Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong sinh hoạt Tổ ở trường Tiểu học

doc 12 trang sklop1 26/02/2024 2620
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong sinh hoạt Tổ ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong sinh hoạt Tổ ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong sinh hoạt Tổ ở trường Tiểu học
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 Mã số:
 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên 
môn trong sinh hoạt Tổ ở trường tiểu học
 2. Lĩnh vực áp dụng: Quản lý giáo dục
 3. Mô tả bản chất của sáng kiến
 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
 3.1.1. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp
 - Trường có năm tổ trưởng chuyên môn (từ tổ khối 1 đến tổ khối 5), số 
thành viên trong mỗi tổ tương đối đồng đều, có từ 5 đến 6 thành viên;
 - Các thành viên trong tổ khối thường không ổn định, có thay đổi hàng 
năm, do vậy về chuyên môn của giáo viên cũng có phần hạn chế. Một số giáo 
viên còn hạn chế bề dày kinh nghiệm giảng dạy ở khối lớp đang phụ trách;
 - Một trăm phần trăm giáo viên đạt chuẩn về chuyên môn nhưng còn một 
số ít chưa có ý thức phấn đấu tự học để nâng cao kinh nghiệm giảng dạy; ý thức 
chưa cao trong việc xây dựng tập thể tổ vững mạnh. Chưa phát huy hết vai trò 
của mỗi cá nhân trong hoạt động của tổ;
 - Tổ trưởng chưa phát huy vai trò của mình, còn “thiên vị” một vài thành 
viên trong tổ;
 - Phát triển đội ngũ nhà giáo để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào 
tạo là hết sức cần thiết. Trong trường học, việc xây dựng tổ khối chuyên môn 
vũng mạnh nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học và từng bước nâng cao 
ý thức công tác, tay nghề của giáo viên. Phát huy vai trò của tổ trưởng là một 
yêu cầu cấp bách trong giai đoạn đổi mới và nâng cao chất lượng trong sinh hoạt 
tổ chuyên môn hiện nay.
 3.1.2 Ưu điểm của giải pháp cũ
 1 hoạt động của các tổ chuyên môn, cán bộ quản lý chuyên môn phải chú trọng 
đến việc nâng cao chất lượng hoạt động của tổ. Tìm các biện pháp nhằm phát 
huy vai trò, nhiệm vụ của từng thành viên trong tổ chuyên môn nhất là người tổ 
trưởng, phấn đấu đạt nhiều thành tích của bản thân và góp phần xây dựng khối 
đoàn kết vững mạnh, thúc đẩy chất lượng giáo dục đạt kết quả cao hơn. 
 3.2.2. Nội dung các giải pháp
 3.2.2.1. Những tính mới, sự khác biệt của giải pháp so giải pháp cũ
 Nghiên cứu tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ 
chuyên môn cụ thể và thiết thực sẽ:
 - Là cơ sở để tổ chuyên môn định hướng được bước đi trong năm học một 
cách có hệ thống;
 - Là động lực thu hút được sự nhiệt tình tham gia hội họp với ý muốn của 
mỗi thành viên là nâng cao tay nghề, có tầm hiểu biết bao quát hơn;
 - Giúp tổ trưởng chuyên môn tự tin, nhẹ nhàng và bản lĩnh hơn để thực 
hiện tốt các công việc;
 - Giúp các thành viên trong tổ phối hợp chặt chẽ với nhau trong giảng 
dạy, giáo dục học sinh; thật sự đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong công 
tác và cuộc sống; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
 3.2.2.2 Cách thức và các bước thực hiện các giải pháp
 - Tìm hiểu, nắm chắt tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt
 Đầu năm, Hiệu trưởng phân công tôi phụ trách chuyên môn. Tôi tiếp tục 
tìm hiểu, cập nhật thêm thông tin về giáo viên: quá trình đào tạo, năng lực, trình 
độ chuyên môn, hoàn cảnh gia đình, sở trường nguyện vọng Tôi còn xem lại 
hồ sơ ghi nhận các hạn chế về soạn giảng, hồ sơ tổ, phiếu quan sát các tiết 
dạy; lắng nghe và phân tích dư luận về chất lượng các công việc. Từ đó tôi 
nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt một cách khách quan, khoa 
học, cụ thể;
 Trong quá trình tìm hiểu, ngoài giáo viên thuộc nhóm tích cực (ủng hộ 
lãnh đạo, hòa đồng với mọi người), tôi đặc biệt quan tâm những giáo viên nhóm 
trung gian (không mặn mà, không chống đối) và giáo viên lớn tuổi  để có biện 
pháp quản lý cho phù hợp.
