Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

doc 11 trang sklop1 12/11/2023 3760
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1
 Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 
 MỤC LỤC
 I. TÊN ĐỀ TÀI: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.......... 2
 II. MỞ ĐẦU................................................................................................2
 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................2
 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài..............................................................2
 3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................2
 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm............................................................2
 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................2
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu............................................................2
 III. NỘI DUNG..........................................................................................3
 1. Cơ sở lí luận............................................................................................3
 2. Thực trạng ..............................................................................................3
 3. Đề xuất giải pháp khắc phục...................................................................4
 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................9
 1. Kết luận.................................................................9
 2. Kiến nghị...........................................9
 1
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Phụng – Trường Tiểu học Hướng Phùng Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 
 Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.
 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017.
 III. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận
 a. Cơ sở tâm sinh lí của trẻ
 Cơ sở tâm lý của trẻ: Học sinh Tiểu học chủ yếu ở độ tuổi từ 6- 11 tuổi. Ở 
độ tuổi này, học sinh ngây thơ hay bắt chước. Nếu như không biết rèn chữ cho 
các em ngay từ buổi đầu thì quả là điều thiêú sót lớn. 
 Cơ sở sinh lý của trẻ: So sánh bàn tay của người lớn với bàn tay trẻ em. 
Có thể thấy những chỗ khác nhau rõ rệt. Các cơ và xương tay người lớn đã hoàn 
chỉnh nên có thể cử động rõ ràng linh hoạt. Ngược lại, cơ và xương bàn tay của 
trẻ đang ở độ phát triển, nhiều chỗ còn là sụn nên cử động của các ngón tay còn 
vụng về nhanh mệt mỏi. Khi cầm bút ( nhất là trẻ lớp 1) các em có tâm lý sợ. 
Điều này gây một phản ứng tự nhiên là các em cầm bút chặt, các cơ tay căng 
nên rất khó di chuyển. Do vậy, dường như các em viết bằng toàn thân chứ không 
chỉ bằng tay ( khi viết mím môi, tròn mặt, ...)
 b. Đặc điểm đôi mắt của trẻ khi viết 
 Trẻ tiếp thu hình ảnh của chữ viết qua việc nhìn. Các em phải tái hiện lại 
hình ảnh chữ viết đã thu được qua mắt để ghi lại hình dạng của nó trên mặt giấy. 
Vì vậy, nếu nét chữ được trình bày với kích thước quá nhỏ hoặc ánh sáng kém 
thì các em phải cúi sát xuống để nhìn cho rõ chữ khi tập viết. 
 Ngoài chức năng ghi nhận hình chữ, mắt còn có nhiệm vụ hướng dẫn tác 
động để tái hiện các đường nét của chữ viết. Trong thời gian đầu có thể các em 
nhận ra đúng hình dạng của mẫu chữ. Chỉ sau một số lần luyện tập, số lần nhắc 
đi nhắc lại nhiều hay ít tuỳ theo từng em thì các em mới chép lại đúng mẫu.
 c. Khả năng tập trung chú ý của các em: 
 Khả năng tập trung của các em còn chưa cao, tư duy phát triển chưa đều, 
các thao tác trí tuệ của các em chưa hoàn chỉnh. Vì thế trong quá trình giảng bài, 
phân tích chữ mẫu, Giáo viên phải phân tích rõ ràng, dễ hiểu, chính xác. 
 Nắm được các đặc điểm trên, trong quá trình hướng dẫn học sinh tập viết, 
tôi thường quan tâm tư thế ngồi học, tốc độ viết và số lượng bài viết vừa sức với 
các em.
 2. Thực trạng 
 2.1. Qua thực tế giảng dạy lớp 1 nhiều năm tôi thấy:
 Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình. 
 Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất: Bộ chữ mẫu của Giáo viên, những bảng 
chữ mẫu (với nhiều kiểu chữ) cho học sinh quan sát. 
 Nhà trường, ngành giáo dục quan tâm đến chất lượng chữ viết của các em 
ngay từ lớp 1.
 Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế:
 Các em từ mẫu giáo (còn có cả các em không qua mẫu giáo) vào lớp 1 
chữ viết chưa đồng đều, thống nhất. Có em chưa biết cách cầm bút, có em không 
 3
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Phụng – Trường Tiểu học Hướng Phùng Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 
 Tôi yêu cầu học sinh dùng phấn trắng, mềm. Đồng thời tôi hướng dẫn 
cách trình bày bảng sao cho khi viết không phải xoá đi nhiều lần để đỡ mất thời 
gian. 
 Bút viết
 Giai đoạn viết bút chì: Chọn bút chì đốt loại mềm để thuận tiện khi sử 
dụng và đỡ mất thời gian vót chì, dành thời gian đó để cho luyện viết. 
 Giai đoạn viết bút mực: Tôi cho các em viết bằng bút kim.
