Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Lớp 1

doc 30 trang sklop1 06/02/2024 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Lớp 1
 Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
 Mục lục 1
 I. Mở đầu 3
 1. Lý do chọn đề tài 3
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 4
 3. Đối tượng nghiên cứu 5
 4. Giới hạn của đề tài. 5
 5. Phương pháp nghiên cứu 5
 II. Nội dung 5
 1. Cơ sở lý luận 5
 2. Thực trạng 6
 a. Thuận lợi 7
 b. Khó khăn 9
 c. Thống kê lỗi chính tả 10
 d. Nguyên nhân 14
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp. 15
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 15
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 15
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 1 Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1
người, mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết là một sự biểu hiện 
của nết người; dạy học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn 
luyện tính cẩn thận, tính kỉ luật và lòng tự trọng đối với mình, cũng như đối với 
thầy đọc bài, đọc vở của mình”.
 Hiểu được tầm quan trọng của chữ viết, tôi quyết định chọn đề tài “Một số 
biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1 (Theo mô hình Công nghệ 
Tiếng Việt)” để nghiên cứu, thực hiện. Vậy tại sao tôi chọn đề tài này? Có những 
điểm mới gì ở đây? Như chúng ta đã biết, để giữ gìn và phát triển vốn chữ viết 
của Tiếng Việt thì Giáo dục đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng đến sự phát 
triển ngôn ngữ của một quốc gia trong một xã hội hội nhập và phát triển, trong 
đó trường học là cơ sơ tiếp nhận nhiệm vụ đó. Tuy nhiên, qua quá trình dạy học, 
tôi nhận thấy hiện nay thực trạng mắc lỗi chính tả diễn ra khá phổ biến, đặc biệt 
là ở học sinh lớp 1, lớp đầu bậc Tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em lần đầu được 
cầm bút thể hiện chữ viết, lần đầu thực hiện nhiệm vụ học tập, lần đầu tiếp xúc 
với những từ, cụm từ: “chữ viết”, “chính tả”, “luật chính tả”,...; các em chưa 
hiểu được tầm quan trọng của chữ viết; cùng với những đổi mới trong mô hình 
dạy học Tiếng Việt 1 theo mô hình Công nghệ Giáo dục thì yêu cầu học sinh tư 
duy cao trong việc viết chính tả, tuy nhiên khả năng tư duy của các em còn hạn 
chế, chủ yếu là tư duy trực quan, bên cạnh đó các em còn dễ chịu sự tác động từ 
môi trường xung quanh,chính vì những khó khăn đó nên việc mắc lỗi chính tả 
với tần suất cao là điều không thể tránh khỏi. Việc tìm ra những biện pháp để 
học sinh ghi nhớ bền vững những quy tắc chính tả; những mẹo nhỏ khi viết 
chính tả để khắc phục lỗi chính tả ở học sinh là nhiệm vụ cần thiết mà không 
những tôi mà tất cả giáo viên đặc biệt là giáo viên dạy lớp 1 đều mong muốn 
nghiên cứu, thực hiện. Và đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài này.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 * Mục tiêu của đề tài:
 - Giúp HS khắc phục một số lỗi chính tả thường gặp, ghi nhớ bền vững và 
vận dụng tốt các mẹo chính tả và luật chính tả.
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 3 Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1
 - Phương pháp khảo nghiệm.
 c. Phương pháp thống kê toán học.
 - Khảo sát, thống kê kết quả
 II. NỘI DUNG.
 1. Cơ sở lý luận.
 Chính tả Tiếng Việt bao gồm nhiều yếu tố. Muốn phát hiện và khắc phục 
lỗi cần hiểu rõ đặc điểm các yếu tố sau:
 - Âm: Khi nói, luồng hơi phát ra từ phổi, làm rung các dây thanh ở họng, 
qua khoang miệng hoặc cả khoang mũi tạo thành âm. Âm gồm nguyên âm và 
phụ âm.
 - Chữ cái: Đó là chữ dùng để ghi âm. Bảng chữ cái Tiếng Việt gồm 29 
chữ cái: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g,h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y 
(Theo Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/06/2002 của Bộ Giáo dục 
và Đào tạo)
 - Tiếng: Tiếng do một hay nhiều âm phát ra cùng một lúc tạo thành. Các 
yếu tố tạo thành tiếng: âm đầu, ậm đệm, âm chính, âm cuối, thanh. Trong các 
yếu tố đó, âm chính và thanh lúc nào cũng có, còn âm đầu, âm đệm, âm cuối có 
thể có hoặc không.
 - Chữ: Chữ dùng để ghi tiếng, chữ do một hoặc nhiều chữ cái cùng dấu 
thanh tạo thành.
