Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh xây dựng thói quen về nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1

doc 18 trang sklop1 17/03/2024 390
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh xây dựng thói quen về nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh xây dựng thói quen về nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh xây dựng thói quen về nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1
 Sáng kiến kinh nghiệm
 A . PHẦN MỞ ĐẦU
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
 Ở vùng nông thôn đa số học sinh vào lớp 1 để học, nhưng chỉ có 
 2/3 sỉ số đã qua lớp mẫu giáo, còn lại 1/3 chưa qua lớp mẫu giáo. Do 
 đó còn một số các em vừa mới lớn ở gia đình bước vào trường Tiểu 
 học.
 Đối với trẻ em, việc bắt đầu đi học ở trường phổ thông là bước 
 ngoặt quan trọng trong cuộc sống, là sự chuyển qua một lối sống mới 
 và những điều kiện hoạt động mới, chuyển qua một vị trí mới trong xã 
 hội và những mối quan hệ qua lại mới với người lớn và các bạn cùng 
 tuổi. Để bước sang giai đoạn mới trong cuộc sống trở thành một học 
 sinh thực thụ, trẻ cần phải có những tiền đề cần thiết hay còn gọi là sự 
 “ Chín mùi đến trường” để có thể thích ứng được với những điều kiện 
 mới của môi trường học đường. Đối với trẻ mẫu giáo hoạt động chơi 
 giữ vai trò chủ đạo. Đó là hoạt động phù hợp nhất với nhu cầu, hứng 
 thú và khả năng của trẻ ở giai đoạn này. Chơi là hoạt động mang tính 
 chất thoải mái, không bắt buộc ( Thích thì chơi không thích thì không 
 chơi ).
 Vào lớp 1, trẻ em cần phải làm nhiệm vụ của một học sinh, 
 hoạt động học tập giữ vai trò chủ đạo. Hoạt động học tập hoàn toàn 
 mới đối với trẻ, khác với hoạt động chơi như đã nêu trên, hoạt động 
 học tập là một hoạt động có ý nghĩa. Bản thân mỗi học sinh phải cố 
 gắng, tự giác và có tinh thần trách nhiệm học tập mới có thể đạt kết 
 quả tốt. Vào học ở trường phổ thông, trẻ phải hoà nhập vào mối quan 
 hệ mới với những người xung quanh, với thầy (cô). Mối quan hệ thầy 
 (cô) đối với trẻ lúc này mang tính chất thầy - trò. Vì vậy, khi nhập học 
 lớp 1 Tiểu học, trẻ cần có sự chín mùi đến trường về tất cả các mặt 
Người thực hiện: Lê Minh Luân. Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm
 3/ Mục đích chọn đề tài :
 Hiện nay, đa số phụ huynh cho rằng: Việc giáo dục cho học 
 sinh có nề nếp và muốn cho con em mình ngoan học tốt thì phải “Chọn 
 mặt gởi vàng  “
 Để có nền tảng cho học sinh tham gia vào đời sống của xã hội 
 thì người giáo viên phải cung cấp kiến thức, nhân cacùh, phẩm chất đạo 
 đức tốt đẹp cho học sinh, góp phần đào tạo cho các em trở thành người 
 phát triển toàn diện.
 II. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .
 1/ Khách thể :
 Đối với những học sinh không có nề nếp học tập là chưa có 
 qua lớp mẫu giáo .
 Đối với học sinh do tính hiếu kì, hay làm mất trật tự trong giờ 
 học .
 2/ Đối tượng nghiên cứu :
 Là học sinh lớp 1A1 trường Tiểu học Mỹ Tú A .
 III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 1./ Phương pháp tham khảo tài liệu.
 2./ Phương pháp đàm thoại.
 3./ Phương pháp quan sát.
 4./ Phương pháp thăm dò.
 5./ Phương pháp thực nghiệm.
 6./......
Người thực hiện: Lê Minh Luân. Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm
 Xây dựng tập hể học sinh: Yêu cầu học sinh cũng cố và khả 
 định vai trò của tập thể, xây dựng đội ngủ học sinh tích cực, tổ chức 
 mối quan hệ và các động phong phú, đa dạng cho các em, nhằm làm 
 cho các em hình thành một tập thể lớp, tiến bộ vững mạnh và có nề 
 nếp thói quen trong học tập.
 Chỉ đạo việc học tập: Yêu cầu học sinh thực hiện tốt nội qui 
 học tập, kích thích hứng thú học sinh, tạo các nhóm học khá giỏi giúp 
 đỡ học sinh yếu kém. Sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp, với 
 từmg đối tượng học sinh.
