Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Học vần Lớp 1

docx 30 trang sklop1 17/03/2024 910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Học vần Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Học vần Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Học vần Lớp 1
 UBND HUỆN THANH TRÌ
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH LIỆT
 Mã SKKN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
 PHÂN MÔN HỌC VẦN LỚP 1
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà
 Lĩnh vực/ Môn: Tiếng Việt
 Cấp học: Tiểu học
 Năm 2017 - 2018 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm, 
bởi “Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai”, để ngày mai thế giới có những chủ nhân 
tốt, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay chúng ta phải đào tạo thế 
hệ trẻ có kiến thức cơ bản về tự nhiên xã hội và có phẩm chất đạo đức của con người 
để các em được học tiếp lên các cấp học trên dễ dàng. Nhiệm vụ giáo dục học sinh luôn 
luôn được xã hội quan tâm nhưng quan trọng hơn cả vẫn là nhà trường, đặc biệt là 
trường tiểu học. Bởi vì nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là nơi kết 
tinh trình độ văn minh của xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, đứa trẻ ngày hôm 
nay, mai sau trở thành những con người như thế nào là phụ thuộc rất nhiều ở cấp tiểu 
học các em được học những gì.
 Trải nghiệm qua nhiều năm thực hiện ch- ơng trình sau năm 2000 đối với lớp 1, với 
sự chỉ đạo sát sao của Sở GD & ĐT Hà Nội, Phòng GD & ĐT Huyện, đã chỉ đạo và tổ chức 
những đợt trao đổi về chuyên môn sôi nổi, sâu sắc (chuyên đề, hội thảo, hội giảng, giao l-
u...), những năm qua phong trào giáo dục của nhà tr- ờng đã gặt hái đ- ợc những thành công 
đáng kể. Năm học 2017-2018, bản thân tôi một mặt duy trì và phát huy những thành quả đã 
đạt đ- ợc của những năm học tr- ớc, một mặt không ngừng trau dổi, học hỏi, tiếp thu sáng tạo 
những quan điểm chỉ đạo chuyên môn của Sở GD & ĐT Hà Nội, Phòng GD & ĐT Huyện từ 
đó có những biện pháp, những giải pháp phù hợp với đặc điểm của đơn vị nhà tr- ờng, của 
lớp mình phụ trách nhằm tháo gỡ những v-ớng mắc, những khó khăn cần khắc phục trong 
việc thực hiện nội dung ch- ơng trình sách giáo khoa sau năm 2000 nói chung và lớp 1 nói 
riêng. Học sinh của lớp tôi luôn hứng thú trong giờ học, đảm bảo tiết học nhẹ nhàng, 
dễ hiểu dễ nhớ, đọc trơn được tốt.Từ thực tế trên tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp 
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Học vần lớp 1.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp giải quyết và khắc phục những 
bất cạp về phương pháp, cách thức tổ chức dạy học của học sinh lớp 1 nhằm nâng cao 
chất lượng và hiệu quả của việc dạy học phân môn Học vần ở Trường Tiểu học : Cụ 
thể
 - Về giáo viên; Tích lũy dần kinh nghiệm trong giảng dạy giúp học sinh Nghe - 
nói - đọc - viết để sử dụng hệ thống âm - vần đó trong học tạp và giao tiếp.
 - Về học sinh:
 + Có kĩ năng Nghe - nói - đọc - viết tốt hơn.
 + Rèn luyện tư duy logic, bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp. hướng tích cực hoá hoạt động học của học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng, 
hiệu quả dạy học phân môn Học vần Tiếng Việt lớp 1.
 Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Học vần lớp 1, cần hiểu sâu 
sắc ba vấn đề có tính bản chất sau:
 - Bản chất của phương pháp dạy học theo định hướng mới là gì?
 - Phương pháp dạy theo định hướng mới tập trung chủ yếu vào việc gì?
 - Phương pháp dạy học theo định hướng mới dạy học sinh những gì?
 Để trả lời những câu hỏi trên, Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu 
học chu kì đã nêu.
