Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

docx 16 trang sklop1 25/02/2024 1940
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1
 I - THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học 
 sinh lớp 1.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.
3. Tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Hiền Giới tính: nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 20-10-1978
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tây Giang
Điện thoại: 0976124049 Email:tranthinhientaygiang@gmail.com
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:100 %
4. Đồng tác giả (Không có):
Họ và tên: Giới tính:
Ngày, tháng, năm sinh:
Trình độ chuyên môn: 
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
Điện thoại: Email:
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: %
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến( Không có):
Tên đơn vị:
Địa chỉ:
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Tây Giang
Địa chỉ: Thôn Nam, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9 năm 2017
II - BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học 
sinh lớp 1.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: ở đâu (ở chữ nào) thì học sinh cũng xuống dòng ở chữ đó (vì học sinh không hiểu 
bản chất của vấn đề). 
 - Tư thế ngồi , cách cầm bút sai đa số các em ngồi cúi mặt với vở, người cong 
vẹo , vai thấp , vai cao rất nhiều em cầm bút bằng 4 ngón, có em cầm bút bằng 5 
ngón có em cầm bút ngả về phía trước, cán bút vuông góc với mặt vở.
 Nhận thức được tầm quan trọng đó, với ý thức và lương tâm, trách nhiệm 
nghề nghiệp của giáo viên, bản thân tôi luôn suy nghĩ và trăn trở . Trong giảng 
dạy, tôi đã không ngừng tích lũy kinh nghiệm về chữ viết để sớm giúp các em lớp 
1 viết chữ đẹp, viết nhanh, luôn tìm ra phương pháp dạy học thích hợp để học sinh 
viết đúng, viết nhanh, góp phần giúp học sinh thuận lợi hơn khi học các lớp trên, 
cấp học trên.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
 Đề ra những biện pháp mới của cá nhân dựa trên quan điểm kế thừa , phát 
huy, cải tiến những biện pháp đã có và đề xuất thêm những biện pháp mới, những 
biện pháp này khắc phục những hạn chế của giáo viên và học sinh, phối hợp trong 
việc viết chữ chưa đẹp, chưa nhanh đồng thời với việc nâng cao ý thức của giáo 
viên và học sinh, phối hợp việc giáo dục ở cả nhà trường và gia đình.
- Nội dung giải pháp: 
+Khảo sát trình độ nhận biết mặt chữ, cách viết chữ của học sinh
Đây là một vấn đề quan trọng bởi vì trong thực tế chúng ta muốn tiếp cận đối 
tượng của mình một cách thuận lợi thì trước hết phải hiểu được đối tượng mà 
mình muốn tiếp cận. Mặc dù mới vào lớp 1 nhưng cũng có 1 số em đã được học 
ở mẫu giáo, trong hè, các lớp luyện chữ.Qua khảo sát này giáo viên phân loại 
được đối tượng để rèn luyện vì nếu các em đã biết viết mà viết sai thì rất khó sửa 
chữa.
 + Nắm vững yêu cầu cơ bản của dạy tập viết, chính tả của lớp 1
Muốn nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, người giáo viên cần nắm vững 
các yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 1.
 Kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ 
cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các 
chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số.
Kỹ năng: Viết đúng quy trình - nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo thành 
chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài 
ra học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm bút, Ngay từ đầu năm học phải rèn cho các em ngồi học đúng tư thế, thoải mái, tránh 
gò bó. Hướng dẫn kĩ càng và cho học sinh nắm chắc cầm bút, kĩ thuật viết nét nối, 
rê bút, viết liền mạch (Là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược laị với nét chữ 
vừa viết. Trong trường hợp này cần viết nhẹ tay, nếu viết nặng tay nét chữ sẽ viết 
nhòe ra ), lia bút. (Kĩ thuật lia bút là thao tác đưa bút trên không , được dùng khi 
viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với nhau để đảm bảo tốc độ trong quá 
trình viết , nét bút vẫn thể hiện liên tục nhưng không chạm vào giấy hoặc bảng)
+ Hướng dẫn học sinh nắm chắc quy ước , kí hiệu của giáo viên trong việc 
dạy tập viết, chính tả.
