Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 1

doc 18 trang sklop1 02/03/2024 2531
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 1
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 --------&&--------
 Mã SKKN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ ĐỂ NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1”
 LÜnh vùc/M«n : TËp ViÕt
 CÊp häc : TiÓu häc
 Năm học 2016-2017 “Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1”
 I. MỞ ĐẦU
 Tập viết là một phần môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học, nhất là 
 đối với Lớp 1. Nếu phân môn Học vần , tập đọc giúp học sinh biết đọc, hiểu từ 
 ngữ để dần dần các em nhận thức thế giới xung quanh thì phân môn Tập viết 
 giúp các em biết các viết đúng, rõ ràng, chính xác rồi cao hơn nữa là viết nhanh, 
 đẹp trình bày thẩm mỹ. Đây cũng chính là những yếu tố rèn luyện cho học sinh 
 những phẩm chất đạo đức như tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ.
 Việc lựa chọn đề tài: “Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” có lẽ là rất nhiều 
 Giáo viên lựa chọn và có những kết quả nhất định. Song đối với tôi sau những 
 năm dạy lớp 1 đã tự rút ra những kinh nghiệm cho bản thân trong việc rèn chữ 
 cho học sinh (đặc biệt là Học sinh lớp 1)
 Tôi rất muốn chia sẻ những kinh nghiệm này với các bạn đồng nghiệp để 
cùng một tâm niệm “Nét chữ nết người”
 Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã chia sẻ và giúp đỡ tôi để 
hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
 2/18 “Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1”
 + Kỹ năng: Học sinh viết đúng quy trình viết nét, viết chữ cái và liên kết 
chữ cái tạo chữ ghi tiếng theo yêu cầu viết liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ 
trên dòng kẻ tiến tới viết nhanh và đẹp.
 Từ việc nắm chắc yêu cầu trên, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ: Làm thế nào 
để giúp các em viết chữ đẹp? Đó cũng chính là vấn đề mà tôi đề cập đến trong 
phạm vi bài viết này.
 2. Mục đích của đề tài:
 Năm học2016-2017 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1C. Qua một năm 
 trực tiếp giảng dạy, tôi luôn gần gũi với các em, chú ý đổi mới phương pháp dạy 
 học, đặc biệt chú ý rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho học sinh ngay từ những ngày 
 đầu đi học. Với phạm vi của đề tài tôi xin được nêu lên “Một số biện pháp giúp 
 học sinh lớp 1 viết chữ đẹp.”
 3. Phạm vi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu: 
- Phạm vi: 
 + Ngay từ mới nhận lớp, tôi đã đề ra kế hoạch nghiên cứu chữ viết của 
 học sinh lớp 1, cụ thể hơn là học sinh lớp 1C do tôi chủ nhiệm.
 + Tìm hiểu thêm chất lượng chữ viết của các khối lớp trên.
- Kế hoạch: Để thực hiện được đề tài tôi đã đề ra kế hoạch nghiên cứu sau:
 + Tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ lớp 1, phân loại học sinh ở các mức độ: 
 giỏi, khá, trung bình, yếu.
 + Áp dụng các biện pháp rèn chữ viết trong dạy và tập viết, dạy chính tả 
 và các môn học khác.
 + Đúc rút kinh nghiệm qua việc rèn chữ viết cho học sinh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Quan sát chữ mẫu.
 - Viết đúng cỡ chữ, đúng li.
 4/18 “Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1”
 Một số phụ huynh chưa quan tâm tới việc học tập của con em mình. Ở 
giai đoạn viết bút chì, thường mua cho con loại bút chì cứng nên các em phải ấn 
bút khi viết, làm giấy có thể bị rách mà chữ không rõ. Một số phụ huynh còn 
mua vở 5 ly nên học sinh khó xác định độ cao, chữ mẫu và bẩn khi rèn viết trên 
vở ô ly.
