Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1A7 ở trường Tiểu học Vĩnh Hưng

docx 11 trang sklop1 25/01/2024 2470
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1A7 ở trường Tiểu học Vĩnh Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1A7 ở trường Tiểu học Vĩnh Hưng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1A7 ở trường Tiểu học Vĩnh Hưng
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lý do chọn đề tài
 Chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc Tiểu học, học sinh phải dùng chữ viết để học tập và 
giao tiếp. Vì vậy, chữ viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học 
khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt 
trong trường Tiểu học - đó là kĩ năng viết chữ. Nếu học sinh viết đúng, đẹp, rõ ràng, đảm bảo tốc 
độ quy định thì học sinh có điều kiện để ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập tốt hơn, 
ngược lại, viết xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em.
 Thực tế cho thấy: Việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 ở trường tôi còn gặp một số khó khăn 
nhất định. Cụ thể:
 - Lớp học có nhiều học sinh còn khó khăn các em còn dùng nhiều loại vở viết kém chất lượng 
khi viết bị nhoè, ngòi bút bị toè, hay tắc mực gây khó khăn khi viết và làm cho bài viết không đẹp.
 - Còn một số học sinh chưa có ý thức trong việc rèn chữ, hay viết ẩu, chưa giữ gìn vở viết sạch 
sẽ, cẩn thận.
 - Một số phụ huynh chưa nhận thức hết tầm quan trọng của chữ viết, chỉ bắt ép các em học 
Tiếng việt, Toán mà quên rằng chữ viết của các em sẽ làm cho tâm hồn của các em thêm phong 
phú.
 Là một giáo viên dạy lớp 1 lâu năm, tôi luôn trăn trở rất nhiều về chữ viết của học sinh. Với 
chương trình chung của môn Tiếng Việt như hiện nay, chữ viết đã được chỉnh sửa để trở nên cân 
đối và đẹp hơn trước. Tuy nhiên với các em học sinh thì không phải em nào cũng có ý thức và biết 
cách luyện tập để chữ viết của mình đúng và đẹp. Vậy nên, để các em có kỹ năng viết chữ đẹp, 
đúng quy trình thì rất cần đến sự giúp đỡ của người giáo viên.
 Xuất phát từ những thực tế nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn chữ viết cho 
học sinh lớp 1A7 ở trường Tiểu học Vĩnh Hưng" nhằm khắc phục thực trạng và khó khăn hiện 
nay đồng thời giúp cho học sinh có chữ viết đúng và đẹp hơn.
 II. Những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu
 Đề tài được ban giám hiệu nhà trường và các đồng chí giáo viên trong khối hết sức quan tâm 
và giúp tôi khảo sát, tìm hiểu thực trạng chữ viết của học sinh. Đồng thời đề tài được đưa ra thảo 
luận trong các cuộc họp khối để tìm hiểu các nguyên nhân của các tồn tại, các biện pháp khắc 
phục. Qua đó, bản thân tôi đã nhận được những góp ý hết sức bổ ích cho việc nghiên cứu, áp dụng 
và thu thập viết đề tài.
 III. Tính khoa học, tính mới của đề tài
 - Đề tài chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng về chữ viết của học sinh lớp 1 ở 
trường tôi trong những năm qua.
 - Các biện pháp khắc phục các thực trạng hiện nay được dựa trên những cơ sở lí luận khoa học 
và thực tiễn vững vàng, phù hợp với đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn của nhà trường 
(Có học sinh là con em lao động nghèo ít được gia đình quan tâm).
 IV. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Bài 47: en, ên - GV viết mẫu chữ lên bảng cho học sinh quan sát (tiết 1), đưa vở mẫu cho học sinh 
quan sát (tiết 2).
 4. Phương pháp đàm thoại gợi mở 
 Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. Giáo viên dẫn dắt học 
sinh tiếp xúc với các chữ sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, 
độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã 
học với các chữ cái phân tích.