 - Thanh và dấu: Thanh là hiện tượng nâng cao hoặc hạ thấp trong một 
tiếng. Tiếng Việt có 6 thanh: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng và được thể hiện 
bằng 5 dấu.
 - Từ: Từ gồm một tiếng hoặc một tổ hợp tiếng có ý nghĩa hoàn chỉnh.
 Bên cạnh đó, tiếng Việt còn được chia làm 3 phương ngữ chính:
 + Phương ngữ Bắc bộ
 + Phương ngữ Trung bộ.
 + Phương ngữ Nam bộ.
 Vì vậy việc chuẩn hóa và khắc phục lỗi chính tả Tiếng Việt trong nhà 
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 5 Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1
 * Từ mô hình Công nghệ.
 Hiện nay, huyện Krông Ana đã có 9 trường áp dụng mô hình Công nghệ 
Tiếng Việt 1. Nhận thấy được những ưu điểm đáng kể từ mô hình này, trường 
tôi tiến hành thực hiện theo mô hình này đến nay đã được 4 năm.
 Với mô hình Công nghệ, một bài học Tiếng Việt được tổ chức theo quy 
trình 4 việc (Việc 1: Chiếm lĩnh kiến thức, Việc 2: Viết, Việc 3: Đọc, Việc 4: 
Viết chính tả) tất cả các việc có sự liên kết với nhau. Phần viết chính tả được 
thực hiện ở Việc 4, là việc cuối cùng của một bài học và là cơ hội để kiểm tra, 
đánh giá, điều chỉnh 3 việc đã làm, để khẳng định sản phẩm của bài học. 
 Theo bảng so sánh trên, tôi nhận thấy rằng, việc áp dụng mô hình Công 
nghệ đem lại những thuận lợi nhất định:
 - Việc viết chính tả thực hiện ngay từ đầu năm học, thời lượng học được 
rải đều ở các tiết học trong tuần sẽ giúp các em không quá bỡ ngỡ khi học, sớm 
hình thành thói quen viết chính tả, thực hành theo phương châm “Học đâu biết 
đó” các em có thể vận dụng kiến thức mới học để nắm chắc âm, vần và viết bài.
 - Khác với chương trình hiện hành, số lượng thống kê ở chương trình 
Công nghệ có 158 bài viết/ 1 năm học và có 157 bài viết được viết theo hình 
thức Nghe – viết, điều đó giúp học sinh phát triển tư duy, kích thích phát triển trí 
não, ghi nhớ và vận dụng tốt các vần mới học cũng như các luật chính tả để viết 
bài.
 - Nội dung các bài viết đa số là các bài đọc ở Việc 3, có các vần mới được 
tập viết ở Việc 2 và được chiếm lĩnh từ Việc 1, với liên kết đó giúp các em hình 
thành sẵn trong đầu nội dung cần viết, hạn chế lỗi khi viết bài.
 - Ở mỗi bài học, khi học các âm, vần mới có luật chính tả thì nội dung đó 
được lồng ghép ở Việc 2 và vận dụng ngay vào việc 4 trong bài học đó:
 + VD: Khi học âm /ng/ các em sẽ được học luật chính tả âm /ng/ đứng 
trước âm e, ê, i ở Việc 2 và vận dụng luật ngay vào việc viết chính tả: Bé Nga 
nghĩ: Bà đã già mà chả hề nghỉ.
 * Từ Nhà trường.
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 7 Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1
 - Giáo viên là người Quảng Nam nên vẫn còn ảnh hưởng tiếng địa 
phương, phát âm một số vần chưa đúng chuẩn.
 - Chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm sư phạm còn hạn chế.
 * Từ học sinh.
 - Đầu năm học, học sinh chưa nhìn nhận rõ nhiệm vụ học tập của mình 
nên một số em chưa tự giác học tập, vẫn còn tâm lí vui chơi như ở mầm non.
 - Ở lứa tuổi còn nhỏ, một số học sinh còn tồn tại tình trạng phát âm chưa 
rõ tiếng, một số em nói lắp, nói ngọng dẫn đến phát âm lệch chuẩn; với lứa tuổi 
này, các em cũng chưa thể hiểu được tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả.
 - Trường học nằm trong địa bàn xã với đại đa số người dân là người 
Quảng Nam nên đa phần các em chịu ảnh hưởng từ tiếng địa phương.
 * Từ phụ huynh.
 - Về phía phụ huynh, đa số phụ huynh quan tâm dạy dỗ con cái nhưng lại 
sử dụng tiếng địa phương để hướng dẫn con học dẫn đến tình trạng học sinh 
nhầm lẫn, nhận dạng vần sai bởi cách dạy của thầy cô và của ba mẹ bị lệch cách 
phát âm.