 3.2. Rèn tư thế ngồi viết - cách cầm bút 
 Hoạt động viết thuận lợi phụ thuộc rất nhiều vào tư thế và cách cầm bút. 
 Muốn rèn chữ cho học sinh trước hết giáo viên phải rèn cho các em tư thế 
ngồi viết đúng: Lưng thẳng, không tỳ ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở 
khoảng 25 đến 30cm. Hai chân đặt vuông góc dưới bàn, tay trái tì nhẹ nhàng 
mép vở để giữ vở. 
 Cầm bút bằng 3 ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay 
phải. Khi viết di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về phía bên phải. 
Cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại thoải mái. 
 Việc giúp học sinh ngồi viết đúng tư thế và cầm bút đúng sẽ giúp các em 
viết đúng và viết nhanh được. 
 3.3. Rèn cách để vở khi viết 
 Ở lớp 1, học sinh chủ yếu rèn viết chữ đứng nên học sinh cần để vở ngay 
ngắn trước mặt. 
 Khi viết chữ về bên phải, quá xa lề vở, cần xê dịch vở sang trái để mắt 
nhìn thẳng nét chữ, tránh nhoài người về bên phải để viết tiếp. 
 3.4. Giáo viên cần nắm chắc kiến thức, viết tốt mẫu chữ quy định để 
dạy học sinh.
 Mẫu chữ cái viết thường cỡ nhỡ:
 Các chữ cái được viết với độ cao 5 li: b, l, h, k, g, y.
 Các chữ cái được viết với độ cao 4 li: d, đ, q, p.
 Các chữ cái được viết với độ cao 3 li: t
 Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 li: r, s.
 Các chữ cái được viết với độ cao 2 li: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê, n, m.
 Mẫu chữ cái viết thường cỡ nhỏ:
 Các chữ cái được viết với độ cao 1 li: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê, n, m.
 Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 li: b, l, h, k, g, y.
 Các chữ cái được viết với độ cao 2 li: d, đ, q, p.
 Các chữ cái được viết với độ cao 1,5 li: t.
 Các chữ cái được viết với độ cao 1,25 li: r, s.
 Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh 0,5 đơn vị.
 Mẫu chữ cái viết hoa cỡ nhỡ: Các chữ cái được viết với độ cao 5 li, 
riêng hai chữ cái được viết với độ cao 8 li là: Y, G.
 Mẫu chữ cái viết hoa cỡ nhỏ: Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 li, 
riêng hai chữ cái được viết với độ cao 4 li là: Y, G.
 5
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Phụng – Trường Tiểu học Hướng Phùng Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 
 Cách khắc phục: Tôi cho học sinh luyện viết nét thẳng có độ cao 2 ô li, 
sau đó mới viết nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu có độ cao 2 ô li 
thật đúng, thật thẳng. Khi học sinh viết thành thạo các nét đó, tôi mới cho học 
sinh ghép các nét thành chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý điểm đặt bút, điểm 
dừng bút, độ cao, độ rộng của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.
 Nhóm 2: Gồm các chữ: b, l, h, k, y.
 Các lỗi học sinh hay mắc: Học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét, 
chữ viết còn cong vẹo.
 Cách khắc phục: Trước tiên tôi cho học sinh viết nét thẳng có độ cao 5 ô li 
một cách ngay ngắn, thành thạo để rèn tư thế cầm bút chắc chắn cho học sinh, 
sau đó tôi dạy học sinh viết nét khuyết trên có độ cao 5 ô li, độ rộng trong lòng 1 
ô li. Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết, tôi hướng 
dẫn học sinh đặt một dấu chấm nhỏ vào sát đường kẻ dọc, trên đường kẻ 2 của li 
thứ tư và rèn cho học sinh luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới 
đưa bút lên tiếp viết nét khuyết trên có độ rộng bằng 1 li. Tương tự như vậy tôi 
dạy học sinh viết nét khuyết dưới có độ cao 5 ô li, độ rộng 1 ô li.
 Khi dạy viết chữ h, tôi hướng dẫn Viết nét khuyết trên trước, từ điểm 
dừng bút của nét khuyết trên ở ĐK 1 rê bút viết tiếp nét móc hai đầu có độ cao 2 
li, độ rộng 1 li dừng bút ở ĐK 2. Tương tự như vậy với các chữ còn lại. 
 Nhóm 3: Gồm các chữ: o, ô, ơ,a, ă, â, c, x, d, đ, q, g, e, ê, s.
 Các lỗi học sinh hay mắc: Viết chữ o chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, 
nét chữ không tròn đều đầu to, đầu bé, chữ o méo. Hầu hết các em viết chữ o 
xấu.
