SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phần môn học vần Lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả

docx 39 trang sklop1 22/11/2023 2341
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phần môn học vần Lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phần môn học vần Lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả

SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phần môn học vần Lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN DẠY PHÂN MÔN 
 HỌC VẦN LỚP 1 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU ĐẠT HIỆU QUẢ
 Lĩnh vực (môn) : Tiếng Việt
 Cấp : Tiểu học
 Tác giả : Trình Thị Thu Thủy
 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Thanh Liệt
 Chức danh : Giáo viên cơ bản
 Tháng 4/ 2021 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 “Tiểu học là cấp học nền tảng trong nhà trường phổ thông, đặt cơ sở ban 
đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người là nền tảng vững 
chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn hệ thống giáo dục quốc dân” hình thành 
cho học sinh những cơ sở ban đầu về sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, 
trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống 
lao động.
 Trong chương trình Tiểu học môn Tiếng Việt giữ một vị trí đặc biệt quan 
trọng. Đó là môn học có chức năng “kép” (vừa là môn công cụ, vừa là môn khoa 
học). Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm: Hình thành và phát 
triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập 
và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và 
học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.
 Học vần là phân môn trong môn học Tiếng Việt có vị trí quan trọng ở Tiểu 
học. Nó là phân môn khởi đầu (được học sớm nhất ở Tiểu học) và nó còn là công 
cụ, một phương tiện quan trọng để học tốt các môn học khác, giúp học sinh chiếm 
lĩnh kho tàng tri thức văn hoá của nhân loại được tàng trữ trong sách vở.
 Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ 
thông mới với sự ra đời của 5 bộ sách giáo khoa: Cánh Diều, Kết nối tri thức với 
cuộc sống, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, Chân trời sáng tạo, Cùng 
học để phát triển năng lực. Trường chúng tôi đã thống nhất và lựa chọn bộ sách 
Cánh Diều để giảng dạy trong năm học này. Phân môn Học vần trong môn Tiếng 
Việt ở chương trình hiện hành không còn xa lạ và mới mẻ với giáo viên tuy nhiên 
với chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 phân môn này có sự thay đổi rõ rệt 
về chương trình, cấu trúc, nội dung và quy trình hoàn toàn mới so với chương trình 
hiện hành. Với quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát triển năng lực 
học sinh. Hẳn đây không chỉ là khó khăn của riêng tôi mà còn là khó khăn của 
nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy phân môn này.
 Xuất phát từ thực tế đótôi mạnh dạn đề xuất những biện pháp nhỏ do bản 
thân đúc kết được đó là: “Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phần môn 
học vần lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả”. Với mong muốn giúp các em 
học tốt phân môn học vần trong chương trình Tiếng Việt sách giáo khoa mới đạt 
hiệu quả cao trong năm học 2020 - 2021 này. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
 1. Cơ sở lý luận
 Phân môn Học vần rèn cho học sinh kĩ năng đọc, ghi nhớ, sử dụng Tiếng Việt 
trong đời sống hàng ngày. Vì vậy Học vần là phân môn có tính tích hợp liên quan 
mật thiết đến các môn học khác.
 Mục tiêu dạy học phân môn học vần là hình thành và phát triển cho học sinh 
các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói với mức độ căn bản để làm công cụ học các môn 
học khác và tự học.
 Trong quá trình dạy tiết Học vần, để đạt được mục tiêu, ngoài phương pháp 
dạy của giáo viên học sinh cũng cần phải có kiến thức ngôn ngữ thực tế từ đời sống. 
Học tốt phân môn Học vần sẽ giúp các em học tốt các môn học khác đồng thời giáo 
dục cho các em những tình cảm trong sáng, lành mạnh, kĩ năng giao tiếp tự tin nhằm 
giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt từ đó hình thành nhân cách cho học sinh.
 Vì vậy khi dạy học luôn cần sự đổi mới về cả nội dung và đặc biệt phương 
pháp dạy học. Giáo viên là người dẫn dắt cho học sinh chủ động phát hiện, tìm tòi 
ra kiến thức như vậy mới khắc sâu và giúp các em ghi nhớ kiến thức lâu hơn. như mua đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
 2. Khó khăn
 2.1 Giáo viên
 - Vì Học vần là phân môn có sự thay đổi về chương trình, nội dung và quy 
trình nên giáo viên vừa phải nghiên cứu học hỏi để nắm bắt được đúng, đủ chương 
trình mới vừa áp dụng vào thực tế giảng dạy sao cho phù hợp.
 - Giáo viên còn bỡ ngỡ về quy trình mới dẫn đến việc thiết kế, tổ chức các 
hoạt động còn chưa phát huy được năng lực học sinh một cách rõ rệt.
 - Giáo viên còn lúng túng trong việc lựa chọn, sử dụng đồ dùng và phương 
tiện dạy học.
 - Trong giờ dạy, giáo viên còn chưa sử dụng linh hoạt các phương pháp và 
hình thức dạy học nên lớp học còn trầm chưa sôi nổi.
 - Giáo viên có kinh nghiệm, tuổi nghề cao còn áp dụng cách dạy cũ, chưa 
phát huy sáng tạo, năng lực của học sinh.