 Khi chuyển sang viết bút mực, có phụ huynh mua những loại bút quá to, 
nét đậm, khó viết, mực ra không đều
 Từ thực trạng chữ viết của học sinh nêu trên tôi đã áp dụng biện pháp hiệu 
quả giúp học sinh lớp 1 của tôi cũng như một số học sinh lớp trên biết viết chữ 
đẹp.
 2. Các biện pháp: 
 a. Biện pháp thứ nhất: Phân loại học sinh
 Ngay từ đầu năm học, sau một thời gian nhập học, tôi đã phân loại chữ 
viết của học sinh theo các mức độ sau:
 - Học sinh viết đúng mẫu chữ, đúng cỡ chữ, có thao tác viết liền mạch, đặt 
 đúng vị trí dấu thanh; đảm bảo tốc độ.
- Học sinh viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ, nhưng chưa đẹp.
- Học sinh viết quá chậm, viết sai nhiều.
 Sau mỗi giai đoạn viết chữ: Viết âm, vần, tiếng, từng câu đoạn, tới viết 
chính tả, tôi tiếp tục phân loại học sinh, tìm hiểu xem trong từng giai đoạn, 
những em nào còn viết sai, viết chưa đẹp, từ đó có những biện pháp tích cực 
hơn.
 b. Biện pháp thứ hai: Hướng học sinh cách cầm bút đúng và tư thế 
ngồi đúng: 
 Quá trình tập viết có quan hệ tới nhiều bộ phận trong cơ thể của học sinh. 
 Tư thế ngồi viết có quan hệ đến cột sống, đến phổi, lưng. Cách cầm bút có quan 
 hệ tới ngón tay, bàn tay và ngón tay. Việc tập viết không đúng các quy định sẽ 
 để lại nhiều di hại suốt đời cho học sinh: Mắt cận thị do ngồi viết ở nơi thiếu 
 ánh sáng, cúi đầu sát vở, cột sống cong vẹo, lưng gù, phổi bị ảnh hưởng do ngồi 
 6/18 “Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1”
 Đồng thời tôi cũng giúp học sinh nắm được tên gọi các đường kẻ trong 
vở Tập viết. Cụ thể tôi quy định với học sinh như sau:
 Một ô vuông gồm: đường kẻ đậm dưới, đường kẻ ngang mờ thứ nhất, 
 đường kẻ ngang mờ thứ hai, đường kẻ ngang mờ thứ ba, đường kẻ đậm trên và 
 đường kẻ dọc..
 1. Đường kẻ ngang đậm phía dưới.
2. Đường kẻ ngang mờ thứ nhất.
3. Đường kẻ ngang mờ thứ hai.
4. Đường kẻ ngang mờ thứ ba.
5. Đường kẻ ngang đậm phía trên.
 Việc nắm chắc cách viết các nét cơ bản cũng như biết xác định các đường 
kẻ sẽ giúp học sinh dễ dàng viết các chữ cái cũng như viết chữ ghi vần, tiếng 
 Ví dụ: khi dạy viết chữ d, tôi hướng dẫn học sinh như sau. Chữ d có cấu 
tạo là mấy nét? Là những nét nào? Độ cao của mỗi nét là bao nhiêu? Độ rộng là 
bao nhiêu? Hay so sánh chữ d với chữ a?
 Cách viết: Từ điểm đặt bút dưới đường kẻ ngang mờ thứ hai, cạnh đường 
kẻ dọc viết nét cong tròn kép kín cao 2 li, rê bút lên đường kẻ dọc, viết nét móc 
ngược cao 4 li. Điểm dừng của nét móc ngược ở đường kẻ ngang mờ thứ nhất.
 Khi hướng dẫn học sinh viết vần, tiếng tôi chú ý kỹ thuật nối liền giữa 
hai chữ cái với nhau, viết liền mạch để tạo thành một chữ (ghi tiếng) hoàn chỉnh 
 8/18 “Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1”
 Khi viết ứng dụng, để đảm bảo tốc độ viết nhanh, tôi hướng dẫn các em 
viết liền mạch tất cả các chữ cái trong chữ ghi tiếng rồi sau đó mới đặt dấu, kể 
cả dấu phụ của con chữ và dấu ghi thanh.
