Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học tốt môn Tự nhiên xã hội Lớp 1

doc 20 trang sklop1 20/01/2024 2940
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học tốt môn Tự nhiên xã hội Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học tốt môn Tự nhiên xã hội Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học tốt môn Tự nhiên xã hội Lớp 1
 Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn tự nhiên xã hội lớp 1
 PHẦN A: MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong sự nghiệp phát triển giáo dục, hiện nay việc giáo dục học sinh cần có 
tính hoàn thiện cả đức, trí, thể, mĩ. Ngoài những kiến thức văn hoá cơ bản thì kiến 
thức về đời sống thực tế cũng không kém phần quan trọng. Chính những kiến thức 
cơ bản ban đầu hình thành cho trẻ những thói quen tốt góp phần không nhỏ vào 
việc hình thành nhân cách cho từng đứa trẻ sau này.
 Trong thực tế giảng dạy tôi thấy môn TNXH lớp 1 là một môn học cũng 
 không kém phần quan trọng. Tạo điều kiện để trẻ chiếm lĩnh những kiến thức cơ 
 bản ban đầu về các bộ phận trên cơ thể, giữ vệ sinh cá nhân, vui chơi an toàn, 
 biết được các thành viên trong gia đình, lớp học, nhận biết được một số cây và 
 con vật. Vì vậy, để thực hiện một tiết học “ Nhẹ nhàng - Tự nhiên - Hiệu quả ” 
 việc đổi mới pp dạy học là cần thiết.
 Qua những nhận định trên, ta có thể thấy được tầm quan trọng của môn 
 THXH. Tuy nhiên nhiên ngày nay, một số học sinh lại cho rằng môn học này 
 nhàm chán, khô khan và khó nhớ . Để thay đổi suy nghĩ của các em và giúp các 
 em hứng thú với môn học này tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học tốt 
 môn THXH lớp 1”
 II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 1. Mục đích:
 Môn TN-XH lớp 1 cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản đầu tiên về con 
người và sức khỏe, các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội xung quanh cuộc sống 
các em. Vì vậy, nếu đổi phương pháp sẽ giúp các em tiếp thu bài học một cách nhanh 
nhất, tạo hứng thú học tập và giúp các em có niềm say mê với môn học, nâng cao hiệu 
quả dạy học.Kích thích tính độc lập chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức , tạo 
không khí sôi nổi trong giờ học TN-XH .
 2. Nhiệm vụ: 
 - Bước 1: Tìm hiểu nội dung chương trình và phương pháp dạy học 
 TNXH lớp 1.
 - Bước 2: Tìm hiểu thực trạng lớp
 - Bước 3: Nghiên cứu cơ sở lí luận về các biện pháp hướng dẫn học sinh 
 lớp 1 học tốt môn TNXH.
 - Bước 4: Tìm hiểu một số giải pháp giúp học sinh hứng thú học tốt môn 
 TNXH.
 Tác giả: Lê Thị Thúy Vinh Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn tự nhiên xã hội lớp 1
khăn đói nghèo. Giúp các em khám phá những điều mới lạ chưa được biết. Từ đó 
giúp sự hiểu biết của các em ngày một toàn diện hơn.
 b. Vấn đề dạy TNXH cho học sinh Tiểu học( Lớp 1)
 Giai đoạn lớp 1, các em chưa có khả năng phân tích, tổng hợp, đồng thời 
tư duy trừu tượng cũng chưa phát triển. Học sinh tới trường mang theo cả vốn 
sống, vốn hiểu biết dù nhỏ được hình thành từ trong cuộc sống với gia đình, làng 
quê, phố phường- nơi các em sinh sống;. Nhờ đó học sinh học tốt được môn 
TNXH là giúp các em học tốt các môn học khác nhất là môn Tiếng Việt, Đạo 
đức.
 c. Việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn TNXH ở Tiểu học.
 - Hình thành các năng lực học tập cho học sinh: năng lực tự nghiên cứu, tự 
học; có tính chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức dưới sự giúp đỡ tổ 
chức của giáo viên. Tránh tình trạng ghi nhớ máy móc. 
 - Đổi mới hình thức tổ chức dạy học, làm cho việc học tập của học sinh trở 
nên lý thú, gắn với thực tiễn, gắn với cuộc sống. Kết hợp dạy học cá nhân với 
dạy học theo nhóm nhỏ, tăng cường sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong quá 
trình học tập.