 2.2 Học sinh
 - Một số em tiếp thu còn chậm, phát âm chưa chuẩn, nói ngọng.
 - Khả năng chú ý nghe giảng còn chưa cao.
 - Ghi nhớ âm, vần ở một số em còn chậm.
 - Còn một số em còn đọc vẹt, đọc chưa đúng
 * Qua khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học, cụ thể lớp 1A8 ( với 42
 học sinh) phân môn Học vần có kết quả :
 KẾT QUẢ KHẢO SÁT
 LỚP SĨ SỐ Đọc tốt Đọc đúng Đọc chưa tốt
 SL % SL % SL %
 1A8 42 10 23,8 22 52,4 10 23,8
 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ
 1. Giáo viên nắm vững cấu trúc, chương trình, nội dung phần Học vần.
 Tôi đã nghiên cứu được chương trình Bộ sách Cánh Diều và thấy: phá vần mới của HS. Từ những dẫn dắt mà GV đưa ra, HS có thể tự phát hiện mối 
liên kết giữa các âm, vận dụng cách đánh vần linh hoạt để đọc được thành tiếng. GV 
không cần quá đi sâu vào việc ghép vần của HS. Mà chính HS là những chủ thể nhất 
định tự quyết định các thao tác dựa trên sự hỗ trợ của Bộ đồ dùng học môn Tiếng 
Việt. Có thể nói rằng điểm mấu chốt ở đây là: “Dạy học đổi mới chiếm lĩnh”. Dạy 
học trên quan điểm chú trọng phát triển năng lực học sinh. Chú trọng đến phương 
pháp tự học. Tự học coi trọng vai trò chủ thể tích cực của HS trong việc chủ động 
sáng tạo, khám phá, phát hiện kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn 
đề thực tiễn, ứng dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống của mình.
 Một bài học vần đuộc chia thành các hoạt động cụ thể như sau:
 Các hoạt động này được chia thành 2 tiết, tùy đặc điểm của từng trường sẽ 
 có cách chia các hoạt động khác nhau. Trường Thanh Liệt chúng tôi thống nhất 
 quy trình môn Học vần như sau:
 TIẾT 1
 A. Kiểm tra bài cũ
 - Yêu cầu HS đọc, viết nội dung bài trước bằng nhiều hình thức khác nhau.
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
 - GV có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp.
 2. Chia sẻ và khám phá
 *Dạy vần mới thứ nhất:
 - GV giới thiệu vần mới thứ nhất
 - HS nhận diện các âm có trong vần^ HS đọc đánh vần ^Cả lớp đọc trơn.
 - Qua tranh, giới thiệu từ mới tiếng mớivần mới.
 - GV yêu cầu HS phân tích vần mới mô hình vần mới^HS đánh vần theo 
 mô hình, không theo mô hình ->đọc trơn. - GV chốt và bấm máy, yêu cầu HS phân tích vần op
 - GV đưa mô hình, yêu cầu HS đánh vần
 - Đưa tranh, hỏi: Các bạn đang làm gì?
 - GV:Họp tổ là các bạn nhỏ đang thảo luận, trao đổi với nhau đấy, cô có từ 
mới họp tổ.
 - Đưa từ: họp tổ
 (?) Từ họp tổ có mấy tiếng, tiếng nào các con đã học?
 - GV: Họp là tiếng mới hôm nay các con được học.
 - YCHS phân tích tiếng họp
 - YCHS đánh vần tiếng họp, đọc trơn từ họp tổ
 - Chỉ trên màn hình: op, họp tổ.
 - Chúng ta vừa học hai vần mới nào?
 - Từ mới là từ nào nào?
 => GV ghi bảng tên bài
 - Vần om và vần op có gì giống và khác nhau?
 *Chốt: Bạn nói đúng rồi đấy. Cô khen con. Ngoài ra, các con lưu ý khi đọc 
những vần kết thúc bằng m, p đều ngậm môi, nhưng vần kết thức bằng m đọc nhẹ 
hơn vần kết thúc bằng p.
 - Chỉ bài: + om, đom đóm
 + op, họp, họp tổ
 - YC HS ghép 2 vần mới om, op.
 + GV nhận xét, yêu cầu lớp nhìn bảng gài đọc đồng thanh vần om, op
 - GV: từ 2 vần đã ghép, các con ghép thêm để được từ mới: đom đóm, họp
 + GV mời 1 HS mang bảng gài ghép đúng lên bảng, gọi 1HS nhận xét
 + GV nhận xét, yc HS đọc bài trên bảng gài của mình. GV khen HS
 3. Luyện tập
 3.1. Mở rộng vốn từ:
 - Xác định yêu cầu của bài tập: (GV nêu yêu cầu)
 - Nói tên sự vật:
 + GV chỉ từng tranh theo số TT hoặc không theo TT yêu cầu HS (cá nhân, 
đồng thanh) đọc tên từng sự vật.
 + Lưu ý: Nếu HS không nói được tên các SV hoặc hiện tượng thì GV nói 
cho HS nói theo.
