Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 viết đúng chính tả Trường TH Sơn Trà

docx 24 trang sklop1 10/03/2024 1910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 viết đúng chính tả Trường TH Sơn Trà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 viết đúng chính tả Trường TH Sơn Trà

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 viết đúng chính tả Trường TH Sơn Trà
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRÀ BỒNG
 TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC SƠN TRÀ
 SÁNG KIẾN
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ”
 Lĩnh vực/Môn: B1 
 Tên tác giả: Nguyễn Thị Diểm 
 Giáo viên môn: Tiểu học 
 NĂM HỌC: 2021- 2022 mạnh dạn, tự tin, tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất, đảm bảo chất lượng dạy và học, góp 
phần xóa bỏ tình trạng học sinh không biết đọc, không biết viết, viết sai chính tả. Chính vì lẽ 
đó mà tôi chọn đề tài : “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả ” là điều cần 
thiết, đặc biệt là các em vùng thiểu số. Nó không những đưa ra những nguyên nhân, những 
giải pháp nhằm giúp cho việc viết đúng chính tả mà còn giúp các em nâng cao kết quả học 
tập. Chính vì thế tôi muốn chia sẻ những giải pháp này đến những giáo viên như tôi để cùng 
nhau trao đổi, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài nghiên 
cứu này. Bản thân luôn có tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm, năng nổ, nhiệt tình 
trong công tác. Được đồng nghiệp đi trước chia sẻ nhiều kinh nghiệm trông công tác 
 2.2.2. Những mặt còn hạn chế: 
 2.2.2.1. Đối với giáo viên: 
 Một số giáo viên chưa nắm vững quy tắc, phương pháp dạy chính tả lớp ở 1. Khi dạy 
học chính tả yêu cầu giáo viên phải đi đầy đủ các bước. Nhưng có một số giáo viên lại lượt 
bỏ, xem nhẹ phần chuẩn bị viết chính tả, cứ tập trung vào phần trình bày vở của học sinh. Khi 
đó học sinh sẽ không nắm được các từ khó, cách trình bày bài dẫn đến sai lỗi chính tả nhiều. 
 Một số giáo viên chưa thực sự có trách nhiệm trong việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến 
tình trạng các em viết sai chính tả. 
 Một số giáo viên chưa chú trọng rèn tốc độ viết chữ mà chú trọng đến viết đẹp cho học 
sinh và chưa quan tâm đến việc viết đúng độ cao các con chữ trong tiếng. 
 Trong quá trình dạy giáo viên phát âm chưa chuẩn còn dùng từ, tiếng địa phương chưa 
đúng với tiếng phổ thông. 
 Đối với bài tập âm vần, một số giáo viên chưa khắc sâu quy tắc chính tả và chưa khắc 
sâu nghĩa từ để học sinh để học sinh ghi nhớ cách viết. 
 Việc chấm bài, nhận xét lỗi chính tả của học sinh được thực hiện thường xuyên, tuy 
nhiên việc liệt kê lỗi và yêu cầu học sinh sửa lỗi, giáo viên chưa thực sự quan tâm. 
 2.2.2.2. Đối với học sinh: 
 Học sinh được sinh ra và lớn lên trong môi trường sử dụng tiếng Co, quá trình dịch từ 
tiếng Co sang tiếng Kinh rất phức tạp. Đa số học sinh còn gặp nhiều bất cập trong sử dụng 
tiếng Kinh nên các em không nắm được quy tắc tiếng Việt. Các em chịu ảnh hưởng của tiếng 
mẹ đẻ khá lớn dẫn đến việc phát âm của các em sai rất nhiều vì thế dẫn đến việc các em viết 
sai dấu rất nhiều chẳng hạn như từ “ba” các em phát âm là “bà” nên viết là “bà”,hoặc từ 
“mắt” viết là “mặt”... 
 Một số học sinh phát âm không rõ: l-n, ch –tr , s -x... nên khi viết chính tả hay mắc lỗi. 
Một số học sinh chưa nắm chắc qui tắc chính tả: ng-ngh, g-gh, c-k nên khi gặp bài chính tả 
nghe - viết, học sinh dễ viết sai. 
 Do các em về nhà ít đọc bài nên quên mặt chữ, đồng thời một số em chưa nắm quy tắc 
ghép các chữ cái trong âm tiết ( cấu tạo tiếng). 
 Do các em không nắm vững quy tắc chính tả (k, gh, ngh đứng trước âm i, e, ê) và hay 
viết sai về dấu thanh, lẫn lộn giữa các vần 
 Ví dụ: 
 + Quy tắc chính tả như: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng còn mới. Việc giáo viên tiếp cận chương 
trình dạy và học còn nhiều bỡ ngỡ, chưa đồng dều, một vài giáo viên chưa theo kịp. Một vài 
giáo viên chưa nắm bắt được yêu cầu, mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới. 
 Ngoài ra đa số các gia đình vùng núi đều khó khăn còn thiếu thốn nhiều về vật chất, 
điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thông tin chưa nhiều, ít có điều kiện tiếp cận với môi 
trường mới lạ nên ngôn ngữ diễn đạt cũng như chữ viết còn hạn chế. Dạy viết chính tả nhằm ba mục đích, với mức độ như sau: 
 + Rèn kỹ năng nghe, viết đúng chính tả với các chỉ tiêu cần đạt: Viết đúng mẫu, đúng 
chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 35 chữ theo các hình thức nhìn – viết, 
nghe –viết. Tốc độ viết khoảng 30 – 35 chữ trong 15 phút. Đặt dấu thanh đúng vị trí. Viết 
đúng quy tắc các tiếng mở đầu bằng các chữ c, k, g, gh, ng, ngh. 
 + Kết hợp việc luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa từ, 
trau dồi kiến thức cơ bản về ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần phát triển thao tác tư duy: Nhận 
xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ ... 
 + Bồi dưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: Cẩn thận, chính 
xác, khiếu thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. 
 Từ những cơ sở trên, tôi đã thực hiện biện pháp của mình theo những nội dung sau: 
 + Hình thành các tư thế học đúng và làm quen với các nét cơ bản 
 + Giúp học sinh nắm vững các kĩ năng cơ bản về luật chính tả bài Âm, Vần 
 + Hình thành một số kĩ năng viết chính tả giai đoạn bắt đầu từ học kì 2 trở đi. 
 + Luôn động viên, khen thưởng tạo hứng thú trong học tập. 
 3.2.1.2. Phương pháp: 
 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. 
 - Phương pháp luyện tập thực hành. 
 - Phương pháp khảo sát thực tế, thực nghiệm. 
 - Phương pháp so sánh, đối chiếu kết quả
 3.2.2. Giải pháp thực hiện: 
 3.2.2.1. Hình thành các tư thế học đúng và làm quen với các nét cơ bản 
 Đầu tiên ngay khi bước vào học tuần 0, tôi hướng dẫn các em cách cầm bút và tư thế 
ngồi viết đúng quy định như: cầm bút bàng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa); tư thế 
ngồi thẳng lưng, hai chân đặt vuông góc với mặt đất, một tay úp đặt lên góc vở, một tay cầm 
bút, không tì ngực vào mép bàn, khoảng cách giữa mắt và vở khoảng 25cm. Nếu chúng ta 
không hình thành thành thói quen này ngay từ đầu thì sau này rất khó khăn để sửa cho các 
em. Việc cầm bút không đúng cách cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ viết sau này. Luyện cho 
học sinh tư thế ngồi và cách cầm bút viết cho đúng là việc làm thường xuyên mà giáo viên 
phải thực hiện. khuyên bảo để giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của sự cẩn thận trong học tập, từ đó 
dần dần hình thanh thói quen học tập cho các em 
 3.2.2.2. Giúp học sinh nắm vững các kĩ năng cơ bản về luật chính tả bài Âm, Vần 
 Giai đoạn này rất quan trọng vì đây là giai đoạn giáo viên hình thành cho các em những 
kiến thức, kĩ thuật cơ bản để các em dễ dàng hơn khi tiếp cận với dạy viết Chính tả. Trong 
giai đoạn này việc viết chính tả của học sinh được lồng ghép trong các dạng bài học Âm, 
Vần. 
 Để giúp học sinh viết bài đúng, đúng tốc độ và đẹp theo mẫu chữ trong Quyết định 31/ 
2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/6/2002 thì ngay từ bắt đầu dạy các em viết, giáo viên nên chú ý 
ngay đến kĩ thuật viết, nối các con chữ như : viết liền mạch ; kĩ thuật “ lia bút”; kĩ thuật “ rê 
bút”. Các thao tác kĩ thuật này giáo viên cần hướng dẫn các em nắm và thực hiện một cách 
nhuần nhuyễn. Không những thế, cần giúp học sinh nắm rõ cách tính ô li và đường kẻ vở khi 
viết. Đây là yếu tố rất quan trọng. 
 Đồng thời, tôi hướng dẫn các em nắm quy trình viết và độ cao khi viết cỡ chữ lớn như 
chữ h, l, g, b, y, k có độ cao 5 ô li; chữ a, ă, m, n, â, c, v, x, u, e, i, ô, o, ơ có độ cao 2 ô li, chữ 
t độ cao 3 ô li, chữ d, đ, q, p có độ cao 4 ô li, ... Tôi giúp các em nắm cấu tạo các con chữ 
gồm mấy nét sau đó tôi hướng dẫn quy trình viết, cách đặt bút và kết thúc các con chữ, cấu 
tạo các chữ cái khi hướng dẫn học sinh viết. Việc này cũng ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết 
của các em sau này. Giáo viên có thể cho học sinh cùng đọc với mình cách viết các con chữ 1 
hoặc 2 lần cho các em nhớ. 
 Ví dụ: Hướng dẫn viết chữ a có độ cao 2 ô li như sau: Nét 1: Cong kín: Đặt bút dưới 
đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trải).Nét 2: Móc ngược phải: Từ điểm 
dừng bút của nét 1, lia bút lên đường ké 3 viết nét móc ngược phải sát nét cong kín, đến 
đường kẻ 2 thì dừng lại. Ví dụ: Đọc “bàn” nhưng khi đánh vần để viết thì các em đánh vần ngược “ an – bờ - an 
-ban - huyền – bàn” dẫn đến các em viết sai Khi dạy vần mới, giáo viên cần lưu ý học sinh 
cách đặt các dấu thanh lên các âm tiết trong vần, từ đó giúp các em dễ dàng hơn khi viết tiếng 
và không đặt sai dấu thanh. 
 Ví dụ: Khi dạy “ ia” thì hướng dẫn các em khi viết tiếng có dấu thanh thì luôn luôn đặt 
dấu trên chữ “i” như (tía, mía, ...). Hoặc khi dạy các vần kết thúc bằng âm “ t, c, p” thì chỉ 
viết được 2 dấu đó là dấu sắc và dấu nặng như ( hát, các, cặp, ...) 
 Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm rõ cấu tạo tiếng của mình viết gồm âm gì, vần 
gì, thanh gì thì khi viết các em sẽ không lẫn lộn. Khi các em nắm được cách đọc các tiếng thì 
tôi hướng dẫn các em vừa đọc vừa viết. Tôi hướng dẫn các em cách viết chính tả các tiếng 
bằng cách trả dấu thanh. Các em sẽ viết âm và vần trước, trong khi viết vần tôi yêu cầu các 
em đánh vần vần rồi viết. Sau khi viết âm và vần xong thì các em sẽ đánh vần vần lại để viết 
trả dấu thanh cho đúng tiếng cần viết. Khi các em đã nắm được cách viết tiếng thì sau này sẽ 
rất dễ dàng viết từ, câu, đoạn văn. 
 Ví dụ: Khi hướng dẫn các em viết tiếng “ tía” tôi giúp các em phân tích cấu tạo của 
tiếng “ tía” gồm âm “t” đứng trước vần “ia” đứng sau, thanh sắc. Tôi yêu cầu các em đọc trơn 
và đánh vần tiếng trước khi viết: tía – tờ - ia – tia – sắc – tía. Sau đó tôi hướng dẫn các em 
vừa đọc vừa viết như sau: đọc tờ viết “ t” , đọc trơn ia đánh vần chậm : đọc i viết “i”, đọc a 
viết “a” – ia; sau khi viết xong âm và vần thì tôi yêu cầu các em đánh vần nhanh lại để trả dấu 
thanh “ tờ - ia – tia – sắc – tía” và các em viết thanh sắc trên chữ i. Cứ như vậy về sau đối với 
việc viết từ lớp tôi viết một cách dễ dàng. Các em không cần nhìn từng chữ cái viết và các em 
tự đọc và viết rất nhanh. 
 Ở phần kết thúc dạng bài học Âm thì có Bài 29 sau cùng: “Luyện tập chính tả” Trong 2 
tiết học này vô cùng quan trọng, khi dạy giáo viên cần hình thành và giúp học sinh khắc sâu, 
ghi nhớ, thực hành tốt cũng như nắm vững các quy tắc chính tả của 3 trường hợp cơ bản: 
 + Phân biệt c với : c và k đều ghi âm “cờ" nhưng viết khác nhau. Quy tắc: Khi đi với 
các nguyên âm i, e, ê thì viết là k (ca); khi đi với các nguyên âm còn lại, viết là c (xê)
 + Phân biệt g với gh: g và gh đều ghi âm "gờ" nhưng viết khác nhau. Quy tắc: Khi đi 
với nguyên âm i, e, ê thi viết là gh (gờ kép); khi đi với các nguyên âm còn lại, viết là g (gờ 
đơn). 
 + Phân biệt ng với nghi: ng và nghi đều ghi âm “ngờ" nhưng viết khác nhau. Quy tắc: 
Khi đi với nguyên âm i, e, ê viết là ngh (ngờ kép): khi đi với các nguyên âm còn lại, viết là ng 
(ngờ đơn). 
 Đây cũng là một trong nhiều bảng phụ mà tôi treo trong lớp học để giúp các em dễ thấy 
và dễ thuộc về luật chính tả. (Giáo viên không chỉ giải thích bằng lời mà phải kết hợp với tranh ảnh minh họa để học 
sinh dễ hiểu vì các em ở đây chưa thấy hình ảnh đó bao giờ) 
 Hoặc giáo viên có thể giải thích bằng hành động, đưa vào ngữ cảnh thích hợp như: 
 Đám mây:(Giáo viên chỉ lên bầu trời cho các em thấy và nói những đám mây xanh, 
trắng,... ) 
 Sau khi học đến Vần thì tôi hướng dẫn các em luyện viết tương tự như dạy Âm. Tuy 
nhiên đối với phần chính tả tôi không viết bảng theo ô li các em nhìn mà tôi chỉ cần viết chữ 
in thường và các em tự nhớ cách viết các con chữ và viết theo quy trình tôi hướng dẫn luyện 
viết. Đồng thời càng về sau tôi càng hướng dẫn các em các viết khó hơn như khi tôi viết một 
từ lên bảng hướng dẫn các em đọc phân tích chính tả từ đó, tôi sẽ dùng bảng che từ đó lại để 
các em tự ghi nhớ và viết lại, dần dần tôi tăng độ khó cho các em lên một chút, tôi kết hợp 
giúp các em nghe viết tiếng, từ, câu. Cứ thực hiện như vậy việc ghi nhớ cách viết các âm vần, 
từ ngữ, câu đối với các em một cách dễ dàng. 
 Ví dụ: Tuần thứ 9: (trang 102, 103 sách học sinh)
 Dòng 1: ui, ưi, ao, eo, au, âu, êu, iu, ưu. 
 Dòng 2: củi, cửi, chào, đẽo, rau, câu, dịu, sưu.. 
 Dòng 3: gửi quà, ngôi sao, mưu trí.. 
 Dòng 4: Tàu neo đậu ven bờ. 
 3.2.2.3. Hình thành một số kĩ năng viết chính tả giai đoạn bắt đầu từ học kì 2 
 Sau khi các em đã thành thạo, sang tuần 19 khi các em bắt đầu tiếp xúc nhiều đến văn 
bản dần dần tôi hình thành cho các em luyện viết chữ theo cỡ chữ nhỏ kết hợp cỡ chữ vừa. 
Đây là giai đoạn các em đã chuyển sang chính thức học viết chính tả. Giáo viên lồng ghép 
giới thiệu độ cao của các con chữ khi viết cỡ chữ nhỏ như chữ h, l, g, b, y, k có độ cao 2, 5 ô 
li; chữ a, ă, m, n, â, c, v, x, u, e, i, ô, o, ơ có độ cao 1 ô li, chữ t độ cao 1, 5 ô li... Dần dần như 
vậy thì khi chuyển sang dạy viết Chính tả các em sẽ không bỡ ngỡ khi viết chữ nhỏ. 
 Giai đoạn tiếp xúc với văn bản giáo viên cần phải đọc rõ ràng, phát âm chuẩn, hạn chế 
sự ảnh hưởng của âm sắc địa phương. Nhờ đó sẽ phần nào giảm bớt sai sót về lỗi chính tả cho 
các em. Vì vậy mà đòi hỏi người giáo viên phải phát âm đúng khi hình thành kiến thức tiếng 
Việt cho các em.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_v.docx