 - Đặc biệt là trong năm học 2015 – 2016, chúng ta thực hiện việc đánh giá học 
sinh Tiểu học theo Thông tư 30/2014- BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 15/10/2014) 
thì việc đổi mới phương pháp dạy học môn TNXH nói riêng và các môn học nói 
chung là một việc hết sức cần thiết để đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã được Đảng và nhà nước quan 
tâm nhiều bởi vậy chất lượng giáo dục ngày càng cao.Đặc biệt Theo Thông tư 30 
của BGD và ĐTvới mong muốn học sinh tự biết mình học ở mức nào, có hạn chế 
gì? Nguyên nhân và cách giải quyết ra sao. Qua việc giảng dạy môn TNXH lớp 
1. Tôi thấy đa số các em chỉ chú ý đến việc học bài và trả lời câu hỏi một cách 
hình thức và thụ động đặc biệt là đối với HS lớp1. khi học nhận biết kiến thức 
qua tranh ảnh, lệnh các em chưa nắm được biểu tượng và khái niệm về con 
người và tự nhiên và xã hội . Nguyên nhân là do:
a, Giáo viên:
 - Hiện nay, vẫn còn một số giáo viên chỉ tập trung vào đổi mới phương 
pháp và rèn các môn Toán- Tiếng việt.
 - Tài liệu và đồ dùng môn TNXH trong nhà trường còn hạn chế, thông tin 
cho các bài dạy còn nghèo nàn.
b, Học sinh:
 Tác giả: Lê Thị Thúy Vinh Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn tự nhiên xã hội lớp 1
.Tuy bản chất là cung cấp những kiến thức TN-XH có xung quanh chúng ta song SGK 
Tự nhiên–Xã hội lớp 1 không đưa ra kiến thức có sẵn mà là một hệ thống các hình ảnh và 
các lệnh yêu cầu HS thực hiện .HS muốn chiếm lĩnh tri thức không thể khác là thực hiện 
các lệnh đó . Vậy một giờ học TN-XH ở lớp 1 được tiến hành ra sao?
 Để thực hiện đề tài này , ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành điều tra kiến thức của 
HS. Sau khi thực hiện dạy học bài 11 : Gia đình , tôi tiến hành thực hiện phiếu điều tra 
với các nội dung sau: 
 PHIẾU ĐIỀU TRA KIẾN THỨC
 Bài 11: GIA ĐÌNH
 Hãy trả lời các câu hỏi sau:
 -Nhớ lại nội dung tranh đã quan sát , kể lại gia đình An gồm những ai?
 -Các thành viên trong nhà đang làm gì?
 -Cả nhà tụ họp đầy đủ vào lúc nào ? Làm gì?
 -Em nghĩ về gia đình như thế nào?
 Kết quả thu được
 Số HS trả lời Số HS trả lời Số HS trả lời 
 Dưới 50%
 Lớp đúng đúng đúng
 SL % SL % SL % SL %
 1A7 6 14.3 % 8 19.1% 10 23.8 % 18 42.8
 Qua kết quả điều tra cho thấy . Mặc dù giáo viên cũng đã vận dụng các phương pháp, 
nhưng kết quả sau khi học xong HS nắm kiến thức chưa cao. Vậy làm thế nào để GV có 
thể khai thác hết nội dung tranh và giúp cho HS nhớ hết những kiến thức GV cần cung 
cấp thông qua tranh ảnh? Đó là vấn đề tôi muốn thể hiện trong đề tài này.
 CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP
 GIÚP HỌC SINH LỚP 1 HỌC TỐT MÔN TNXH
 I. NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TNXH 
 LỚP 1:
 1. Nội dung chương trình môn TNXH lớp 1:
 1.1. Giáo viên cần nắm vững nội dung và phương pháp dạy TNXH lớp 1:
 . Cụ thể giáo viên cần nắm vững:
 a, Thời lượng TNXH lớp 1: Gồm 35 tiết, 1 tiết /tuần
 Tác giả: Lê Thị Thúy Vinh Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn tự nhiên xã hội lớp 1
 3. Cách dạy từng dạng bài:
 - Hình thành biểu tượng khái niệm về con người và sức khỏe. 
 - Hình thành biểu tượng về XH và Tự nhiên.