 3 Tôi tiếp tục động viên được 06 giáo viên đang theo học nâng chuẩn về 
chuyên môn (5 Đại học, 1 Thạc sĩ). Đề xuất việc đưa giáo viên dự nguồn cán bộ 
quản lý học tập về quản lý trường học, trung cấp lý luận chính trị - hành chính (1 
GV tham gia lớp TCLLCT-HC), lớp Thanh tra viên
 Trong quá trình học tập người giáo viên sẽ được cập nhật hóa về trình độ 
chuyên môn, tin học, ngoại ngữ;  được rèn luyện kỹ năng thực tiễn, những 
phương pháp, hình thức tổ chức mới trong dạy học, biết sử dụng các thiết bị 
công nghệ hiện đại, biết tìm kiếm những kiến thức trên mạng để giảng dạy cho 
tốt hơn. Tìm hiểu, nắm bắt các kiến thức về quản lý, lý luận-hành chính, thanh 
tra; các vấn đề đất nước ta đang phát triển và hội nhập quốc tế  sẽ có nhiều 
thuận lợi, vận dụng tốt trong giảng dạy và khi được bổ nhiệm là cán bộ quản lý.
 Ngoài tham gia việc học trên, trường còn quy định giáo viên tham dự, ghi 
chép đầy đủ các chuyên đề do trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các 
đợt thao giảng trong cụm chuyên môn, thao giảng cấp huyện.
 Các buổi họp, tôi luôn thường xuyên động viên giáo viên về học tập trên 
tinh thần: toàn thể giáo viên đều phải tham gia học tập, đăng ký các lớp học 
nâng chuẩn; coi tự học - tự bồi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng, xây dựng tổ 
chuyên môn thành đơn vị tự học, tự bồi dưỡng.
 Theo tôi, những nội dung tự học - tự bồi dưỡng mà giáo viên tiểu học cần 
thường xuyên thực hiện là: Tự học bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch của 
trường; kiến thức chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động dạy học; tìm 
hiểu đất nước ta trong thời kỳ hội nhập quốc tế; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối 
sống, phẩm chất nhà giáo; đặc biệt là tiếp tục học tập tư tưởng, đạo đức, phong 
cách Hồ Chí Minh; gắn bó với nhân dân; đoàn kết xây dựng Đảng trong sạch 
vững mạnh.
 - Tăng cường việc dự giờ, thao giảng ở trường
 Trong xây dựng kế hoạch chuyên môn năm học, tôi lên kế hoạch dự giờ, 
thao giảng giao cho từng cá nhân đăng ký thực hiện tiết dạy, trong quá trình 
giảng dạy chưa thực sự an tâm, tổ cùng nhau phân công cùng soạn sau đó cá 
nhân thực hiện tiết dạy.
 Sau các tiết dạy, ngoài việc tìm hiểu quá trình tiếp thu kiến thức theo suy 
ngẫm của mỗi người, tôi thường quan tâm việc giáo viên thực hiện dạy phân hóa 
học sinh, việc phân bổ thời gian các hoạt động, việc soạn dạy các nội dung thế 
 5 Phải biết cách tổ chức một buổi họp từ hình thức đến nội dung. Trong mỗi buổi 
họp, tổ trưởng phải chủ động nêu lên những vấn đề bức xúc, khó khăn mà tổ còn 
vướng mắc hay những mặt còn hạn chế để cùng các thành viên bàn bạc, tìm ra 
hướng khắc phục kịp thời.