 Ví dụ: viết vần “ anh” viết liền mạch “ ” rồi đặt dấu “ ” trên 
“ ” ( ) để thành “ ” 
 Viết chữ “ mắt ” viết liền mạch, sau đó đặt dấu cho chữ cái “ ă ” và 
“ t ” rồi đánh dấu sắc “ ” để thành chữ “ mắt ”.
 Việc rèn luyện viết các nét cơ bản và kỹ thuật viết liền mạch không chỉ 
dừng lại ở các tiết Tập viết mà được củng cố xen kẽ trong các tiết học hay luyện 
tập thêm ở nhà. Tôi yêu cầu học sinh cần viết được nét cong, nét thẳng phải thật 
thẳng. Tôi chú ý luyện nhiều nhất là nét khuyết bởi nét này có độ cao (hay dài) 
là 5 li, tay các em còn non yếu nên thường viết run, hoặc chưa đúng mẫu.
 Đối với những em viết sai, tôi gạch chân dưới chữ và sửa trực tiếp vào 
chữ đó hoặc viết mẫu bên cạnh. Có giáo viên cho rằng chỉ cần gạch dưới chữ 
viết chưa đúng để vở đỡ bẩn nhưng thực tế nếu chỉ gạch dưới mà không sửa thì 
học sinh không thể biết mình viết sai ở nét nào. Vì thế tôi vẫn thường sửa trực 
tiếp trên nét viết sai hoặc viết lại chữ đó vên cạnh. Việc làm đó giúp các em 
nhận ra lỗi sai của mình, chú ý sửa để không mắc phải nữa.
 Ví dụ: Học sinh viết sai chữ và tôi sửa như sau: 
 Điều quan trọng là tôi giúp các em biết cách sửa. Cụ thể hướng dẫn học 
sinh quan sát chữ mẫu: Nét lượn lên và nét sổ thẳng xuống của nét khuyết trên 
cắt nhau tại đường kẻ mờ thứ 2. Nét sổ thẳng trùng với đường kẻ dọc, là điểm 
tựa để viết cho thẳng. Sau đó cho học sinh viết lại chữ đó nhiều lần trên nháp, 
đến khi thật chuẩn mới thôi.
 10/18 “Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1”
 Dùng phấn màu chấm chấm (.....) thành hình chữ O sau đó tô lại lên các 
dấu chấm chấm đó.
 Giáo viên vừa viết vừa hướng dẫn. Học sinh quan sát:
 Viết được chữ O đẹp, học sinh dễ viết đúng các chữ cái khác trong nhóm 
3. Tôi lưu ý học sinh khi viết chữ cái O phải có dấu nhấn với 2 tác dụng: Ghi 
dấu điểm đặt bút, là điểm thêm “râu” để trở thành chữ “Ơ”, điểm dừng để nối 
chữ khi viết nhanh.
Từ việc phân loại các nhóm chữ trên, tôi giúp học sinh rèn luyện dứt điểm từng 
nhóm chữ. Mỗi tuần tôi định ra rèn một nhóm chữ nhất định. Tôi luôn chú ý tính 
vừa sức, rèn chữ từ mức độ thấp đến cao, rèn viết đúng loại chữ này mới chuyển 
sang rèn lại chữ khác. Đặc biệt tôi không nôn nóng, luôn chú ý rèn cho học sinh 
tình kiên trì và lòng say mê rèn luyện.