 - Tìm tiếng chứa vần mới:
 + Từng cặp HS thảo luận chỉ hình, nói tiếng có vần mới.
 - Báo cáo kết quả: - Giới thiệu bài viết trên màn hình. (?)Trong bài viết, con chữ nào cao 4 li?
 (?)Trong bài viết, con chữ nào cao 5 li?
 (?)Trong bài viết, con chữ nào cao 3 li?
 (?) Các con chữ còn lại cao mấy li?
 (?)Chữ "diêm' có mấy con chữ?
 (?)Trong chữ "yếm, thiếp” dấu sắc viết ở vị trí nào?
 - Viết mẫu, hướng dẫn cách viết:
 + Vần iêm: viết ie trước, viết m sau. Lưu ý viết liền mạch. Viết xong iem lia 
bút lên trên viết dấu mũ của ê.
 + Vần yêm: tương tự như iêm. Lưu ý thêm: y cao 5 ly
 +Vần iêp: tương tự như iêm. Lưu ý thêm : p cao 4 ly
 - GV chú ý nét nối giữa các con chữ.
 - Cho HS xem clip quy trình viết.
 - YC HS viết bảng con
 - Quan sát, sửa sai bằng phấn màu.
 C. Củng cố dặn dò
 - Yêu cầu HS nêu lại tên vần mới, từ mới đã học.
 - Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau.
 TIẾT 2
 A. Khởi động
 - Đọc lại các vần, tiếng, từ đã học ở tiết 1( thông qua trò chơi)
 B. Bài mới
 * Giới thiệu bài:
 - GV có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp.
 * Tập đọc:
 - GV giới thiệu bài đọc: Có thể gt trực tiếp hoặc gián tiếp
 - GV đọc mẫu: Đọc từng câu kết hợp giới thiệu tình huống để HS hiểu rõ 
hơn nội dung của bài đọc
 - Luyện đọc từ ngữ: chứa âm, vần mới/dấu thanh mới học, từ ngữ khó:
 + Lưu ý: Ở phần luyện đọc từ ngữ, GV cần khuyến khích HS đọc trơn, chỉ 
với những HS không đọc trơn được, GV mới cho đánh vần.
 + GV kết hợp giải nghĩa từ khó (nếu có)
 - Luyện đọc từng câu
 + GV chỉ từng câu cho cả lớp đọc thầm, rồi đọc thành tiếng (cá nhân, đồng 
thanh) - Bài có 6câu. GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ.
 - GV lưu ý HS: Để đọc đúng và hay thì các con phải ngắt nghỉ đúng. Các 
con quan sát lên màn hình cô có cách ngắt nghỉ như sau. 1 gạch ngắt hơi, 2 gạch 
nghỉ lấy hơi nhé!
 - GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 1
 - GV gọi HS nhận xét
 - GV nhận xét
 - GV yêu cầu HS đọc câu nối tiếp lần 2
 - GV gọi HS nhận xét
 - GV nhận xét.
 Nghỉ giữa giờ
 *Luyện đọc đoạn
 - GV gt: Bài tập đọc Hạt nắng bé con được chia thành 3 đoạn.
 - GV gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn
 - Gọi HS nhận xét
 - GV nhận xét.
 *Thi đọc cả bài.
 - GV gọi 3 HS thi đọc, lớp làm trọng tài, tuyên dương HS.
 - GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh
 - GV nhận xét
 *Tìm hiểu bài đọc
 - GV gọi HS đọc yêu cầu; mời 1 HS đọc 3 câu văn chưa hoàn chỉnh.
 - GV yc HS đọc thầm, tự hoàn thành từng câu văn.
 - GV cho HS chơi trò chơi Đố bạn
 - GV phổ biến trò chơi, luật chơi:
 - HS 1 đọc phần a chưa điền chỉ bạn bất kì để đố bạn (HS nhận xét bài bạn 
bằng tiếng vỗ tay) HS 2 điền rồi đọc phần b đố bạn khác. Lần lượt hết 3 câu rồi quay 
trở lại 1 vòng và kết thúc trò chơi.
 - GV tổng kết trò chơi.
 - Cả lớp đọc lại
 a) Mẹ mặt trời thả hạt nắng xuống đất chơi.
 b) Bông hồng được hạt nắng an ủi.
 c) Hạt nắng giúp hạt cây nảy mầm.
 - GV chốt: Ở bài tập này để nói được các câu cho đủ ý các con cần quan sát 
vào các đoạn trong bài, tìm ý đúng. Nếu viết các câu này chúng ta lưu ý cuối câu có 
dấu chấm, đầu câu phải viết hoa.
 - Liên hệ: Cô hi vọng rằng các con cũng quan tâm,giúp đỡ mọi người giống 
như hạt nắng bé nhỏ nhé.
 C. Củng cố, dặn dò:
 - GV cho HS đọc lại ND 2 trang sách vừa học (không đọc BT nối ghép)
 - Nhận xét giờ học
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau
 3.Sử dụng linh hoạt các trò chơi học tập
 Đối với chương trình mới hiện nay dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_day_hoc_phan_mon_hoc_va.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phần môn học vần Lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả.pdf