 Để xác định tọa độ dòng kẻ ô li để khi dạy học giáo viên sẽ dễ dạy và học 
sinh dễ tiếp thu. Với bản thân tôi quy định như sau; Với vở 5 ô li mỗi đơn vị ô li 
lớn có 6 dòng kẻ, vở tập viết có 5 dòng kẻ. Dòng kẻ dưới cùng là dòng kẻ thứ 
nhất, các dòng kẻ khác là 2,3,4,5,6 theo thứ tự tiếp theo. Tương tự cũng quy định 
với đường kẻ dọc như vậy, đường kẻ thứ nhất là đường kẻ đậm , các đường kẻ 
dọc tương tự được tính như vậy. Ở giữa 2 dòng kẻ( đường kẻ) là 1 ô li được 
tính theo chiều cao ( chiều rộng) và đơn vị gọi là ô li nhỏ. Cách xác định tọa độ 
phải dựa vào đường kẻ dọc, dòng kẻ ngang, các ô li làm định hướng. Đây là trong 
những điều kiện để dạy chữ viết thành một quá trình được thực hiện lần lượt bởi 
các thao tác mà hành vi ngòi bút đi qua. Qua quy ước này giáo viên phân tích cách 
viết để viết các con chữ, hướng dẫn các em xác định điểm đặt bút (điểm bắt đầu), 
xác định điểm kết thúc, độ cao, rộng của các con chữ.
 Ví dụ: Hướng dẫn viết nét khuyết trên được hướng dẫn như sau: Điểm đặt bút( 
điểm bắt đầu) từ dòng kẻ ngang thứ hai, trước đường kẻ dọc thứ nhất nửa ô li 
nhỏ, đưa bút lên dòng kẻ ngang thứ ba (ngay tại vị trí dòng kẻ ngang thứ ba cắt 
với đường kẻ dọc thứ nhất) đi qua rộng 1 ô li lên đến dòng kẻ ngang thứ ba cắt 
với đường kẻ dọc thứ nhất và kéo xuống theo đường kẻ dọc thứ nhất đến điểm kết 
thúc là dòng kẻ ngang thứ nhất.
 Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: Nét khuyết trên cao mấy ô li và rộng mấy 
ô? (cao 5 ô và rộng 1 ô). Lưu ý: Cần lưu ý ở đây là tất cả các con chữ có nét móc 
hoặc nét xiên chiều rộng của nó không tính vào nhằm để học sinh xác định được 
chiều rộng ô li một cách dễ dàng.
 +Dạy học sinh luyện chữ theo nhóm chữ có chung cấu tạo về nét, độ cao.
 Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mỗi quan hệ về cách viết các chữ, sau khi 
học xong các âm (chữ cái) giáo viên cần phải phân nhóm chung để luyện tập cho 
học sinh
 Nhóm1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x.Trọng tâm 
rèn luyện là nét cong . Đây là nhóm chữ khó viết đẹp vì rất dễ méo, khó tròn , trên 
to dưới nhỏ.Trong nhóm chữ này cần xác định tọa độ dựa vào đường kẻ, điểm 
giữa của lưng nét cong phải đặt cân bằng chính giữa đường kẻ (tức là điểm gặp Tay phải cầm bút, tay trái giữ vở, hai chân để song song thoải mái.”
Để học sinh viết nhanh, tôi hướng dẫn học sinh cách lia bút, viết liền mạch, các 
nét nối giữa các con chữ
Ví dụ: Để viết con chữ a,học sinh viết con chữ o sau đó không nhấc bút mà viết 
luôn nét móc ngược.
