cao, chưa tự giác rèn chữ viết.
 + Các em đa phần là con nông dân, tuy điều kiện vật chất đầy đủ nhưng 
 điều kiện đảm bảo giao tiếp ở nhà còn hạn chế, khi các em nói sai, nói ngọng 
 thì bố mẹ, anh em chưa sửa cho các em. Đến trường giáo viên chú ý đến sửa 
 lỗi cho học sinh nhưng trong giờ ra chơi các em vui đùa, nói chuyện, khi nói 
 ngọng, nói sai, các em không tự sửa cho nhau chưa ý thức tự sửa cho mình.
 2.Về phía giáo viên:
 + Giáo viên luôn quan tâm đến phong trào vở sạch - chữ đẹp, chấm chữa 
 bài cho học sinh thường xuyên. Song khi chấm bài cho học sinh, hoc sinh viết 
 sai lỗi chính tả, thì giáo viên thường chỉ gạch chân, ít sửa sai cho các em. Giáo 
 viên mới chú trọng đến chữ viết đúng nên khi học sinh viết sai chữ thì giáo 
 viên gạch chân lỗi sai, còn khi học sinh viết sai nét, giáo viên đều bỏ qua. Vì 
 vậy, khi giáo viên nhận xét, đánh giá bài viết của các em, các em không biết 
 phải sửa thế nào cho đúng, cho đẹp.
 + Trong các giờ học chính tả, giáo viên chưa thực sự tổ chức tiết học sôi 
 nổi, chưa có sự đổi mới phương pháp – hình thức dạy học thực sự mà còn 
 mang tính hình thức.
 + Giáo viên chưa phát động các cuộc thi vui học ngoài phong trào vở 
 sạch - chữ đẹp để phát triển tối đa khả năng viết chính tả của học sinh.
 Bên cạnh đó một nguyên nhân không nhỏ có ảnh hưởng đến việc viết sai 
 chính tả của học sinh là do phụ huynh thiếu quan tâm sửa lỗi cho các em.
Nguyễn Thị Thu Hà 7 Sáng kiến kinh nghiệm
 3. Phương pháp phân tích – tổng hợp.
 4. Phương pháp luyện tập thực hành.
 5. Phương pháp so sánh, đối chiếu.
 V. Các biện pháp
 1. Giúp học sinh hiểu nghĩa từ – ghi nhớ từ.
 Là giáo viên giảng dạy lớp 1, tôi luôn chú trọng yếu tố này. Ngay từ các 
 bài học vần, tôi luôn giải nghĩa từ khoá từ áp dụng trong các bài học vần qua 
 tranh ảnh mô hình, lời giải thích giúp học sinh hiểu nghĩa từ, hiểu câu, đồng 
 thời tôi đưa từ, câu văn vào văn cảnh cụ thể để học sinh dễ dàng hiểu từ, hiểu 
 câu và hiểu sâu hơn ( Phần luyện nói, đoạn ứng dụng ), từ đó có cách đọc 
 đúng, viết đúng.
 Bài viết chính tả phần lớn là viết lại một phần nội dung bài tập đọc đã 
 học. Vì vậy, để học sinh viết tốt các bài chính tả thì ngay các tiết học tập đọc, 
 giáo viên cần cho học sinh hiểu nghĩa từ trong bài đọc, hiểu câu, hiểu nội dung 
 cơ bản của bài đọc. Trước khi viết bài chính tả, giáo viên gợi ý, hướng dẫn học 
 sinh tìm hiểu nội dung bài viết. Như vậy, khi viết chính tả, học sinh bắt đầu đã 
 có vốn từ, nắm được nội dung bài, học sinh sẽ tự đọc – phân tích – viết đúng, 
 đặc biệt là những tiếng, từ viết khó, hạn chế sự mắc lỗi.
 2. Dạy học sinh viết – trình bày bài chính tả:
 Từ tuần 25 học sinh lớp 1 bắt đầu viết chính tả. Giai đoạn này học sinh 
 vừa luyện chữ cỡ vừa và bắt đầu học phân môn chính tả. Như vậy, học sinh 
 lớp 1 không có một tiết học riêng nào và cũng chưa có lần nào để làm quen 
 với cách viết các chữ theo cỡ chữ nhỏ trước khi các em viết bài chính tả. Do 
 đó học sinh thường lúng túng khi viết chính tả như:
 + Không biết cách trình bày bài viết.
 + Chưa nắm được độ cao từng con chữ.
 Vậy, chúng ta cần phải làm gì giúp các em khỏi bị lúng túng khi viết 
 chính tả, đặc biệt ở những bài đầu ở của phân môn chính tả ? Với học sinh tiểu 
 học, đặc biệt là học sinh lớp 1, các em “nói đấy”, “nghe đấy” rồi cũng “ quên 
 ngay đấy”. Nếu như các em không được làm quen, được nhắc nhở thường xuyên 
Nguyễn Thị Thu Hà 9 Sáng kiến kinh nghiệm
 - 2 đơn vị: d, đ (với 2 đơn vị trên dòng chuẩn)
 - p, q (với 1 đơn vị trên và 1 đơn vị dưới dòng chuẩn)
 - 2,5 đơn vị : b, h, k, l ( với 2,5 đơn vị trên dòng chuẩn)
 - g, y (với 1 đơn vị trên và 1,5 đơn vị dưới dòng chuẩn)
 + Các chữ hoa đều có độ cao 2,5 đơn vị trên dòng chuẩn trừ g và y có 
 độ cao 4 đơn vị, với 2,5 đơn vị ở trên và 1,5 đơn vị ở dưới dòng chuẩn.