 - Sự tiếp cận chương trình mới của phụ huynh còn hạn chế, dẫn đến tình 
trạng hướng dẫn sai hoặc “khoán trắng” cho giáo viên.
 c. Thống kê lỗi chính tả học sinh thường mắc phải.
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 9 Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1
 Chưa nắm luật chính tả âm /cờ/ Nhầm lẫn dấu thanh
 Hình ảnh về lỗi chính tả ở học sinh lớp 1
 Qua tìm hiểu thực tế tại trường, tôi lập bảng thống kê một số lỗi học sinh 
lớp 1 thường mắc phải như sau:
Các dạng lỗi Các dấu thanh âm, vần Viết đúng Viết sai chính 
 học sinh thường mắc lỗi chính tả tả
Lỗi về dấu thanh - Viết nhầm dấu sắc và Bà, cá Bá, cà
 dấu huyền
 - Không phân biệt được quả na quã na
 thanh hỏi và thanh ngã già cả già cã
 nghỉ ngơi nghĩ ngơi
Lỗi về âm đầu tr/ch Cây tre Cây che
 cá trê cá chê
 che chở tre trở
 trở về chở về
 d/gi Cặp da Cặp gia 
 Áo dạ Áo giạ
 Gia đình Da đình
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 11 Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1
 ươ/ư Rượu Rựu
 Con hươu Con hưu
 Quả bưởi Quả bửi
 uô/u Cá đuối Cá đúi
 uô/ô cây chuối cây chúi
 chú cuội chú cụi
 tê buốt tê bút
 cánh buồm cánh bồm
 luôm thuộm lộm thộm
 ay/ây Cây, mây Cay, may
 Bay, tay Bây, tây
 iê/ia Cây mía Cây miế
 c/t Thời tiết Thời tiếc
 Mát mẻ Mác mẻ
 Đôi tất Đôi tấc
 Tắc kè Tắt kè
 n/ng Trăng Trăn
 Âm cuối
 Cái bàn Cái bàng
 Khen ngời Kheng ngợi
 Tiên Rồng Tiêng Rồng
 n/nh Xinh đẹp Xin đẹp
 Bình minh Bìn min
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 13 Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1
vận dụng tốt các mẹo chính tả và luật chính tả.
 - Trang bị cho các em công cụ vững chắc để học tập các môn học khác.
 - Bồi dưỡng trong các em lòng yêu quý tiếng Việt, chữ Việt, góp phần 
nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn đặc thù và bản sắc 
văn hóa Việt Nam; thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Giáo dục Tiểu 
học.
 b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp.
 b.1. Nội dung.
 Với kinh nghiệm 3 năm dạy lớp 1, cùng với việc tìm hiểu, nghiên cứu về 
những khó khăn cũng như nguyên nhân học sinh lớp 1 mắc lỗi chính tả, tôi đưa 
ra một số giải pháp để giải quyết những khó khăn, hạn chế tình trạng mắc lỗi 
chính tả ở học sinh lớp 1 như sau:
 - Biện pháp 1: Phát âm đúng chuẩn, sử dụng mẹo khi phát âm.
 - Biện pháp 2: Giúp học sinh hiểu nghĩa từ - ghi nhớ từ.
 - Biện pháp 3: Tăng cường thực hiện các bài tập phân biệt âm, vần để 
giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng tốt luật chính tả.
 - Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh tự nhìn thấy cái sai của mình, tự khắc 
phục lỗi.
 - Biện pháp 5: Bồi dưỡng ở các em lòng yêu tiếng Việt, yêu thích môn 
Tiếng Việt, ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 b.2. Cách thực hiện các giải pháp.
 * Phát âm đúng chuẩn và sử dụng mẹo khi phát âm.
 Theo nguyên tắc Ngữ âm học, Tiếng Việt là thứ tiếng không có biến hóa 
hình thái. Từ được đọc và viết giống nhau, đọc thế nào viết thế nấy, không có sự 
khác biệt nào. Hơn thế nữa, với hệ thống các bài viết chính tả đa số là thực hiện 
theo hình thức nghe - viết thì để viết đúng yêu cầu trước tiên là cần phát âm 
đúng chuẩn.
 Phát âm đúng chuẩn sẽ thật sự không dễ khi học sinh thuộc địa bàn mà đại 
đa số người dân nói tiếng Quảng Nam, ảnh hưởng từ tiếng địa phương, cả cô và 
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Kim Huệ - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_khac_phuc_loi_chinh_t.doc