Ví dụ: Để viết ng,học sinh viếtcon chữ n không dừng bút, nhấc bút để viết g 
mà đẩy tiếp và viết nét cong trái tạo nét cong kín, tiếp đến lia bút để viết nét khuyết 
dưới..
Ví dụ: Để viết chữ ngang,học sinh viếtcon chữ n không dừng bút, nhấc 
bút để viết g mà đẩy tiếp và viết nét cong trái tạo nét cong kín, tiếp đến lia bút để 
viết nét khuyết dưới để tạo con chữ g, cũng không nhấc bút mà lia bút lên để tạo 
nét cong tròn khép kín của con chữ a, tiếp tục không nhấc bút, viết tiếp con chữ 
n, nối con chữ g. Cách viết không nhấc bút, viết liền mạch không chỉ giúp học 
sinh viết nhanh mà còn tạo ra các nét đậm của các nét bút đưa xuống, nét cong 
trái trong một số con chữ trong chữ vì các nét cong đó được viết hai lần.
+ Các phương pháp giảngdạy:
Trong quá trình dạy học bản thân tôi đã áp dụng những phương pháp dạy học sau:
 Phương pháp trực quan:
 Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kết 
hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích 
hình dáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau 
của chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương 
đồng.
Chữ viết mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết.Đây là điều kiện đầu 
tiên để các em viết đúng. Có các hình thức chữ mẫu: chữ mẫu in sẵn, chữ phóng 
to trên bảng hoặc trên máy chiếu hắt, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu 
Tiêu chuẩn cơ bản của chữ mẫu là phải đúng mẫu quy định, rõ ràng và đẹp.
Chữ mẫu có tác dụng:
 + Chữ mẫu phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu sẽ giúp học sinh dễ quan 
sát, từ đó tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng và các nét chữ cơ bản, cấu 
tạo chữ cái cần viết trong bài học. Luyện viết trong vở tập viết: Muốn cho học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập 
viết, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng viết của từng 
bài (chữ mẫu, các dấu chỉ khoảng cách giữa các chữ, dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự 
viết nét) giúp các em viết đủ, viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết.
 Luyện viết trong vở ở ô li: Giáo viên cần viết mẫu cho toàn bộ học sinh trong 
vở cho đến khi học hết phần âm ( chữ cái). Sau khi chuyển sang phần học vần , 
tiếng, từ giáo viên có thể chọn 1 số em viết chưa đẹp để viết mẫu( nếu lớp quá 
đông)
 Rèn nếp viết chữ rõ ràng sạch đẹp:
Sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng ở tất cả các môn học là cần thiết.Có 
như thế, việc luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ và thường xuyên.Việc 
làm này yêu cầu người giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần 
có sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề - mến trẻ.
* Đổi mới phương pháp dạy học:
 Muốn cải tiến quy trình dạy tập viết, điều không thể thiếu được là phải đổi 
mới phương pháp dạy học, tiết tập viết càng cần phải tạo điều kiện để học sinh 
chủ động tiếp nhận kiến thức (tự quan sát, nhận xét, ghi nhớ), tự giác luyện tập và 
rút kinh nghiệm qua thực hành luyện viết dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Có 
thể thực hiện những yêu cầu trên theo quy trình tiết tập viết như sau:
A. Khởi động: 
- Trong phần khởi động của giờ tập viết, học sinh viết bảng con (1 - 2 em viết 
bảng lớp) chữ cái và từ ứng dụng ngắn gọn ở bài trước. Giáo viên hướng dẫn chữa 
bài trên bảng (dùng phấn màu sửa chữ viết sai hoặc chưa đúng mẫu), sau đó gợi 
ý để học sinh tự sửa chữ đã viết trên bảng con và giáo viên kiểm tra, uốn nắn thêm 
(chú ý động viên kịp thời những học sinh viết đẹp tiến bộ.
 B. Bài mới:
1- Giới thiệu bài: - Nêu nội dung và yêu cầu tiết dạy.