 e. Biện pháp thứ 5: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học và phương tiện, 
đồ dùng học tập của học sinh:
 Đồ dùng dạy học là phương tiện không thể thiếu được trong giảng dạy, 
nhất là phần môn Tập viết, tôi khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng 
nhiều con đường: kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các 
em chủ động phân tích cấu tạo, hình dáng, kích thước chữ mẫu, tìm sự giống 
nhau và khác nhau giữa chữ cái đang học với chữ cái đã học trước đó trong cùng 
một nhóm. Chữ mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài viết. Đây là điều kiện 
đầu tiên để các em viết đúng. Tôi sử dụng các hình thức chữ mẫu: Chữ mẫu in 
sẵn phóng to, chữ mẫu trong vở tập viết, chữ mẫu của giáo viên trên bảng... Chữ 
mẫu phong to trên bảng giúp học sinh dễ quan sát, phân tích hình dáng. kích 
thước các nét cơ bản cấu tạo chữ cái. Chữ mẫu của giáo viên trên bảng giúp học 
sinh nắm được thứ tự viết các nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái 
trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh. Do vậy, khi 
 12/18 “Một số biện pháp rèn chữ để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1”
chiếc bút chì đã vót sẵn, đầu chì không quá nhọn, quá tù, để các em có bút viết 
ngay khi bút bị gãy, không phải đợi cô giáo viết cho, lớp học không bẩn, không 
mất vệ sinh.
 Khi chuyển sang giai đoạn viết mực, tôi cũng tư vấn cho phụ huynh mua 
bút máy, loại không có đầu bi tròn vì viết những loại bút có đầu bi tròn học sinh 
khó kiểm soát được nét chữ, chữ quá nhọn hoặc quá nhỏ. Thân bút phải vừa với 
kích thước của bàn tay các em. Mực viết phải không loãng, không có cặn, tốt 
nhất là mực “QUEEN” mà trên thị trường vẫn bán, không dùng nhiều màu mực. 
Khi học sinh viết bút máy, tôi giúp các em cầm bút sao cho mực ra đều, nét đẹp, 
chú ý không cầm nghiêng ngòi.
 Để giúp các em có được những quyển vở sạch, đẹp tôi yêu cầu phụ huynh 
mua cho các em cặp sách có 2-3 ngăn, không dùng ba lô hay túi vải, nilông. Bởi 
nếu để sách, vở vào ba lô, túi, sách vở thường bị nhàu, quăn mép, rách, rất bẩn. 
Hướng dẫn các em cách sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập một cách khoa học 
trong cặp sách, lưu ý học sinh chỉ mang sách, vở theo thời khóa biểu trong ngày. 
Sách, vở cũng được tôi yêu cầu bọc nilông và dán nhãn vở ngay từ đầu năm học, 
nó giúp học sinh có ý thức giữ gìn sách vở cẩn thận hơn. Trong các tiết học, tôi 
rất chú ý giúp học sinh cách trình bày bài cân đối, kể cả kỹ năng kẻ vở.
 Một chi tiết rất nhỏ nhưng tôi rất quan tâm, đó là trong hộp bút các em 
luôn có giấy thấm mực. Trước khi đặt bút viết, cần lấy giấy thấm lau sạch ngòi 
rồi mới viết. Nên chọn loại vở có giấy dày, trơn, dòng kẻ rõ.
 Khi học sinh viết sai, hướng dẫn học sinh không tẩy xoá mà dùng bút chì 
gạch chân dưới chữ đó rồi viết tiếp hoặc sửa lại ra lề vở.
 Tôi chỉ cho học sinh viết chữ trong điều kiện lớp học đủ ánh sáng
 g. Biện pháp thứ sáu: Tổ chức các hình thức học tập phong phú và các 
phong trào thi đua.
 Trong các tiết học viết chữ, tôi vẫn thường sử dụng các hình thức như 
thảo luận nhóm (để nêu cấu tạo của chữ); thi viết đúng chữ mẫu, thi viết nhanh 
và đẹp thi viết tiếp sức...Với các hình thức này học sinh rất sôi nổi, hào hứng, 
 14/18

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_chu_de_nang_cao_c.doc