 " Phương pháp dạy học theo định hướng mới tập trung nhiều vào việc tổ chức các 
hoạt động học của học sinh (Quan sát, tiếp xúc với tài liệu, nguồn thông tin; động não 
để phát hiện kiến thức; thực hành trên các vật liệu mới hoặc trong bổi cảnh mới để 
củng cố kiến thức và rèn kĩ năng; tự đánh giá).
 Phương pháp dạy học theo định hướng mới ngoài dạy kiến thức và kĩ năng cho 
học sinh còn dạy các em phương pháp tự học qua các hoạt động học tập.
 Phương pháp dạy học theo định hướng mới là sự kết hợp nhuần nhuyễn các 
phương pháp dạy học truyền thống có những yếu tổ tích cực với những phương pháp 
tập trung vào việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh.
 Phương pháp dạy học theo định hướng mới đồng thời phải đổi mới trong việc 
đánh giá học sinh. "
 Phần Học vần trang bị cho học sinh hệ thống âm - vần Tiếng Việt và những yêu 
cầu kĩ thuật về Nghe - nói - đọc - viết để sử dụng hệ thống âm - vần đó trong học tập 
và giao tiếp. Với ý nghĩa này, học vần không chỉ được xem như là những viên gạch 
đầu tiên, những nguyên liệu cơ bản nhất để xây lên t òa lâu đài của kiến thức môn 
Tiếng Việt mà còn có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác, các 
lớp học cao hơn.
 Trong tất cả các phân môn của Tiếng Việt thì phần Học vần là phần học thể hiện 
rõ nhất cả bốn kĩ năng cơ bản của Tiếng Việt Nghe - nói - đọc - viết. Bốn năng lực này 
có mối quan hệ mật thiết với nhau trong mỗi bài Học vần. Điều đó góp phần khẳng 
định ý nghĩa quan trọng của việc dạy và học phần Học vần ở trường Tiểu học.
 1.2. Chuẩn yêu cầu cần đạt được của phân môn Học vần.
 Theo chương trình mới ở Tiểu học thì môn Tiếng Việt được xác định là một 
trong sáu môn bắt buộc có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học và là môn học công cụ 
cho các môn học khác. Phần Học vần lớp 1 có hai mảng kiến thức cơ bản là phần dạy 
âm và phần dạy vần. Ở mỗi bài học cả hai phần này đều có chung một cấu trúc, có hai 
dạng bài: Dạng bài dạy âm (vần) mới và dạng bài ôn tập. Trong đó, dạy âm, vần mới 
chiếm 84,5 %. ở dạng bài này được xây dựng theo một cấu trúc cụ thể như sau:
 a) về hình thức: Mỗi bài học âm (vần) được bố trí, trình bày trên hai trang. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG
 2.1. Đặc điểm chung của trường, của lớp.
 - Cùng với việc cải cách nội dung và chương trình sách giáo khoa phổ thông nói 
chung và chương trình Tiểu học nói riêng, cũng như các Trường Tiểu học trong cả 
nước thực hiện dạy và học chương trình sách giáo khoa lớp 1 đến nay. Trong nhiều 
năm thực hiện chương trình này, lãnh đạo và giáo viên nhà trường đã không ngừng đổi 
mới phương pháp dạy học và cũng đã gặt hái được những thành công đáng kể. Khái 
niệm đổi mới phương pháp dạy học tuy không còn là một khái niệm mới mẻ song đổi 
mới phương pháp dạy học như thế nào cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện 
có của nhà trường, phù hợp với đối tượng học sinh là trẻ sáu tuổi vừa mới làm quen 
với hoạt động học và đặc biệt “Làm thế nào để có một tiết học diễn ra nhẹ nhàng- tự 
nhiên - hiệu quả? ” thì vẫn còn là điều trăn trở của nhiều thầy cô.