 Giáo dục đạo đức: Vì đạo đức là một hệ thống các yêu cầu 
 chuẩn mực, hành vi, phép ứng xử của các em trong quan hệ đời sống 
 xã hội định hướng cho các em làm điều thiện tránh điều ác, biết cách 
 cư xử với mọi người xung quanh.
 Giáo dục lao động: Con người nói chung, thế hệ trẻ các em 
 nói riêng cần phải lao động để tự nuôi sống mình để có cuộc sống 
 ngày một tốt hơn. Do đó cần giáo dục cho trẻ biết lao động và lao 
 động, lao động một cách thiết thực. 
 Giáo dục thể chất: Sức khoẻ là một yếu tố quan trọng nhất 
 trong đời sống con người, con người có sức khoẻ mới có khả năng vượt 
 qua khó khăn kiên trì, bền bỉ, sống vui tươi lành mạnh. Giáo dục thể 
 chất cho trẻ em, giúp cho trẻ em có cơ thể phát triển đúng đắn, có sức 
 khoẻ thể chất và tinh thần bền bỉ trong học tập và lao động.
 Giáo dục thẫm mĩ: Thẫm mĩ có vai trò quan trọng trong cuộc 
 sống của con người, nó làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn, sinh động hơn 
 “ căn phòng đẹp nhờ sự sắp xếp đồ đạc một cách hợp lí, ngăn nắp, 
 sạch sẽ, nhờ hoa tươi cắm trong lọ hoa trên bàn”, cuộc sống ấm áp hơn 
 nhờ có người cư xử đẹp với nhau. Vì vậy giáo dục cho trẻ em cảm 
 nhận được cái đẹp, ủng hộ cái đẹp, nhằm hình thành cho trẻ có ý thức 
 về cái đẹp, kĩ năng sáng tạo thẫm mĩ.
Người thực hiện: Lê Minh Luân. Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm
 Từ đó tôi quyết định thăm dò lớp bạn, học hỏi đồng nghiệp, 
 tham dự các buổi chào cờ, nhất là lắng nghe ý kiến đóng góp của Ban 
 giám hiệu, phê và tự phê các lớp.
 Tôi rút ra nhiều kinh nghiệm và đem áp dụng tương đối tốt, tôi 
 thấy cần đạt hiệu quả tốt hơn là tìm cho mình một số biện pháp theo 
 dõi tâm lí của từng em, rồi để lọc ra những em chưa có nề nếp học tập, 
 sau đó chia đều ở các tổ để tự hỗ trợ cho nhau, em có nề nếp dẫn dắt 
 em chưa có nề nếp, đồng thời cố gắng bắt chước bạn mình. Kế đến tôi 
 chuyên sâu vào các em chưa có thói quen về nề nếp học tập, dẫn tới 
 tình trạng nhân cách, đạo đức chưa tốt.
 Tôi dùng các biện pháp khác nhau: Đối với các em hiếu kì, 
 hiếu động cần phải nắm được đặc điểm ở chúng là tính ngang bướng, 
 thường hay làm trái ý giáo viên ỉ lại, khi học phát biểu lung tung, xếp 
 hàng hay phá bạn, khi chào cờ đùa giỡn không chú ý lắng nghe Cố ý 
 làm sai với bạn, mà phải làm theo ý thích của mình, cố tình làm sai để 
 thỏa mãn hứng thú của mình. Tôi liền áp dụng biện pháp thứ nhất là 
 giáo dục các em hiếu kì, hiếu động điển hình như các em : Đăng, 
 Khang, Khương, Tài  để khắc phục được nhược điểm của các em, tôi 
 sắp các em ngồi gần những em có nề nếp học tập tốt nhằm giúp các 
 em thấy cái sai của mình. Biết các em thích dỗ ngọt, tôi luôn nhẹ 
 nhàng giải thích : “ Khi ngồi học các em cần lắng nghe thầy(cô) giảng 
 bài, thầy cô hỏi nếu biết đưa tay phát biểu. Khi nói chuyện dùng từ 
 vâng, ạ, dạ, thưa thì mọi người cho mình là bé ngoan. Nhưng khi ngồi 
 học mà ngồi không tốt, không chú ý lắng nghe thầy ( cô) giảng bài, thụ 
 động trong học tập, không lễ phép với mọi người thì mọi người cho 
 mình là bé không ngoan. Tôi đưa ra ví dụ điển hình một số em ngoan 
 biết vâng lời thầy (cô), vâng lời cha mẹ như em : Thảo, Vinh, Dung
Người thực hiện: Lê Minh Luân. Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm
 viên trực ban lên tổng kết hoạt động trong tuần và tổng kết phong trào 
 thi đua kể từ đó có ý thức thi đua trong nhà trường, giữa lớp mình với 
 lớp khác.
