Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng Chính tả cho học sinh Lớp 1

docx 37 trang sklop1 28/01/2024 2690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng Chính tả cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng Chính tả cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng Chính tả cho học sinh Lớp 1
 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ
 TRƯỜNG TIỂU HỌC TẢN HỒNG
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG
VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 1
 Môn/Lĩnh vực : Tiếng Việt
 Cấp học : Tiểu học
 Tên Tác giả : Phương Thị Thúy Hường
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tản Hồng
 Chức vụ : Giáo viên
 NĂM HỌC 2022- 2023 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 (Ban hành kèm theo Thông tư số 18/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ 
 Khoa học và Công nghệ)
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: - Hội đồng xét, công nhận sáng kiến trường Tiểu học Tản Hồng
 - Hội đồng xét, công nhận sáng kiến phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Vì
 Ngày tháng Nơi công Chức Trình độ 
 Họ và tên Tên sáng kiến
 năm sinh tác danh chuyên môn
 “Một số biện pháp nâng 
 Tiểu học 
Phương Thị Thúy Hường 27/12/1998 Giáo viên ĐH cao kĩ năng viết đúng 
 Tản Hồng
 chính tả cho học sinh lớp 
 1.”
 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Việt
 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn): 
 01/01/2023
 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 
 3.1. Tình trạng giải pháp sáng kiến đã biết: 
 Trong các hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học hiện nay, thì việc dạy học 
 chính tả đang là vấn đề quan tâm của rất nhiều người. Song kết quả học sinh viết chính tả chưa đáp 
 ứng được yêu cầu kỹ năng hình thành giao tiếp. Một số học sinh còn nói ngọng, viết sai chính tả, mắc 
 nhiều lỗi chính tả thông thường gây hiểu nhầm cho người cùng giao tiếp. Các em thường đổ lỗi là do 
 vùng miền, thói quen hay bẩm sinh. Tuy nhiên, trong thực tế cũng một phần lỗi do các nhà sư phạm, 
 nhiều giáo viên vẫn chưa vận dụng nhuần nhuyễn việc hình hành kỹ năng viết đúng chính tả cho học 
 sinh, quá trình dạy học còn mang nặng lối truyền thống thầy giảng học sinh nghe mà không có sự tác 
 động qua lại giữa thầy và trò.
 Do đó người giáo viên cần phải không ngừng tìm tòi khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, 
 vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các giờ học sao cho phù hợp với từng 
 kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh một hướng tư duy chủ động, sáng tạo. Giáo 
 viên phải có sự học tập, sự say mê cùng với lòng quyết tâm cao mới có thể đạt được yêu cầu của 
 công việc.Vì vậy, với chuyên đề này tôi đưa ra những suy nghĩ của mình với mong muốn, góp phần 
 trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ. Đó cũng là nội dung, mục đích hướng 
 tới của sáng kiến kinh nghiệm này.
 b. Tính cải tiến, sáng tạo để khắc phục nhược điểm của giải pháp đã biết
 Các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tiếng Việt ở lớp 1D Trường TH Tản Hồng đã trình bày 
 ở trên giúp các em không những nắm vững được kiến thức, thực hiện viết bài đúng chính tả mà còn 
 giúp các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, mạnh dạn hơn,có chất lượng hơn. UBND HUYỆN BA VÌ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Đơn vị:Tiểu học Tản Hồng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BIÊN BẢN XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TRƯỜNG
Tác giả : PHƯƠNG THỊ THÚY HƯỜNG
Đơn vị : Tiểu học Tản Hồng
Tên SKKN : “Một số biện pháp nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1.”
Môn (hoặc Lĩnh vực): Tiếng Việt ( Chính tả)
 Điểm 
 Biểu 
TT Nội dung được Nhận xét
 điểm
 đánh giá
 I Điểm hình thức (2 điểm)
 Trình bày đúng quy định về thể 
 thức văn bản (kiểu chữ, cỡ chữ, dãn 1
 dòng, căn lề)
 Kết cấu hợp lý: Gồm 3 phần chính 
 (đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết 1 
 luận và khuyến nghị) 
 II Điểm nội dung (18 điểm)
 1 Đặt vấn đề (2 điểm)
 Nêu lý do chọn vấn đề mang tính 1
 cấp thiết 
 Nói rõ thời gian, đối tượng, phạm vi 1
 nghiên cứu
 2 Giải quyết vấn đề (14 điểm)
 Tên SKKN, tên các giải pháp phù 
 1
 hợp với nội hàm ..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
 Xếp loại :...............