2- Hướng dẫn học sinh viết chữ:
- Giáo viên đưa chữ mẫu cho học sinh quan sát.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận biết, so sánh: Chữ gì? Gồm mấy nét? Nét nào 
đã học, giống chữ nào đã học, phần nào khác? (Có thể cho học sinh chỉ vào chữ 
mẫu trên bảng)
- Giáo viên hướng dẫn quy trình viết chữ: - Viết vở rèn chữ viết ( mẫu in sẵn)
 Bên cạnh những biện pháp tôi nêu trên, trong quá trình rèn học sinh viết đúng, 
viết đẹp tôi còn chú ý một số thủ thuật nhỏ nhưng mang lại hiệu quả lớn như sau:
Thay đổi giọng đọc.
Học sinh lớp 1, khi viết chính tả học sinh chủ yếu là tập chép. nhưng mỗi lần kiểm 
tra định kì (trong học kì II) học sinh đều phải nghe viết. Hơn nữa, trong các buổi 
học, đặc biệt giờ chính tả học sinh chỉ quen nghe giọng đọc của giáo viên chủ 
nhiệm, do đó trong các đợt kiểm tra định kì, giáo viên khác vào lớp đọc chính tả 
cho các em, các em không quen giọng đọc đó , do vậy các em sẽ mắc lỗi chính tả 
nhiều hơn. Để khắc phục tình trạng nay, tôi đã có hình thức tổ chức dạy học như 
sau:
+ Đến giờ chính tả nghe – viết, chủ yếu là giờ luyện tiếng việt tôi cùng với giáo 
viên trong khối, tổ đổi lớp cho nhau để đọc chính tả cho học sinh viết, học sinh 
viết song chính tả giáo viên trở về lớp của mình.
+ Cũng trong một số giờ học tiếng việt, giáo viên đưa ra một số từ, câu. Sau đó, 
giáo viên gọi một học sinh có kỹ năng đọc tốt lên đọc cho cả lớp viết.
Với hình thức như vậy, học sinh được nghe nhiều giọng đọc khác nhau, học sinh 
làm quen với các giọng đọc, lúc đó học sinh sẽ không bỡ ngỡ với những giọng 
đọc không quen.
Tổ chức “Đôi bạn giúp nhau tiến bộ” .
Ngoài ra, trong giờ học tôi còn tổ chức cho học sinh “đôi bạn giúp nhau tiến bộ” 
đối với học sinh của lớp. cụ thể:
+ Những học sinh đọc – viết đúng l- n hoặc ch – tr,sẽ giúp đỡ bạn còn đọc, viết 
sai ( nếu ở gần nhà nhau càng tốt ).
+ Học sinh viết chữ đẹp sẽ giúp bạn còn viết sai nét, sai chính tả.
Để việc thực hiện có hiệu quả, giáo viên chủ động xếp học sinh có nhận thức 
nhanh ngồi gần học sinh có nhận thức chưa nhanh để học sinh giúp nhau tự sửa 
khi nói, khi viết cho nhau và cả khi trò chuyện cùng nhau hay lúc ra chơi. Xưa có 
câu “Học thày không tày học bạn” và “Thua thày một vạn không bằng thua 
bạn một ly”. Chính vì vậy, khi giáo viên giúp học sinh hiểu rõ điều này trong học 
tập thì việc tổ chức cho học sinh cùng nhau học hỏi, cùng nhau thi đua, rèn luyện 
đó là việc làm tốt, nên làm. sau từng tuần, từng tháng, giáo viên tổng kết, tuyên 
dương từng em, từng “đôi bạn”. Nhận xét mang tính khuyến khích, động viên các 
em là chính.
*Tư thế ngồi của học sinh.
Trước khi viết giáo viên chỉ cần nhắc học sinh đọc tư thế ngồi viết : ( đã nêu ở 
trên). 
* Cách cầm bút, tay viết. 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_r.docx