 4. Dạy học trong nhóm.
 5. Sử dụng các câu chuyện, bài hát liên quan nội dung bài học.
 6. Tổ chức trò chơi học tập: sắm vai, kể chuyện...
 7. Hướng dẫn học sinh tự quan sát, lắng nghe.
 III. NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ
 1. Biện pháp 1: Tạo cho học sinh lòng say mê và yêu thích học môn 
 TNXH:
 Giáo viên nắm vững nội dung chương trình và phương pháp dạy TNXH, 
 biết cách tiếp sức cho học sinh lòng say mê học môn TNXH.
 Để làm được điều này, mở đầu tiết học TNXH, tôi tạo hứng thú cho các em 
 bằng trò chơi đố vui hoặc cho học sinh xem tranh ảnh, câu chuyện liên quan đến 
 nội dung bài học, nhằm kích thích chí tò mò, ham tìm hiểu của học sinh:
 Ví dụ: khi dạy bài : Cơ thể chúng ta. Tôi cho HS chơi Trò chơi “Ai đúng 
hơn”
 Thời gian : 5phút 
 Mục đích : giúp học sinh kể đúng và nhanh các bộ phận trên cơ thể người
 Luật chơi : kể đúng tên các bộ phận trên cơ thể người
 Hình thức tổ chức : theo nhóm 
 Chuẩn bị : Tranh cơ thể người phóng to 
 Cách tiến hành: 
 + Giáo viên treo tranh vẽ cơ thể người đã được phóng to lên bảng 
 + Yêu cầu mỗi nhóm cử một bạn lên chơi
 + Từng học sinh được cử lần lược lên bảng vừa chỉ vừa nói tên các bộ phận 
 của cơ thể. Trong một phút bạn nào kể đúng và nhiều tên bộ phận của cơ thể là bạn 
 đó thắng.
 Kết thúc trò chơi tuyên dương nhóm có bạn thắng cuộc.
 Hoặc khi dạy bài : Đánh răng và rửa mặt. .Tôi cho học sinh trả lời câu hỏi dưới 
 hình thức bài hát mà các em đã được biết như :
 Mẹ mua cho em bàn chải xinh 
 Như các anh em đánh răng một mình
 Mẹ khen bé mà vệ sinh
 Thật đáng yeuu răng ai trắng tinh.
 - Sau đó dẫn dắt để HS nêu tự làm gì ? Và nếu tự làm em sẽ có niềm vui gì? 
 Với cách dẫn dắt này, tôi đã tạo cho các em vui khi học TNXH. Các em tự 
 yêu thích và mong muốn tự chiếm lĩnh kiến thức.
 Tác giả: Lê Thị Thúy Vinh Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn tự nhiên xã hội lớp 1
 b, Dạng bài hình thành biểu tượng về xã hội –Tự nhiên.
 Gồm các bài từ bài 11 đến bài 35 
 3. Biện Pháp 3: Cách dạy từng dạng bài.
 3.1.Dạng bài hình thành kĩ năng và biểu tượng về con người và sứ 
 khỏe. (từ bài 1 đến bài 10)
 Nội dung các dạng bài này là giới thiệucho HS
 -Sơ lược về cơ thể người, giữ vệ sinh cá nhân, vui chơi an toàn. 
 - Nhận biết các bộ phận bên ngoài của cơ thể và vai trò nhận biết thế giới xung quanh 
của các giác quan.
 - Biết sự lớn lên của cơ thể thể hiện dưới sự phát triển về chiều cao, cân nặng và sự 
hiểu biết ngày càng nhiều.
 - Biết giữ vệ sinh răng miệng, thân thể và bảo vệ các giác quan.
 - Biết ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý, có lợi cho sức khoẻ.
 - Đánh răng, rửa mặt, rửa tay, chân sạch sẽ, đúng cách.
 - Tập đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi về cơ thể người và sức khoẻ.
 - Có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh răng miệng, thân thể và bảo vệ các giác quan.
 Khi dạy các dạng bài này tôi cho học sinh thực hiện theo các bước sau:
 * Bước 1: Giao nhiệm vụ học sinh tự tìm hiểu và sưu tầm tranh ảnh về con 
 người, các bộ phận trên cơ thể người cách chăn sóc và bảo vệ mắt tai răng,Thức 
 ăn mà gia đình em hay ăn....