 Từ bài 96 phần học vần, trong các giờ luyện tiếng việt ( buổi chiều) giáo 
 viên có thể giúp học sinh so sánh độ cao, độ rộng của chữ viết thường cỡ nhỏ 
 cũng như kỹ thuật viết chữ. Nhưng giao viên chú ý không nên đi sâu phân tích 
 - nhận diện mà ở đây tôi chỉ muốn với hình thức giáo viên giới thiệu cho học 
 sinh là chính, tránh làm mất nhiều thời gian của tiết học.
 Như vậy, qua các bước giới thiệu đó, phần nào học sinh đã biết về cỡ 
 chữ nhỏ để rồi khi chuyển sang viết chính tả học sinh không còn bỡ ngỡ, lúng 
 túng về độ cao các con chữ cũng như kỹ thuật viết.
 b. Tập chép và viết chính tả :
 Khi chúng ta làm tốt việc giới thiệu chữ viết thường cỡ nhỏ kết hợp với 
 sự bao quát, sự chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên trong giờ chính tả, nhìn chung 
 học sinh viết chính tả sẽ không bị lúng túng về cách viết chữ. Nhưng cũng 
 không thể tránh khỏi một số trường hợp học sinh viết không đúng cỡ chữ, chữ 
 chưa đều, chưa đẹp. Với những trường hợp này giáo viên cần phải hướng dẫn 
 tỉ mỉ để các em viết đúng mẫu, có biện pháp để giúp các em khắc phục nhược 
 điểm. Với những học sinh yếu, tôi đã áp dụng việc viết mẫu trong một số bài 
 chính tả của những tuần đầu ở mỗi bài chính tả tôi viết mẫu cho các em một 
 câu văn hoặc một dòng thơ. Viết thật ngay ngắn và đẹp cho các em quan sát. 
 Đến khi viết bài tôi yêu cầu các em nhìn theo mẫu rồi viết (lưu ý viết thật tròn 
 trĩnh) kể cả trong bài tập chép hay nghe – viết tôi đều làm như vậy, tăng 
 cường viết mẫu hướng dẫn vào buổi luyện tiếng việt hay tiết tự học chỉ sau 
 một tuần làm như vậy tôi thấy chữ viết của các em đã tiến bộ rõ rệt. Đặc điểm 
 của học sinh tiểu học là rất hay bắt chước và bắt chước cũng rất nhanh, hơn 
 nữa ở lớp 1 các bài chính tả hầu như là tập chép nên tăng cường việc tri giác 
Nguyễn Thị Thu Hà 11 Sáng kiến kinh nghiệm
 VD1: Khi dạy bài 22 “Lũy tre” tôi trình bày bảng như sau:
 Thứ ngàythángnăm
 Tập đọc
 Bài 22 : Lũy tre
 - Giáo viên chỉ và hỏi học sinh: Tại sao viết “Lũy tre” ở vị trí như vậy ?
 - Học sinh: Viết như vậy cho đẹp ạ .
 VD2: Bài 24: Phân môn Thủ công. Giáo viên trình bày bảng:
 Thứ ngàythángnăm
 Thủ công
 Bài 24 : Cắt, dán hình chữ nhật
 - Giáo viên hỏi: Tại sao không viết chữ “Cắt” vào sát lề hoặc vào giữa bảng ?
 - Học sinh: Viết như vậy không đẹp ạ.
 Ở đây, giáo viên phải cho học sinh thấy được cái đẹp ở đây không 
 những chỉ về chữ viết mà còn cả về cách trình bày. Từ đó hình thành cho học 
 sinh cách trình bày bài một cách khoa học và đẹp mắt. Cách trình bày đó được 
 tôi nhắc nhở xen kẽ trong các bài học của môn học khác. Đến khi viết chính 
 tả, tôi chỉ cần lưu ý học sinh là các em có thể tự ước lượng và trình bày vào vở 
 của mình (có thể chưa thật cân đối) và dần dần trở thành thói quen, được thực 
 hành nhiều lần các em sẽ có kỹ năng trình bày bài đúng, đẹp và khoa học. Đối 
 với những học sinh yếu, tôi sẽ chỉ và hướng dẫn các em ở một số bài đầu tiên 
 về cách viết, viết cách lề khoảng mấy ô. Sau đó yêu cầu học sinh tự ước 
 lượng, tự thực hành.
 C2: Cách trình bày đoạn văn, đoạn thơ:
 Nếu cứ để đến khi viết chính tả giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình 
 bày một đoạn văn hay một khổ thơ, bài thơ thì thật là khó khăn trong một tiết 
 học mà hiệu quả lại không cao, chắc chắn sẽ có nhiều em trình bày sai, đặc 
 biệt là viết đoạn văn hay khổ thơ lục bát.
 Vì vậy, trong các bài học vần, khi đưa ra đoạn văn, đoạn thơ ( khổ thơ ) 
 ứng dụng tôi luôn chú ý cách trình bày đoạn ứng dụng đó trên bảng phụ hoặc 
 bảng lớp giới thiệu cho học sinh hiểu cách trình bày từng bài đó.
Nguyễn Thị Thu Hà 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_v.doc