 Xếp loại A: Từ 17 đến 20 điểm
 Xếp loại B : Từ 14 đến <17 điểm
 Xếp loại C : Từ 10 đến <14 điểm
 Không xếp loại: < 10 điểm 
 ., ngày tháng năm 2023
Người chấm 1 Người chấm 2 HIỆU TRƯỞNG
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
 (Mẫu 2) Điểm 
 Biểu 
TT Nội dung được Nhận xét
 điểm
 đánh giá
 Nêu rõ cách làm cũ, phân tích 
 nhược điểm. Có số liệu khảo sát 3
 trước khi thực hiện giải pháp
 Nêu cách làm mới thể hiện tính 
 sáng tạo, hiệu quả. Có ví dụ và minh 
 7
 chứng tường minh cho hiệu quả của 
 các giải pháp mới
 Có tính mới, phù hợp với thực tiễn 
 của đơn vị và đối tượng nghiên cứu, 1
 áp dụng
 Có tính ứng dụng, có thể áp dụng 
 1
 được ở nhiều đơn vị.
 Nội dung đảm bảo tính khoa học, 
 1
 chính xác
 3 Kết luận và khuyến nghị (2 điểm)
 Có bảng so sánh đối chiếu số liệu 
 trước và sau khi thực hiện các giải 1
 pháp
 Khẳng định được hiệu quả mà SKKN 
 0.5
 mang lại.
 Khuyến nghị và đề xuất với các cấp 
 quản lý về các vấn đề có liên quan 0.5
 đến việc áp dụng và phổ biến SKKN
 TỔNG ĐIỂM
Đánh giá chung (Ghi tóm tắt những đánh giá chính):
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................... MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
 PHẦN II: NỘI DUNG 3
Chương I. Cơ sở khoa học của việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả 3
cho học sinh lớp 1
1. Cơ sở lí luận 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản 3
1.2. Cơ sở khoa học của rèn kỹ năng viết đúng chính tả lớp 1 3
2. Cơ sở thực tiễn của rèn kỹ năng viết đúng chính tả lớp 1 5
2.1. Thực trạng viết sai lỗi chính tả của học sinh lớp 1 5
2.2. Nguyên nhân viết sai lỗi chính tả của học sinh lớp 1 6
Chương II. Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng viết đúng 8
chính tả cho học sinh lớp 1 
1. Biện pháp 1: Rèn phát âm chuẩn cho học sinh 8
2. Biện pháp 2: Sử dụng linh hoạt hệ thống bài tập nhằm nâng cao kĩ 9
năng viết đúng chính tả
3. Biện pháp 3: Tổ chức đa dạng các hình thức học tập tạo hứng thú 11
cho học sinh
4. Biện pháp 4: Giúp học sinh viết đúng chính tả khi chữa bài 18
5. Biện pháp 5: Tăng cường khen thưởng, động viên sự tiến bộ của 19
học sinh
Chương III. Kết quả thu được 20
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 21
1. Kết luận 21
2. Khuyến nghị 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
MINH CHỨNG 2
 Để khắc phục tình trạng trên và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp 
dạy học Phân môn Chính tả, tôi nhận thấy cần xây dựng các biện pháp nhằm 
nâng cao kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh. Xuất phát từ những lí do trên, 
tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả 
cho học sinh lớp 1”.
 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
 - Tìm hiểu thực trạng việc giảng dạy Phân môn Chính tả cho học sinh lớp 1.
 - Xây dựng các biện pháp cụ thể giúp giáo viên lớp 1 rèn đúng chính tả cho học sinh.
 - Nghiên cứu áp dụng các biện pháp mới giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả.
 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 - Các biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1.
 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2022- 2023
 - Địa bàn nghiên cứu: HS lớp 1D – Trường Tiểu học Tản Hồng.
 - Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp nhằm 
nâng cao kỹ năng viết đúng chính tả cho HS lớp 1 ở trường Tiểu học Tản Hồng– 
nơi tôi đang công tác.
 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
 - Phân tích tổng hợp các tài liệu.
 - Phân loại các tài liệu.
 - Phương pháp so sánh.
 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
 - Phương pháp điều tra. 
 - Phương pháp đàm thoại. 
 - Phương pháp thực nghiệm.
 5.3. Phương pháp hỗ trợ: 
 - Phương pháp thống kê toán học. 4
đó việc lựa chọn chữ âm – tiết làm đơn vị để dạy trong quá trình dạy tiếng Việt 
nói chung, dạy chính tả nói riêng, cần được coi là vấn đề hiển nhiên và rõ ràng.
 Chữ Quốc ngữ được xây dựng trên cơ sở của bộ chữ cái La tinh gồm 26 kí 
hiệu cơ bản. Mỗi kí hiệu biểu hiện một âm vị tương ứng trong ngôn ngữ. Vì thế, 
chữ viết tiếng Việt là một chữ được ghi âm tương đối hợp lí. Ở cấp độ âm tiết, 
nói chung có sự đối ứng một – một giữa âm và chữ – “phát âm thế nào thì viết 
thế ấy”. Đối với người Việt Nam, có một số lượng lớn âm tiết mà ai cũng có thể 
viết đúng chính tả dễ dàng. Như vậy, về cơ bản, chính tả tiếng Việt là chính tả 
ngữ âm giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Trong giờ chính tả, học 
sinh sẽ xác định được cách viết đúng (đúng chính tả) bằng việc tiếp nhận chính 
xác âm thanh. 
 Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm nhưng trong thực tế muốn viết 
đúng chính tả, việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa từ là một trong 
những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả. Vì vậy, việc đặt một hình thức 
ngữ âm nào đó trong từ (mỗi từ gắn với một nghĩa xác định) sẽ giúp học sinh dễ 
dàng viết đúng chính tả. 
 b. Cơ sở tâm lí học 
 Viết chữ và viết đúng không chỉ là những vận động cơ bắp mà còn là 
những thao tác trí óc của người viết. Kỹ năng chính tả bao gồm các cử động phối 
hợp thuần thục của ngón tay, bàn tay, cổ tay, cánh tay để sử dụng bút thực hiện 
đúng các chữ, đảm bảo sự khu biệt và tốc độ viết chữ nhanh. Mức độ thông thạo 
của chính tả thể hiện ở việc viết đúng các chữ cái ở mọi vị trí cần thiết của chúng, 
phụ thuộc vào hoạt động cơ bắp và thần kinh của cơ thể trực tiếp tham gia hoạt 
động viết. Học sinh Tiểu học thường có trí nhớ chủ định và không chủ định đang 
phát triển. Ở lứa tuổi của học sinh lớp 1 ghi nhớ không chủ định giữ vai trò quan 
trọng, các em thường học thuộc bài một cách máy móc theo tài liệu (đúng từng 
câu, từng chữ). Sự chú ý vẫn còn gắn với một động cơ ngắn, chẳng hạn: siêng 
phát biểu để được cô khen, để được bố mẹ thưởng Sự chú ý của các em còn 
chưa bền vững do quá trình ức chế còn yếu. Vì vậy, các em không thể tập trung 
chú ý lâu vào công việc mà dễ bị phân tán. Sự chú ý tốt nhất của học sinh lớp 1 
chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Vì thế trong quá trình dạy học Tiếng Việt nói 
chung và quá trình dạy học Chính tả nói riêng, giáo viên cần đa dạng hoá các 
phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học nhằm duy trì sự chú ý và hứng thú 
học tập của học sinh. Ngoài ra, xét về mặt sinh lý, trạng thái chú ý của các em học 
sinh bị quy định ở chỗ trên bán cầu đại não xuất hiện một trung tâm kích thích 
hưng phấn của các tế bào thần kinh. Đặc biệt trong hoạt động học tập, việc tạo ra 
các hưng phấn đó cho học sinh là điều kiện đảm bảo cho giảng dạy. Trạng thái 
chú ý được xuất hiện và được duy trì nhờ hứng thú của học sinh đối với công việc 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_ki_nang_viet.docx