 * Bước 2: Bước đầu chia nhóm cho học sinh làm quen với cách trao đổi 
 hiểu biết của mình với nhau.( thảo luận). Tự nêu hiểu biết ban đầu của mình về 
 cơ thể của các em, về các bộ phận trên cơ thể và cách bảo vệ 
 * Bước 3: Trao đổi các nhóm, tự đánh giá cho nhau.(GV giúp đỡ)
 * Bước 4: Sử dụng phương pháp như kể chuyện đóng vai và sử dụng tài 
 liệu có liên quan để làm tư liệu và tổng kết những gì các em đã làm được và chưa 
 làm được.
 * Bước 5: Dạy các em cách ghi chép vào vở (Bằng cách vẽ lại những gì em 
 thích) cách vẽ sơ đồ tư duy.
 VD: Khi dạy bài “ Bảo vệ tai và mắt”
 * Bước 1: Cho HS tự tìm hiểủ về hai bộ phận này. Nêu đặc điểm các bộ 
 phận đó .
 * Bước 2: Cho HS thảo luận về đặc điểm của mắt và tai.
 Tác giả: Lê Thị Thúy Vinh Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn tự nhiên xã hội lớp 1
 như: xác định nội dung ,kiền thức, nắm được lệnh trong bài, có biểu tượng về 
 những sự vật và đối tượng TNXH trên tranh ảnh, tức là quan sát và hiểu nội 
 dung.
 Ví dụ: khi dạy bài: Gia đình
 • Bước 1: Chuẩn bị ảnh chụp của của gia đình, hoặc bức tranh em tự vẽ 
 về gia đình của các em.
 • Tiến trình:
 • Gọi HS cầm tranh,ảnh mà em đã chuẩn bị lên bảng giới thiệu cho cô và 
 các bạn cùng nghe về gia đình em.
 + Gia đình gồm những ai ( Chỉ trên tranh ảnh)
 +Các thành viên trong gia đình em làm gì?
Cả nhà em hay tụ họp vào lúc nào? Làm gì?
 Em nghĩ gia đình em như thế nào?( thương yêu nhau....)
 Để giúp học sinh có thói quen mạnh dạn nói trước tập thể, tôi yêu cầu các 
 em nói lên suy nghĩ của mình vệ gia đình . Qua biện pháp này tôi thấy học sinh 
 hăng hái tham gia, các em như thấy được vai trò quan trọng của mình trong quá 
 trình học tập từ đó giúp các em yêu thích môn học hơn. Phương pháp sử dụng 
 tranh, ảnh học tập đơn giản thuận tiện mà kết quả thu được là khá cao.
 3.3. Dạy dạng bài có nôi dung ôn tập:
 Đây là dạng bài mang tính chất hệ thống kiến thức. Tôi cho học sinh nắm 
 lại kiến thức, biểu tượng qua sơ đồ cây kết hợp tranh ảhr. Bằng cách cho các em 
 chơi trò chơi “ Rung chuông vàng”
 VD : Khi dạy bài : Ôn tập
 Tôi hướng dẫn các em kẻ sơ đồ tư duy đơn giản để các em nhớ tên các các 
 loại cây, con vật... Kết hợp với: Phương pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo 
 của học sinh:
 Đưa câu đố tìm tên các con vật hoặc các loại cây rau. Tổ chức cho các em 
 hoạt động nhóm để tìm cá yếu tố gắn kết các thành viên trong gia đình.
 Phương pháp này nhằm thu hút sự chú ý của các em đến đối tượng cần 
 quan sát. Qua quá trình dạy tôi thấy nhiều em tác phong chậm chạp, rụt rè không 
 thích tham gia hoạt động chung, chính vì vậy tôi chọn cách đưa ra các trò chơi, 
 ví dụ như: Rung chuông vàng để thu hút các em. Nếu chỉ lấy câu hỏi trong sách 
 giáo khoa thì bài dạy đơn điệu tẻ nhạt, không gây hứng thú cho học sinh, vì vậy 
 giáo viên phải tìm tòi, tham khảo, tìm các câu hỏi phù hợp và đưa câu hỏi vào 
 trong trò chơi. Khi dạy phương pháp này cần tiến hành theo các bước sau:
 Tác giả: Lê Thị Thúy Vinh

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_tot_mon_tu_n.doc