 - Qua trao đổi với các bạn đồng nghiệp cùng trực tiếp giảng dạy chương trình lớp 
1, đa số giáo viên đều cho rằng: Chương trình lớp 1 nói chung, môn Tiếng Việt nói 
riêng có rất nhiều điểm ưu việt như: Hình thức đẹp, kênh hình nhiều hơn kênh chữ, 
màu sắc có tính thẩm mĩ cao, chữ in to, rõ ràng; nội dung được xây dựng hợp lí, phù 
hợp với trình độ nhận thức của trẻ, từ và câu ứng dụng được đưa ra trong mỗi bài học 
thì phong phú về thể loại mà gần gũi với học sinh,...Cùng với nội dung chương trình 
mới là những thiết bị dạy học mới như: máy chiếu, bộ học vần biểu diễn (dành cho 
giáo viên) và bộ học vần thực hành (dành cho học sinh), bộ tranh minh họa cho phần 
luyện nói...đã góp phần làm nên những bài học, bài dạy đạt hiệu quả cao hơn.
 - Qua thực tiễn giảng dạy từ những năm học trước, qua dự giờ một số bạn đồng 
nghiệp, tôi nhận thấy ba vấn đề còn vướng mắc trong các tiết dạy học vần như sau:
 Một là: Giáo viên sử dụng các thuật ngữ chưa chuẩn mực, như trong Tiếng Việt 
chữ cái để ghi âm song một số giáo viên còn nhầm lẫn giữa âm và chữ.
 VD:- âm V ( Vờ) - chữ V ( vờ)
 - âm S (sờ) - chữ S ( sờ)
 Sửa đúng là:
 - âm V ( vờ) - chữ V ( Vê)
 - âm S ( sờ) - chữ S ( ét - sì)
 Hai là, vì quá lệ thuộc vào sách giáo khoa và quy trình giảng dạy theo gợi ý của 
sách giáo viên nên giáo viên chỉ đưa ra những tiếng, từ ứng dụng có trong sách giáo 
khoa cho học sinh luyện đọc rồi ghép thành chữ ghi các tiếng, từ đó trên thanh cài của 
bộ học vần thực hành mà thôi, dẫn đến hạn chế tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
 Đặc biệt là thao tác hướng dẫn cho học sinh mất nhiều thời gian lấy ra, cất vào 
rồi lại lấy ra, cất vào các phương tiện học tập như: bảng con, sách giáo khoa, bộ đồ 
dùng,...gây mất thời gian, làm tiết học rườm rà, thiếu tự nhiên. Dạy học vần như thế nào để phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
 Thứ ba: Trong quá trình dạy học vần là yếu tố quan trọng góp phần đạt mục 
 tiêu môn học: ngôn ngữ diễn đạt của giáo viên phải trong sáng; câu hỏi giáo viên đặt 
 ra cho học sinh cần ngắn gọn, dễ hiểu; giáo viên đọc mẫu và sử dụng các thuật ngữ 
 phải chuẩn mực. Đặc biệt là phải phân biệt đúng, tường minh giữa âm và chữ ghi âm.
 2.2. Những ưu điểm, bất cập và nguyên nhân khi thực thi vấn đề nghiên 
 cứu.
 Ưu điểm, bất cập: Thực trạng dạy học phần học vần ở trường Tiểu học - lớp 
 1, những năm qua đã đạt được những kết quả đáng mừng. Nay phong trào đổi mới 
 phương pháp dạy học ở các môn học vẫn đang là những đề tài sôi nổi của các thầy, 
 cô giáo trong nhà trường, song bên cạnh những kết quả đã đạt được như đọc, viết tốt. 
 Bản thân tôi và các bạn đồng nghiệp trong khối vẫn còn có những bài dạy thực hiện 
 đổi mới phương pháp dạy học chưa được hoàn hảo, cần có những biện pháp tháo gỡ 
 như đối với những bài dạy học vần lớp 1 đã nêu ở trên.
 Nguyên nhân:
 a) Về phía nhà trường: Do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học 
 hiện nay của nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ cho yêu cầu của đổi mới phương pháp 
 dạy học (tranh, ảnh minh họa còn thiếu, phòng học còn hẹp, sĩ số học sinh/ 1 lớp quá 
 đông...)
 b) Về phía giáo viên:
 - Còn áp dụng một cách máy móc quy trình dạy theo gợi ý của sách giáo viên.
 - Còn rụt rè, chưa mạnh dạn sáng tạo khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy 
học.
 c) Về phía học sinh:
 - Tâm lí lứa tuổi, thao tác vụng về.