 Tôi còn tư vấn cho tổ trưởng: với mỗi nội dung cần bàn, phải gợi mở cho 
từng thành viên mạnh dạn nêu ý kiến để đi đến thống nhất. Tổ phải bàn sâu về 
chuyên môn như: thảo luận đưa ra các phương pháp dạy các môn học, tiết học 
khó; thảo luận các nội dung dạy lồng ghép để soạn bài tổ rút kinh nghiệm về 
thực hiện chương trình (tiến độ, thuận lợi, khó khăn); về việc dự giờ, thăm lớp, 
tổ chức chuyên đề; tìm nguyên nhân và biện pháp giúp học sinh yếu; việc sử 
dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy, đổi mới phương pháp dạy học, việc 
lồng ghép các nội dung, sử dụng giáo án có ứng dụng công nghệ thông tin; các 
ưu điểm, nhược điểm, hướng khắc phục
 Tôi còn yêu cầu tổ trưởng bàn bạc việc soạn giảng trong tổ: soạn đủ các 
môn học (theo nhiệm vụ được phân công); thực hiện đổi mới phương pháp, sử 
dụng hiệu quả đồ dùng dạy học; tìm cách giải quyết các vấn đề khó nảy sinh 
trong soạn giảng (nhất là các bài có nội dung lồng ghép); thống nhất các nội 
dung lồng ghép, tìm phương pháp dạy học các bài khó trong tuần, trong tháng, 
dạy phân hóa đối tượng học sinh
 Tôi thường yêu cầu tổ trưởng nghiên cứu trước các văn bản chỉ đạo 
chuyên môn của các cấp (nhất là các công văn mới và công văn chỉ đạo về 
chuyên môn), có dự kiến trước và bàn biện pháp thực hiện; thảo luận các vấn đề 
nổi bật về chuyên môn, về các công việc của trường trong phiên họp.
 Việc phối hợp giáo dục học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ 
môn (cả với gia đình) là rất quan trọng. Tôi tư vấn với tổ trưởng phải có kế 
hoạch phối hợp với giáo viên bộ môn để theo dõi, kiểm tra, trao đổi việc học tập 
của học sinh từng lớp trong khối. Đối với việc bồi dưỡng những học sinh mũi 
nhọn, giáo viên bộ môn và chủ nhiệm phải thường xuyên liên hệ nhau để cùng 
sắp xếp, hỗ trợ, tạo điều kiện phù hợp và thuận lợi nhất cho các em được bồi 
dưỡng, để học sinh vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trên lớp vừa đạt kết quả 
cao trong các kỳ thi.
 Trong năm, tiếp tục thực hiện đánh giá học sinh tiểu học là Thông tư 
30/TT/2014-BGD&Đt ngày 28/8/2014 kèm theo Thông tư số 
 7 có chế độ hỗ trợ cho giáo viên luyện học sinh đạt giải qua các kỳ thi giải toán, 
Tiếng Anh qua Internet, thi tin học trẻ cấp huyện, cấp tỉnh.
 Ngoài ra, tôi đã phối hợp chặt chẽ với Công đoàn tổ chức thăm viếng khi 
gia đình giáo viên gặp khó khăn, hữu sự.
 - Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động sư phạm
 Trong kế hoạch chuyên môn năm học, tôi đã xây dựng nội dung kiểm tra 
hoạt động sư phạm, cụ thể: kiểm tra đánh giá việc thực hiện nội dung, chương 
trình, kế hoạch dạy học, việc soạn giảng; kiểm tra đánh giá kết quả học tập của 
học sinh
 Từng nội dung kiểm tra, tôi lên kế hoạch trong tháng, tuần và theo sự chỉ 
đạo của Hiệu trưởng. Hoạt động kiểm tra, đánh giá được tổ chức càng chu đáo, 
công phu, càng đạt hiệu quả cao. Qua mỗi lần kiểm tra, tôi điều ghi nhận những 
ưu điểm, hạn chế của từng giáo viên để trao đổi riêng và rút kinh nghiệm chung 
qua các lần họp chuyên môn. Tôi vừa động viên cá nhân và tập thể làm tốt, vừa 
đưa được các biện pháp để chỉnh sửa những hạn chế, tạo động lực cho học sinh 
phát triển.