 * Nề nếp học tập ở lớp 1 :
 Muốn hình thành nề nếp học tập ở lớp đối với học sinh lớp 1 
 bước đầu giáo viên phải hướng dẫn để học sinh hiểu và thực hiện theo 
 kí hiệu đã qui định .
 Ví dụ : Giáo viên ghi ở góc bảng lớp 0 thì các em biết để 
 tay lên bàn, mắt nhìn lên bảng. Giáo viên ghi S 10 học sinh biết 
 lấy sách ra mở trang 10 ; ghi V lấy vở ra; ghi BC lấy bảng 
 cài; ghi B lấy bảng con . 
 Từ những thao tác của giáo viên giúp học sinh hình thành thói 
 quen chú ý, nhận biết khi cần thiết .
 Quá trình chú ý nghe giảng của học sinh cũng hết sức quan 
 trọng. Muốn vậy khi dạy bài mới giáo viên cần có đồ dùng trực quan 
 tạo sự thu hút cho học sinh. Giáo viên phải bao quát lớp, đồng thời 
 thành lập Đội Sao đỏ, từ đó đề ra tiêu chuẩn thi đua giữa các tổ trong 
 lớp .
 Ví dụ : Tổ nào trong một buổi học để giáo viên nhắc nhở 3 lần 
 sẽ bị trừ điểm thi đua ( mỗi tuần ), mỗi tổ được 50 điểm sau đó trừ dần. 
 Tổ nào cuối tuần có số điểm cao nhất sẽ được thầy (cô) tuyên 
 dương, sau đó thưởng cho các thành viên trong tổ mỗi em 1 viên phấn 
 màu .
 Từ những lời khen cộng thêm phần thưởng nho nhỏ để khích lệ 
 các em thi đua cố gắng giữ trật tự trong khi thầy (cô) giảng bài cũng 
 như trong suốt quá trình học .
 Yếu tố xây dựng bài cũng rất cần thiết, học sinh lớp 1 các em 
 còn bỡ ngỡ rụt rè chưa mạnh dạn, có khi biết mà không dám nói hoặc 
Người thực hiện: Lê Minh Luân. Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm
 kể chuyện thiếu nhi qua ti vi, nghe đài, động viên các em đưa tay phát 
 biểu, tập tính mạnh dạn khi đứng trước đám đông, nói to rõ lời, diễn tả 
 bằng động tác phù hợp.
 Ở gia đình thì vậy, còn ở trường tôi tìm biện pháp mới lạ gây 
 hứng thú cho các em như : Trong tiết học để các em không uể oải ; tôi 
 thường giới thiệu bài và chuyển ý một cách sinh động để thu hút các 
 em say mê học tập, khuyến khích các em luôn có ý và linh hoạt theo 
 điệu bộ, nét mặt và giọng nói của thầy (cô ). Tôi nói nhưng ánh mắt 
 không rời các em để hiểu được tâm trạng của em như thế nào ? Biện 
 pháp của tôi sử dụng đạt tốt cho các em : Tài, Sự, Hai,. .. Đầu năm các 
 em rụt rè nhút nhát, nói lí nhí, đôi khi không chịu mở lời, thế nhưng sau 
 khi có sự tác động của tôi như luôn gần gủi động viên các em mạnh 
 dạn, thường gọi các em luôn phát biểu ý kiến, rồi phân tích cho các em 
 nghe: Nếu không mở miệng, nói lí nhí hoặc thụ động thì mọi người sẽ 
 chê trách, các bạn trên ti vi khi hát hay tham gia phát biểu cũng nói to 
 và ngẩng mặt vui tươi các em nên bắt chước. Thế là được mọi người 
 khen. Niềm vui đó không chỉ riêng tôi mà cha mẹ các em cũng phấn 
 khởi, bạn bè đều khen ngợi .
 Đối với học sinh cá biệt, các em thường gặp nhiều khó khăn ở 
 mọi lúc, mọi nơi. Thường thì không thích học, mỗi em có tính nghịch 
 riêng: Lo ra, phá bạn, kéo ghế, ngậm áo, có em hay sờ đồ chơi, có em 
 khi nghe thầy ( cô ) giảng bài thì làm việc riêng, dẫn tới không hiểu 
 bài. Những trường hợp như thế nếu thầy ( cô ) không xử lý kịp thời và 
 sữa sai cho các em thì các em dễ sinh ra tính bướng bỉnh. Tôi rất băn 
 khoăn với những em như thế, vào đầu giờ học tôi luôn động viện các 
 em ngồi đúng tư thế theo qui định, hứa có thưởng cho những em học 
 ngoan.
Người thực hiện: Lê Minh Luân. Trang 11 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_xay_dun.doc