VD1: Dạy bài 8: l, h - Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu
- Chữ "l" cao mấy li? Gồm mấy nét?
- Chữ "h" cao mấy li? Gồm mấy nét?
- So sánh chữ "l" và "h" có đặc điểm gì giống và khác nhau?
VD2: Dạy bài 47: en, ên - GV cho học sinh quan sát chữ mẫu và hỏi:
- Chữ en gồm mấy con chữ? Độ cao các con chữ? Khoảng cách giữa các con chữ trong chữ en là 
bao nhiêu?
- So sánh chữ en và ên có gì giống và khác nhau.
 5. Phương pháp luyện chữ 
 Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn cho học sinh 
luyện tập thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu.
 Khi học sinh luyện tập viết chữ, giáo viên cần luôn luôn chú ý hướng dẫn để các em cầm bút 
đúng và ngồi đúng tư thế. Bài viết đẹp phải đi cùng với tư thế đúng, rèn cho trẻ viết đẹp mà quên 
mất việc uốn nắn cách ngồi viết là một thiếu sót lớn của giáo viên.
 B. NỘI DUNG
 I. Cơ sở lí luận
 Chữ viết là phương tiện học tập quan trọng của học sinh. Chữ viết có ảnh hưởng rất lớn đến 
chất lượng học tập của học sinh. Chữ viết còn là biểu hiện một phần nhân cách của người viết. 
Việc rèn chữ viết cho học sinh còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho học sinh những phẩm 
chất đạo đức tốt. Chính vì vậy tập viết chữ có vị trí rất quan trọng.
 Chữ viết mang tính thực hành cao, ngoài việc học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của việc 
viết chữ và kĩ thuật viết thì rèn viết chữ đẹp là một yêu cầu cũng hết sức quan trọng và cần thiết, 
vì vậy chúng ta cần chú ý rèn cho học sinh tính cẩn thận, sự sáng tạo khi viết.
 Để học sinh viết đẹp thì trước hết phải viết đúng qua các tiết tập viết ở lớp. Bởi vì qua đó học 
sinh nắm được các khái niệm về đường kẻ, dòng kẻ, tốc độ, tên gọi các nét, cấu tạo chữ cái, vị trí 
dấu thanh, và liên kết các chữ cái khi viết. Từ đó, mới hình thành ở các em những biểu hiện về 
hình dáng độ cao và sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết. Ngoài ra, học sinh còn rèn thao tác viết Một số em thường viết sai độ cao, khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ hoặc giữa các 
chữ trong câu do các em chưa chú ý đến điểm đặt bút, điểm dừng bút, chưa biết cách nối giữa các 
con chữ trong một chữ, chưa biết ước lượng về khoảng cách.
 Chữ viết chưa ngay ngắn chủ yếu do các em chưa biết dùng “điểm tựa” để đưa nét bút khi viết.
 Do các em hiếu động, thiếu kiên trì nên viết cho nhanh để còn đi chơi.
 Do các em ngồi viết không được ngay ngắn nên chữ viết cũng không đẹp.
 III. Các biện pháp thực hiện
 Việc rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh thì người học sinh đòi hỏi phải có tri giác chính xác 
sản phẩm, nắm vững các thao tác kỹ thuật và kiên trì lặp đi lặp lại các thao tác đó. Học sinh phải 
nắm được đặc điểm, hình dáng các nhóm chữ cái và từng chữ cái, đặc biệt là các nét cơ bản ngay 
từ đầu năm học.