 - Do các em mới được làm quen với hoạt động học nên các thao tác sử dụng 
 đồ dùng học tập của các em còn chậm, chưa linh hoạt.
 - Vốn sống trải nghiệm ít dẫn đến vốn từ vựng còn hạn chế.
 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU 
 QUẢ DẠY HỌC PHÂN MÔN HỌC VẦN LỚP 1 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
 3.1. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Học vần 
 lớp 1.
 a) Xây dựng quy trình dạy học phần học vần lớp 1 theo hướng vận dụng 
 linh hoạt.
 Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học theo 
 hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, kết hợp với đặc điểm tâm sinh lí 
 trẻ em lứa tuổi học lớp 1, căn cứ vào mục tiêu, nội dung mỗi bài học vần cùng với việc rèn luyện kĩ năng để cung cấp kiến thức và giáo dục thái độ học tập; giảm bớt 
 những thao tác thay đổi phương tiện học tập của học sinh như: mở sách - cất sách, 
 lấy bảng - cất bảng rồi lại mở sách - cất sách, ... trong quá trình học, giúp cho giờ học 
 nhịp nhàng mà hiệu quả.
 b) Đổi mới phương pháp và cách thức tổ chức, hướng dẫn học sinh lĩnh hội 
nội dụng bài học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học 
sinh.
 Tôi thiết nghĩ kiến thức mới trong mỗi bài Học vần cơ bản chính là dạy phần 
vần trong bài học còn các tiếng, từ, câu ứng dụng trong bài có thể hướng dẫn học sinh 
vận dụng kĩ năng ghép thêm âm đầu, thêm dấu thanh vào vần để được tiếng mới, ghép 
thêm tiếng vào tiếng mới để được từ mới, câu mới có chứa vần vừa học. Tôi xin đưa 
ra hai phương pháp như sau:
 Ph-ơng pháp trong sách giáo viên Ph-ơng pháp phát huy tính chủ đông,
 Tiếng Việt 1. tích cực học tạp của học sinh.
 1. Dạy vần mới. 1. Dạy vần mới.
 - Giáo viên viết hoặc ghép vần lên bảng. Linh hoạt theo từng bài cụ thể.
 - H- ớng dẫn học sinh phân tích vần (cả lớp Có thể:
 nhìn lên bảng). Cách 1: Giới thiệu trực tiếp (giống nh- ph-
 - So sánh vần mới với vần đã học. ơng pháp trong sách giáo viên)
 - Học sinh (HS) đánh vần - đọc trơn. * Cách này phù hợp với những bài đầu 
 - Học sinh ghép vần vào thanh cài (từng cá của nhóm vần mới.
 nhân học sinh - cả lớp cùng làm việc). Cách 2: Vạn dụng ph-ơng pháp thế âm (sẽ 
 cụ thể ở phần sau).
 * Ph-ơng pháp này phù hợp những bài 
 học sau của mỗi nhóm vần.
 2. Dạy tiếng khoá. 2. Thực hành tìm tiếng, từ có chứa vần vừa 
 - Giáo viên (GV) cho học sinh quan sát tranh học và luyện đọc.
 để bạt ra tiếng khoá. Giáo viên gắn (hoặc viết) a) Thực hành tìm tiếng có chứa vần mới.
 lên bảng. - Mỗi HS tự ghép thêm âm đầu, thêm dấu 
 - Giáo viên h- ớng dẫn học sinh phân tích vào vần mới (đã có trên thanh cài) để đ-ợc 
 tiếng khoá. tiếng có chứa vần vừa học theo lệnh của 
 - Học sinh ghép lại tiếng khoá trên bảng vào giáo viên.
 thanh cài. - GV lệnh cho HS giơ thanh cài.
 - Luyện đọc phân tích - đọc trơn. - Giáo viên gọi môt số HS nhìn thanh cài 
 * Cả lớp chỉ có 1 tiếng mới của mình đọc chữ ghi tiếng vừa
 3. Dạy từ khoá:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gop_phan_nang_cao_hie.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Học vần Lớp 1.pdf