 Hàng tháng, trong các lần họp chuyên môn, tôi thông báo thời gian thực 
hiện chương trình trong các tuần trong tháng; yêu cầu tổ trưởng chuyên môn 
kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình. Còn Ban giám hiệu kiểm tra chương 
trình của giáo viên qua các lần kiểm tra toàn diện, chuyên đề,
 Khi duyệt các loại hồ sơ, sổ sách của giáo viên, hồ sơ tổ, tôi đã hướng 
dẫn, tư vấn cho cá nhân, tổ trưởng hoàn thiện hơn về nội dung và phù hợp theo 
quy định. Ngoài ra, tôi còn kiểm tra giáo viên việc thực hiện công văn và quy 
định về chuyên môn; nhất là những nội dung cần tiếp tục thực hiện như: Phương 
pháp bàn tay nặn bột, các kỹ thuật dạy học, việc lồng ghép giáo dục ứng phó với 
biến đổi khí hậu, giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo, về giáo dục an 
toàn giao thông, việc học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,  
 Theo công văn 5842/BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn số 
1310/SGD&ĐT-GDTH của Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre về điều chỉnh nội 
dung dạy học ở tiểu học và một số công văn chuyên môn khác, tôi tiếp tục kiểm 
tra giáo án để xem có bổ sung, điều chỉnh về các nội dung quy định hay không; 
về mục tiêu, thời gian hoặc tựa bài khi nội dung thay đổi; việc soạn các nội dung 
thế các tiết dạy, các nội dung lồng ghép
 9 - Hội thi Olympic Tiếng Anh cấp huyện đạt 6 giải; 
 - Hội thi Tin học trẻ cấp huyện đạt 2 giải khuyến khích.
 Kết quả giáo viên và tập thề đạt được trong năm học 2015-2016
 - Giáo viên giỏi cấp trường 21/28 - 75, 0 %
 - Giáo viên dạy giỏi cấp huyện đạt 11/28 - 39,3 % 
 - Lao động Tiên tiến đạt 35/35 - 100%
 - Chiến sĩ thi đua cơ sở đạt 5/35 - 14,3 %
 - Bằng khen UBND tỉnh đạt 5/35 - 14,3 %
 - Trường đạt tập thể Lao động Tiên tiến.
 Năm học 2016 - 2017
 * Học sinh
 - Hội thi kiến thức An toàn giao thông đạt giải ba cụm.
 - Thi Olympic Tiếng Anh: 6 
 - Thi giải toán Tiếng Anh cấp huyện 32.
 - Thi giải toán Tiếng Việt cấp huyện 19.
 * Giáo viên
 - Giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt 21/28 - 75,0 %
 - Giáo viên dạy giỏi cấp huyện đạt 12/27 - 42,9 % 
 - Đăng ký Lao động Tiên tiến đầu năm 100% (dự kiến đạt 100%)
 - Chiến sĩ thi đua cơ sở đăng ký đầu năm 11/28 (dự kiến đạt)
 - Trường đăng ký tập thể Lao động Xuất sắc (dự kiến đạt).
 Hồ sơ, sổ sách của 5 tổ và giáo viên đạt tốt; tất cả các tổ thực hiện tốt việc 
dự giờ thao giảng theo hướng đổi mới (nghiên cứu bài học); đạt kết quả thiết 
thực.
 Các thành viên mỗi tổ đã gắn bó, giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ trong công 
tác. Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy, có ý thức 
phấn đấu vươn lên; luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ.
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc