Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm Lớp 1

doc 31 trang sklop1 08/02/2024 2151
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm Lớp 1
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH TRÌ
 TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN NINH
 ------------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HỌC SINH 
 TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
 Cấp: Tiểu học
 Tác giả: Lý Vân Anh
 Chức vụ: Giáo viên cơ bản
 Năm học 2020-2021
 0/30 PHẦN I
 ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận:
 Như chúng ta đã biết, trẻ em là một thành viên của xã hội và là một thành 
viên vô cùng quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trẻ em hôm 
nay là thế giới ngày mai”. Chính vì vậy, việc giáo dục trẻ em cũng có một vị trí 
quan trọng không kém. Nó đòi hỏi người lớn phải có một phương pháp thích 
hợp, phải theo nguyên tắc “Trẻ em không phải là hình ảnh thu nhỏ của người lớn 
mà trẻ em là trẻ em”. Trẻ em phải có suy nghĩ riêng, có tiếng nói riêng. Để hài 
hòa giữa quyền của trẻ em trong xã hội hiện đại và sự giáo dục truyền thống, đòi 
hỏi người giáo viên phải giáo dục các em có tính tự giác cao và phải thiết lập 
mối quan hệ hai chiều giữa gia đình và nhà trường một cách chặt chẽ. Bởi các 
em có tự giác, mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường có chặt chẽ thì giáo viên 
mới có thể để các em thực hiện đầy đủ quyền của các em trên cơ sở hiểu được 
học sinh mình. Cũng như gia đình mới có thể hiểu thêm về tính cách con em 
mình trong mối quan hệ với thầy cô, bạn bè và những biểu hiện, việc làm khác 
của các em khi ở trường, trên đường từ nhà tới trường, từ trường về nhà. Xuất 
phát từ những suy nghĩ đó, sau 10 năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã đúc kết 
được một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm – nội dung mà tôi muốn nói 
tới trong đề tài này.
2. Cơ sở thực tế
 Thời xa xưa trẻ em phải tự lao động kiếm sống khi còn rất bé và cha mẹ 
nuôi con theo kiểu “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”. Ngày nay, khi xã hội văn minh, 
kinh tế ngày càng phát triển thì sự quan tâm đến trẻ em cũng tăng tỉ lệ thuận với 
sự phát triển đó. Sự thay đổi của xã hội có ảnh hưởng lớn đến trẻ em vì vậy biện 
pháp giáo dục cũng phải thay đổi. Trẻ em ngày nay không thể giáo dục theo 
cách áp đặt, mệnh lệnh mà phải khéo léo, tâm lý nhưng nghiêm khắc và nhất 
quán. Giáo dục đối với trẻ phải là một nghệ thuật mà người giáo viên chỉ có 
được khi thực sự để tâm vào việc đó, thực sự hiểu những ảnh hưởng đến trẻ xuất 
phát từ phía xã hội, đặc điểm tâm lý cũng như đặc điểm tình hình lớp. Trong 
năm học 2018- 2019, tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1B – một 
lớp có 53 học sinh. Vì vậy, những biện pháp tôi đề cập trong đề tài dựa trên một 
số điểm xuất phát như:
+ Xuất phát từ thực tế xã hội:
 - Trẻ được tiếp cận với những thông tin, phim ảnh, trò chơi hiện đại, hấp 
dẫn, phong phú, dễ lôi kéo trẻ.
+ Xuất phát từ đặc điểm tình hình lớp:
 2/30 PHẦN II
 NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG: 
 Như chúng ta vẫn biết, công tác chủ nhiệm vô cùng phức tạp bởi chủ 
nhiệm 1 lớp với 43 học sinh là tiếp xúc với43 hoàn cảnh sống khác nhau, 43 cá 
tính khác nhau và 43 các ông bố bà mẹ với quan điểm giáo dục con cũng như 
quan điểm đối với giáo dục khác nhau. Chính vì vây, công tác chủ nhiệm lớp đòi 
hỏi giáo viên phải có nghệ thuật trong giao tiếp, ứng xử, xử lí tình huống một 
cách khéo léo, tế nhị nhưng không nhu nhược và bao trùm hơn cả là cái tâm đối 
với học sinh. Thực tế cho thấy, học sinh ngày nay thông minh, hiểu biết nhưng 
cũng vô cùng phức tạp trong hành vi ứng xử. Vì thế, trong một nhà trường, bên 
cạnh những giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm của mình thì vẫn còn có những 
giáo viên gặp nhiều khó khăn khi thực hiện công việc này. Đứng trước thực tế 
đó, tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm của mình khi làm công tác chủ 
nhiệm để cùng các bạn đồng nghiệp chia sẻ, bổ sung thêm cho mình biện pháp 
hữu hiệu trong công tác chủ nhiệm.
II. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:
Biện pháp 1: Nắm vững hoàn cảnh học sinh
 Muốn giáo dục được học sinh, trước hết, giáo viên chủ nhiệm cần phải 
hiểu kĩ về các em cũng như hoàn cảnh, quan điểm giáo dục ở gia đình mà các 
em đang chịu ảnh hưởng. Chính vì vậy, ngay sau khi nhận lớp, tôi đã tiến hành 
điều tra cơ bản theo mẫu phiếu sau:
 PHIẾU ĐIỀU TRA CƠ BẢN
 Kính gửi phụ huynh học sinh lớp 1A !
 Để tạo điều kiện cho giáo viên trong việc nắm bắt lí lịch của học sinh, phụ 
huynh học sinh vui lòng điền vào phiếu điều tra cơ bản những nội dung sau:
1. Họ và tên học sinh..............................................................................................
 Ngày tháng năm sinh...........................................................................................
 Nơi sinh ...............................................................................................................
 Là con thứ trong số người con .
2. Địa chỉ gia đình: . ...............................................................
Số điện thoại cố định..............................................................................................
Số điện thoại khi cần liên hệ gấp............................................................................
3. Họ và tên bố:Tuổi...................
Nghề nghiệp ...........................................................................................................
Trình độ văn hóa ....................................................................................................
4. Họ và tên mẹ:Tuổi..................
Nghề nghiệp ...........................................................................................................
Trình độ văn hóa ....................................................................................................
 4/30 kiện sống của các em đó và phân tích để các em nhận thấy sự may mắn của các 
em khi sinh ra trong một gia đình sung túc, hạnh phúc mà thực hiện trách nhiệm 
của mình một cách tự giác.
 Mặt khác, việc phân loại nhóm các em ở cùng một khu vực cũng hỗ trợ 
đáng kể cho công tác chủ nhiệm. Danh sách học sinh theo nhóm được kèm theo 
số điện thoại của bố mẹ và điện thoại cố định nhà mỗi cháu và gửi tới tay từng 
phụ huynh học sinh. Trong mỗi khu vực, tôi cử ra một phụ huynh làm nhóm 
trưởng. Như vậy, phụ huynh học sinh có thể quản lý, nắm bắt tình hình con em 
mình khi tới trường cũng như trên đường tới trường không chỉ qua giáo viên mà 
còn có thể qua các bạn cùng nhóm mà không mất thời gian đến tận nhà. Đồng 
thời với những cháu có sự sa sút về học tập hoặc ý thức kỉ luật, tôi có thể qua 
phụ huynh trưởng nhóm để tìm hiểu, tác động tới phụ huynh của em đó mà 
không nhất thiết phải đến tận nơi hoặc mời phụ huynh học sinh ra trường.
Có thể nói, việc nắm bắt hoàn cảnh học sinh là một việc không thể thiếu và coi 
nhẹ đối với một giáo viên nếu muốn có sự thành công trong công tác chủ nhiệm 
của mình.
Biện pháp 2: Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp làm công tác tự quản
a. Lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp:
 Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp và ổn định tổ chức, tôi đi sâu tìm 
hiểu lí lịch và hoàn cảnh cũng như năng lực của từng em.
 Trước hết, tôi quan sát các em khi vui chơi (tôi nghĩ rằng khi vui chơi là 
lúc các em bộc lộ cá tính của mình rõ nhất), tự rút ra cho mình những nhận xét 
đối với từng em để có thể bầu ra đội ngũ cán bộ lớp hoàn chỉnh, phù hợp và 
năng lực.
 Các cán bộ lớp yêu cầu phải là những học sinh nhanh nhẹn, nói năng to 
tát, rõ ràng, được các bạn yêu quý, đồng thời có năng lực trong việc điều hành 
công việc.
Đội ngũ cán bộ lớp gồm có:
 - 01 lớp trưởng
 - 03 lớp phó: + 1 lớp phó phụ trách vệ sinh và cơ sở vật chất
 + 1 lớp phó phụ trách học tập 
 + 1 lớp phó phụ trách nề nếp kỉ luật
 - 04 tổ trưởng 
 - 01 quản ca
b. Giao nhiệm vụ cụ thể cho đội ngũ cán bộ lớp:
 Sau khi bầu được cán bộ lớp, tôi cho lớp trưởng họp cán bộ lớp lại và nói 
rõ về vinh dự cũng như trách nhiệm của người cán bộ lớp. Động viên các em 
nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác được giao, đồng thời nhắc nhở các em 
phải gương mẫu trước các bạn trong mọi việc để tạo được uy tín cho mình và để 
các bạn nghe lời mình.
 Theo tôi, việc xác định tư tưởng này là điều vô cùng quan trọng. Nó giúp 
các em hiểu rõ làm cán bộ lớp là một việc hết sức khó khăn, nhưng cũng rất 
đáng tự hào nếu mình làm được tốt. 
 6/30 Sổ thi đua và bảng thi đua được làm theo mẫu sau:
 e. Theo dõi, uốn nắn nhắc nhở thường xuyên:
 Tuy là cán bộ lớp nhưng các em cũng chỉ là những học sinh, những đứa 
 trẻ mới 6 tuổi. Các em cũng có những lúc nghịch ngợm, sao nhãng công việc 
 của mình.Chính vì vậy mà khi giao việc, tôi không “khoán trắng” cho các em 
 mà thường xuyên theo dõi, nhắc nhở.
 Nếu các em có hiện tượng lơ là quên nhiệm vụ, tôi thường gọi riêng để 
 nhắc nhở, uốn nắn chứ không nhắc trước lớp để giữ uy tín cho em đó. Nhưng 
 nếu các em mắc khuyết điểm, tôi động viên các em tự giác nhận khuyết điểm 
 trước lớp và nhận hình thức kỉ luật để các bạn trong lớp thấy được sự công bằng, 
 chứ không phải do làm cán bộ lớp mà được ưu tiên, hoặc “muốn làm gì thì làm”.
 Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp làm việc có năng lực, hiệu quả không thì 
 chưa đủ. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm, giáo viên cần tạo uy tín, niềm tin với 
 phụ huynh học sinh qua chính buổi họp phụ huynh học sinh.
 Biện pháp 3: Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình và giáo viên chủ 
 nhiệm qua sổ trao đổi
 Để mối quan hệ giữa gia đình và giáo viên chủ nhiệm được chặt chẽ, tạo 
 sự phối hợp hiệu quả, tôi thực hiện sổ trao đổi với mẫu sau:
 Các mặt thi đua Thứ 2 Thứ 3 Thứ4 Thứ 5 Thứ 6 Ghi chú
Chuyên cần
Truy bài, xếp hàng
Vệ sinh
Học tập
Bị giáo viên nhắc nhở 
trong giờ học
Tự do trong giờ tự quản
Đồng phục
Mang sách vở, đồ dùng 
học tập
 8/30 - Khả năng tiÕp thu kiÕn thøc cña häc sinh kh«ng ®ång ®Òu.
 - ViÖc quan t©m gióp ®ì cña c¸c bËc phô huynh ®èi víi mét sè häc sinh 
cßn h¹n chÕ.
c. Biện pháp khắc phục khó khăn:
 - Đối với khó khăn từ phía phụ huynh như quá bận rộn không có thời gian 
kèm cặp con thêm ở nhà, sự quan tâm đến con còn hạn chế, tôi tư vấn việc nhờ 
tới những phụ huynh có điều kiện hơn trong nhóm (nêu tên những phụ huynh có 
điều kiện).
 - Đối với khó khăn từ phía học sinh, tôi chủ động nhận trách nhiệm về 
phía mình, tập trung xây dựng, rèn nề nếp cho học sinh, đặc biệt là trong thời 
gian đầu và bằng kinh nghiệm trong giảng dạy để tạo hứng thú, thu hút các em 
ham học hơn.
d. Nhận xét sơ bộ về học sinh theo 2 mặt:
 - Ý thức kỉ luật
 - Ý thức học tập
 Sở dĩ tôi chỉ có nhận xét sơ bộ bởi các em mới qua hai, ba tuần học,vẫn 
còn bỡ ngỡ. Vì vậy, có thể có những em vẫn chưa bắt nhịp, làm quen được với 
hoạt động học tập. Sự đánh giá quá chi tiết có thể sẽ là thiếu chính xác, thiếu sự 
động viên, thúc đẩy với các em.
 Đặc biệt, ở phần này tôi chỉ nêu tên các em được khen và biểu hiện để 
giáo viên khen mà không nêu tên những học sinh chưa được đánh giá tốt.
2. Hướng dẫn phụ huynh soạn sách vở và chuẩn bị đồ dùng cho con theo thời 
khóa biểu.
 - Học sinh lớp 1 chưa biết đọc, do đó trong giai đoạn đầu, phụ huynh cần 
giúp con soạn sách vở và hướng dẫn con để con dần biết tự soạn sách vở cho 
mình theo thời khóa biểu. Đặc biệt, có những phụ huynh có con thứ nhất đi học 
lớp 1 thì sẽ gặp lúng túng trong việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập cho con.
 - Việc soạn sách vở là hết sức quan trọng, giúp học sinh mang đầy đủ sách 
vở, đồ dùng học tập để hoạt động học tập đạt hiệu quả cao nhất. Do do, giáo 
viên cần đưa ra những quy định, hướng dẫn cụ thể để giúp phụ huynh và học 
sinh chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập hàng ngày.
Nắm bắt được điều đó, tôi đã xây dựng bản “Hướng dẫn soạn sách vở theo thời 
khóa biểu” với nội dung như sau:
 HƯỚNG DẪN SOẠN SÁCH VỞ – LỚP 1A
 (Tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập cho từng môn học)
1. Môn toán:
 - Sách giáo khoa Toán.
 - Vở Toán
 - Bộ đồ dùng Toán.
2. Môn Tiếng Việt
 - Sách giáo khoa Tiếng Việt.
 10/30

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_li_hoc_sinh_tron.doc