Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 viết đúng và đẹp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 viết đúng và đẹp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 viết đúng và đẹp
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 VIẾT ĐÚNG VÀ ĐẸP MÔN: TIẾNG VIỆT TÀI LIỆU KÈM THEO: ĐĨA CD NĂM HỌC 2014 - 2015 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp - Giúp học sinh lớp 1 viết đúng, viết đẹp. - Nâng cao chất lượng giờ dạy để học sinh viết đúng - đẹp - đảm bảo tốc độ. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Bảng chữ cái và các phương pháp dạy viết chữ. IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM - Giáo viên và học sinh lớp 1E. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Phương pháp nghiên cứu lí luận 2. Phương pháp quan sát 3. Phương pháp điều tra khảo sát 4. Phương pháp thống kê VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2013 và kết thúc vào tháng 5 năm 2014, thực hiện tại lớp 1E, tổng số 35 học sinh. 3/40 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp nếu trẻ buồn phiền thì chữ viết cũng bị ảnh hưởng. HS lớp 1 còn rất non nớt, chuyển từ hoạt động vừa học vừa chơi ở mẫu giáo sang hoạt động học tập là chủ yếu nên khả năng tập trung của trẻ kém, tay trẻ còn non nớt. 1) Lý thuyết hoạt động: Để viết được chữ thì học sinh phải hoạt động (phải tiêu hao năng lượng của thần kinh và bắp thịt). Hoạt động viết của học sinh được thực hiện qua thao tác sau: - Làm quen với đối tượng: Khi giáo viên hướng dẫn thì trẻ sẽ tri giác bằng mắt, tai và tay sẽ làm theo. - Nói điều mình tri giác được, vừa nói vừa đưa tay theo các đường nét của chữ cái để nhấn mạnh cách viết đồng thời nhận ra tên gọi, hình dáng chữ đó. - Nói thầm kiến thức mới thu nhập được để tái hiện hình ảnh đó trong óc trước khi viết. - Làm thử: Hình ảnh đã có trong óc cần được thể hiện trên bảng, trên giấy bằng các dụng cụ như bút bảng, phấn, bút mực. - Kiểm tra lại kết quả so với mẫu để rút kinh nghiệm cho lần sau. 2) Đặc điểm đôi tay trẻ khi viết: - Tay trực tiếp điều khiển quá trình viết của trẻ. Các cơ và xương bàn tay của trẻ đang độ phát triển nhiều chỗ còn sụn nên cử động các ngón tay vụng về, chóng mệt mỏi. - Khi cầm bút các em có tâm lý sợ rơi. Điều này gây nên một phản ứng tự nhiên là các em cầm bút chặt, các cơ tay cứng nên khó di chuyển. - Muốn có thói quen viết chữ nhẹ nhàng, thoải mái, trước hết học sinh phải biết kỹ thuật cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), bàn tay phải có điểm tựa là mép cùi của bàn tay. Cầm bút phải tự nhiên, đừng quá chặt sẽ khó vận động, nếu lỏng quá sẽ không điều khiển được bút. - Nếu các em cầm bút sai kỹ thuật bằng 4 đến 5 ngón tay, khi viết vận động cổ tay, cánh tay thì các em sẽ mau mệt mỏi, sức chú ý kém, kết quả chữ viết không đúng và nhanh được. 5/40 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp (lúc viết bên phải, lúc viết bên trái) một cách tuỳ tiện. Một số HS chưa biết cách trình bày 1 bài viết sao cho cân đối, khoảng cách các vần, các từ xa. 3. Nguyên nhân : - Trước hết là do nhận thức của người dạy và học, nhận thức của cha mẹ HS chưa thấy hết vị trí, tầm quan trọng của sự tác động qua lại giữa các môn học. - Đa số phụ huynh chưa nắm được cấu tạo chữ viết theo chương trình mới. - Trong giờ tập viết giáo viên chưa hướng dẫn một cách cơ bản, tỉ mỉ về việc viết đúng mẫu, chữ viết chưa đúng quy trình từ nét đầu tiên đến khi kết thúc một con chữ. - Đôi tay của học sinh lớp 1 đang phát triển, nhiều chỗ còn là sụn nên cử động của các ngón tay vụng về, yếu, chóng mỏi. - Khi viết các em còn ngồi sai tư thế nên viết nhanh mỏi ảnh hường tới chất lượng chữ viết. - Các em cầm bút có tâm lý sợ rơi, cầm bút chặt, các cơ tay căng khó di chuyển, dường như các em viết toàn thân chứ không phải viết bằng tay, khi viết mím môi, mím lợi, tròn mắt. Học sinh viết rất khó khăn, viết chậm và một bộ phận không nhỏ học sinh viết chữ chưa đúng mẫu các chữ cái để ghi âm, vần, tiếng, không đúng cỡ chữ (độ cao, độ rộng, khoảng cách giữa các con chữ và giữa các chữ thường quá hẹp hoặc quá rộng). Ghi dấu thanh không đúng vị trí. - Một nguyên nhân nữa là để đảm bảo tốc độ viết ngày càng tăng theo yêu cầu quy định nên nhiều học sinh viết còn chưa cẩn thận, chưa đúng cỡ chữ, độ cao, độ rộng, chữ viết không đều nhau. IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN VIẾT CHỮ ĐÚNG VÀ ĐẸP : Muốn học sinh viết đúng , viết đẹp tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: 1.Biện pháp thứ nhất: Khảo sát nắm bắt tình hình lớp - Khi bước vào lớp 1, một thế giới mới mở ra trước mắt các em. Các em được cô giáo uốn nắn những nét chữ đầu tiên. Mọi thứ tưởng chừng như đơn giản nhưng với các em viết chữ đúng ly, đúng dòng, đúng độ rộng thật khó. Chính vì vậy người giáo viên phải nắm bắt được tâm sinh lý, khả năng của các em để từ đó có biện pháp uốn nắn thích hợp. 7/40 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp + Vở viết: Phải là loại vở có kẻ ô vuông, ô ly dọc, ngang để học sinh dễ xác định điểm đặt bút, dễ ước lượng độ rộng các nét khi viết (Từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc). + Giấy kê tay : Tờ giấy kê có kích thước chiều rộng khoảng 15cm, chiều dài dài hơn chiều ngang quyển vở. Khi viết ta đặt tờ giấy kê nằm ngang giữ cho mồ hôi tay không bị lem vở và vở không quăn góc.Đối với những em mồ hôi tay ra nhiều phải có một chiếc khăn tay khô và sạch để lau tay thường xuyên khi viết . + Bút : -Ở giai đoạn đầu dùng bút chì tôi hướng dẫn các em chọn loại bút 2B. Đầu bút chì gọt không nhọn quá, không dài quá (nếu bút chì nhọn và cứng quá nét sẽ mảnh, đôi khi còn chọc thủng cả giấy hoặc nếu nét chì quá to và mềm nét chữ sẽ to quá cỡ, học sinh khó viết được chuẩn các nét). - Đến giai đoạn viết bút mực nên chọn bút nét hoa, để viết được nét thanh nét đậm như : bút mài Ánh Dương, bút mực Kim Thành 18, Kim thành 20, bút Vạn Hoa hoặc bút Hồng Hà.... Lưu ý phụ huynh không nên mua cho con bút dạ, bút bi nước vì bút này tuy viết vở không bị nhòe nhưng lại trơn, khó điều khiển dễ bị trượt nên nét chữ bị xấu. - Để bút viết tốt, bút không bị tắc mực nên rửa bút 1 tuần/lần. - Để tránh tình trạng đổ mực ra vở(giai đoạn viết bút mực) giáo viên yêu cầu học sinh luôn chuẩn bị ít nhất là 2 cái bút mực, phải bơm mực sẵn trước khi đi học, tuyệt đối không được mang lọ mực đến lớp. - Trong tủ của cô luôn có sẵn 1 lọ mực để bơm mực cho các em quên bơm mực khi đến lớp. b. Thực hiện đúng các qui định khi viết chữ: b.1 Tư thế ngồi viết: Đây là yêu cầu không kém phần quan trọng trong một giờ tập viết mà không ít giáo viên đã bỏ qua hoặc hướng dẫn chưa đến nơi đến chốn dẫn đến tình trạng các em ngồi viết chưa đúng tư thế (nghiêng bên phải, bên trái) dẫn đến việc học sinh dễ mỏi, dễ chán nản nên viết chữ cẩu thả, tuỳ tiện.Vì vậy cần phải hướng dẫn tư thế ngồi viết đúng quy cách cho học sinh như sau: - Ngồi ngay ngắn, thẳng cột sống, vai ngang bằng, ngực cách mép bàn ít nhất 1 cm (tránh tỳ ngực vào bàn dễ mắc bệnh tim phổi). - Hai chân song song với nhau, gập thành vuông góc. 9/40 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp b.2 Cách cầm bút: Học sinh cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) với độ chắc vừa phải (không cầm bút chặt quá hay lỏng quá). Khi viết, dùng ba ngón tay di chuyển bút nhẹ nhàng, từ trái sang phải, cán bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo, mềm mại, thoải mái. Cầm bút nghiêng xuôi theo chiều ngồi. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng. - Khi cầm bút mực lưu ý: Phần mặt ngòi bút hướng lên trên và phần cựa gà hướng xuống dưới mặt bàn, không nên xoay theo các hướng khác nhau. - Sau đó giáo viên làm mẫu cho cả lớp xem, yêu cầu học sinh dùng 3 ngón cái, trỏ, giữa đưa lên không trung để làm động tác cầm bút và để giáo viên dễ theo dõi, sửa cho các em. - Khi viết dùng ngón cái nhấn bút theo các nét đưa xuống và dùng ngón trỏ đẩy bút theo các nét đưa lên để tạo cho chữ viết có nét thanh nét đậm rõ ràng. - Khi không viết thì học sinh phải đóng ngay nắp bút lại. b.3 Cách để vở, xê dịch vở khi viết: Khi viết chữ đứng, tôi hướng dẫn học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng, chữ tự chọn cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ. Khi viết độ nghiêng của nét chữ cùng với mép bàn sẽ tạo thành một góc vuông 90 độ. Như 11/40 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp Ví dụ: + Điểm đặt bút của chữ b nằm trên đường kẻ ngang 2 . + Điểm đặt bút chữ o không nằm trên đường kẻ ngang. 3 - Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng bút có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang. Ví dụ: + Điểm dừng bút của chữ o trùng với điểm đặt bút. + Điểm dừng bút của chữ c nằm giữa dòng kẻ ngang 1 và 2 4- Tọa độ điểm đặt bút hoặc dừng bút: Về cơ bản, tọa độ này thống nhất ở vị trí 1/3 đơn vị chiều cao chữ cái, có thể ở vị trí trên hoặc dưới đường kẻ ngang. 5- Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau. Ví dụ: a nối với m -> am 13/40 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp 4. Biện pháp thứ 4 : Rèn kĩ các nét trước khi viết chữ Việc rèn chữ viết của học sinh trong nhà trường vô cùng quan trọng, để giúp học sinh viết đúng cỡ chữ, viết đẹp thì không thể coi nhẹ phần viết nét cơ bản. Có 13 nét cơ bản mà tôi yêu cầu học sinh phải nhớ và tập viết chính xác: nét ngang, nét thẳng, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét cong trái, nét cong phải, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt. Học sinh có viết đúng và đẹp các nét cơ bản thì chữ viết mới đúng và đẹp. Tuy nhiên trong chương trình tập viết lớp 1 chỉ có 1 tiết để giáo viên hướng dẫn các em viết các nét cơ bản. Bên cạnh đó sách giáo viên không có nội dung tham khảo cách dạy các nét cơ bản nên nhiều giáo viên khi dạy còn lúng túng. Chính vì vậy tôi xin đưa ra cách hướng dẫn học sinh viết một số nét tương đối phức tạp cần lưu ý rèn luyện cho học sinh trước khi cho các em luyện viết các chữ cái. a. Cách viết nét cong: - Nét cong phải: Điểm đặt bút bên dưới dòng kẻ ngang thứ 3 một chút, đưa nét bút sang phải và lượn cong xuống cho đến đường kẻ ngang 1 rồi đưa bút về bên trái và lượn cong lên cho đến điểm dừng bút khoảng giữa dòng kẻ ngang 1 và 2. Điểm dừng bút lệch về phía trái so với điểm đặt bút một chút. - Nét cong trái: Điểm đặt bút bên dưới dòng kẻ ngang 3 một chút, đưa nét bút sang trái và lượn cong xuống chạm đến đường kẻ ngang 1 rồi đưa bút về bên phải và lượn cong cho đến điểm dừng bút khoảng giữa dòng kẻ ngang 1 và 2. Điểm dừng bút lệch về bên phải một chút so với điểm đặt bút. 15/40 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp c. Cách viết nét khuyết: - Nét khuyết trên: Điểm đặt bút ở dòng kẻ ngang 2, đưa nét bút sang bên phải và lượn cong về phía trên chạm đường kẻ ngang trên của ô li thứ 5 tính từ dưới lên thì kéo thẳng xuống dòng kẻ ngang 1 thì dừng lại. - Nét khuyết dưới: Điểm đặt bút ở dòng kẻ ngang 3, kéo thẳng xuống qua 5 ô li thì lượn cong sang trái, đưa tiếp nét bút sang phải về phía trên chạm đến dòng kẻ ngang 2 thì dừng lại. Lưu ý: độ rộng của nét khuyết là 1 ô li - Từ những nét cơ bản này, học sinh viết sang các chữ rất dễ dàng vì đã định hướng được chữ cần viết gồm có những nét nào ghép lại. Tôi kết hợp dạy cho học sinh phân biệt độ cao, độ rộng của từng nhóm nét cơ bản. Ví dụ : nhóm nét cong, nét móc thường có độ cao 2 ly, nhóm nét khuyết có độ cao 5 ly - Mỗi một nét khi dạy tôi đều đưa ra hệ thống dấu chấm từ lúc đặt bút viết đến vị trí đưa bút đi qua rồi đển vị trí dừng bút lại . - Sau giai đoạn rèn nét, tôi tách các em viết yếu và chưa chuẩn ngồi riêng để dễ kèm cặp nhất là đối với các em đã học viết trước quá nhiều theo sự hướng dẫn lệch lạc có hiện tượng “ cứng tay” cần phải quan tâm, uốn nắn nhiều hơn. 17/40
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_v.doc