 Cách khắc phục: Để viết được đúng và đẹp nhóm chữ này thì cần phải 
viết chữ o đúng và đẹp tròn theo quy định. Tôi cho học sinh chấm 4 điểm vuông 
góc đều nhau như điểm giữa 4 cạnh của hình chữ nhật và từ điểm đặt bút của 
con chữ o viết một nét cong tròn đều đi qua 4 chấm thì sẽ được chữ o tròn đều 
và đẹp. Sau đó tôi hướng dẫn học sinh ghép với các nét cơ bản khác để tạo thành 
chữ.
 3.7. Rèn chữ trong Việc Viết Chính tả
 Việc viết chính tả rèn cho học sinh nắm chắc Luật chính tả và có thói 
quen viết chữ ghi tiếng Việt đúng với chuẩn. Chính tả cùng với tập viết, tập đọc 
giúp cho người học chiếm lĩnh được tiếng Việt văn hóa, là công cụ để giao tiếp, 
tư duy và học tập.Viết đúng chính tả giúp cho học sinh có điều kiện để sử dụng 
tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ môn văn hóa. Việc luyện 
viết chính tả liên tục kết hợp với ôn tập các Luật chính tả, học sinh sẽ có khả 
năng viết đúng các chữ ghi tiếng Việt, rèn luyện cho học sinh tính kỷ luật, tính 
cẩn thận, óc thẩm mĩ đồng thời bồi dưỡng lòng yêu quý tiếng Việt, chữ Việt, 
biểu thị tình cảm qua chữ viết. 
 Để thực hiện tốt việc luyện chữ trong giờ Chính tả trước hết giáo viên 
phải nắm rõ các lỗi chính tả cụ thể của từng học sinh. Qua kiểm tra, tôi thấy học 
sinh thường phạm các lỗi chính tả sau:
 7
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Phụng – Trường Tiểu học Hướng Phùng Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 
 Ngoài việc phát động phong trào thi đua tôi còn giới thiệu các bài viết 
đẹp, các trang viết đẹp của học sinh trong buổi họp cha mẹ học sinh để cha mẹ 
các em cùng thi đua rèn luyện cho con em mình.
 Kết quả đạt được: 
 Lớp 1A năm học 2016- 2017 đạt kết quả như sau:
 Sĩ số Viết đẹp Viết đúng Viết chưa đúng
 SL % SL % SL %
 Đầu năm học 36 2 5,6 8 22,2 26 72,2
 Cuối kì I 36 5 13,9 15 41,7 16 44,4
 Giữa kì II 36 12 33,3 20 55,6 4 11,1
 IV. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận
 Rèn chữ không những đơn thuần để chữ viết chuẩn, đúng, đẹp mà còn là 
để rèn người nữa. Giáo viên giúp học sinh rèn chữ viết cũng chính là để rèn 
nhân cách cho các em, giúp các em giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Vì 
vậy, để việc rèn luyện chữ viết cho học sinh đạt hiệu quả cao, trước hết người 
giáo viên phải có lòng nhiệt tình, sự tận tâm và tinh thần trách nhiệm. Đồng thời 
trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh, giáo viên cần chú ý những vấn đề sau: 
 Rèn luyện chữ viết cho học sinh là một quá trình lâu dài, không nên nóng 
vội. Cần tôn trọng cá tính của học sinh, đi từ cái dễ đến cái khó, từ cái chưa đạt 
đến cái đạt được, không đốt cháy giai đoạn dễ gây cho học sinh tính cẩu thả sau 
này.
 Trong quá trình rèn luyện chữ viết phải quan tâm tới việc bảo vệ sức khỏe 
cho học sinh, gây hứng thú, tránh ép buộc làm cho học sinh nhàm chán.
 Tìm hiểu ngôn ngữ địa phương là một việc làm cần thiết nhằm rút ra 
những lỗi phương ngôn phổ biến để điều chỉnh cho học sinh viết đúng chính tả.
 Việc rèn luyện chữ viết cần phải được thực hiện ở tất cả các môn học.
 Kết hợp với phụ huynh học sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc rèn 
luyện chữ viết khi học sinh học ở nhà.
 Chữ viết của giáo viên phải đẹp, đúng mẫu, đúng chuẩn để học sinh học 
tập theo theo.
 Thường xuyên rèn luyện để học sinh luôn có ý thức đẩy mạnh nâng cao 
và duy trì phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
 2. Kiến nghị
 Để chữ viết học sinh lớp 1 đúng hơn, đẹp hơn, tôi có một số kiến nghị 
sau:
 Đối với Tổ chuyên môn: Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt 
chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên.
 Đối với Nhà trường: Đẩy mạnh phong trào giữ “ Vở sạch chữ đẹp”. Tăng 
cường tổ chức các hình thức ngoại khóa thi viết đẹp, viết nhanh để động viên, 
khuyến khích học sinh luyện viết.
 9
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Phụng – Trường Tiểu học Hướng Phùng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_chu_viet_cho_hoc.doc