 Để phát huy thuận lợi và khắc phục những khó khăn và tồn tại nêu trên, qua những năm dạy 
học và học hỏi kinh nghiệm của các đồng chí Giáo viên trong trường, và tham khảo ý kiến của 
chuyên môn, bản thân chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm: “Một số biện pháp rèn chữ viết cho 
học sinh lớp 1” như sau:
 1. Biện pháp 1: Chuẩn bị điều kiện vật chất để học sinh tập viết 
 Một nhân tố không thể thiếu được khi dạy tập viết cho học sinh là sự chuẩn bị về phòng học, 
bàn ghế, bảng lớp cùng với bảng con, bút, vở của học sinh.
 a) Phòng học 
 Nhân tố quan trọng đầu tiên là phòng học đúng quy định, có hệ thống cửa sổ thoáng mát, đủ 
ánh sáng. Được sự quan tâm của nhà trường và hội phụ huynh học sinh của lớp khối 1 được trang 
bị đầy đủ bóng điện và 2 chiếc quạt treo trần trong các lớp để phục vụ cho việc dạy và học trong 
những ngày trời mưa, trời tối không có ánh sáng mặt trời các em có đủ ánh sáng để học tập và 
viết bài, các em không bị nóng bức chảy mồ hôi làm ướt vở trong những ngày hè nóng bức.
 b. Bàn ghế học sinh 
 Vào đầu năm học chúng tôi đã có ý kiến với nhà trường trang bị cho học sinh lớp mình những 
bộ bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 1 tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh ngồi học, ngồi 
viết tốt.
 c. Bảng lớp 
 - Bảng lớp là phương tiện rất cần thiết đối với giáo viên. Việc trình bày bảng là bài mẫu cho 
học sinh học tập và noi theo. Bảng lớp là bảng từ có những đường kẻ ô vuông chuẩn sẽ giúp cho 
giáo viên trình bày bài viết trên bảng lớp được đúng đẹp và dễ dàng. Đồng thời cũng là để giúp 
học sinh dễ theo dõi nội dung bài viết.
 d. Bảng con của học sinh - Vở phải luôn giữ sạch, có đủ bìa nhãn, không bỏ vở, xé trang. Không bôi mực ra vở, không làm 
quăn mép vở. Vở viết của học sinh chọn cùng một loại giấy trắng, không nhoè mực...
- Khi học sinh chuyển viết bút mực, giáo viên thường xuyên nhắc nhở để các em nhớ và trình bày 
vở đúng, sạch, đẹp.
 3. Biện pháp 3: Rèn viết đúng các nét cơ bản và chữ cái
 Vì các em như những “tờ giấy trắng”, muốn các em viết chữ được đẹp thì ngay những ngày 
đầu tiên, các em phải viết đúng và đẹp các nét cơ bản đã. Vì vậy, khi hướng dẫn cho các em viết 
những nét cơ bản, người giáo viên cần phải xác định cho các em thấy được tầm quan trọng của 
chữ viết, nó thể hiện kiến thức mình học được, thể hiện tính cách của người viết, thể hiện ý thức 
học tập và qua đó rèn luyện cho các em tính cẩn thận, kiên trì và óc thẩm mĩ. Tuy nhiên, một số 
giáo viên còn gặp khó khăn khi viết mẫu. Hơn nữa khi cho học sinh quan sát chữ mẫu trong khung 
chữ thì giáo viên thường hay nói lướt qua, coi nhẹ phần này. Vì vậy các em chỉ nhận ra hình dáng 
tổng thể các nét chữ mà không biết chi tiết của từng nét nên khi viết ra, sản phẩm của các em hay 
sai về độ cao và nhất là độ rộng của từng nét chữ và nét chữ thường méo mó, không ngay ngắn 
dẫn đến chữ viết không đẹp.
 3.1 Hướng dẫn học sinh nhận biết đúng nét chữ, độ cao, dòng li, đường kẻ
 Để giúp cho học sinh nhận biết được vấn đề này, khi hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét 
các nét chữ và chữ mẫu trong khung chữ, tôi cho học sinh nắm vững và phân biệt được thế nào là 
dòng li 1,2,3,4,5 hay thế nào là các đường kẻ 1,2,3.4.5,6. Tuy đối với lớp Một, các em chưa học 
đến các số nhưng một số em đã học qua mẫu giáo nên đã nhận biết được các chữ số, số em còn lại 
cũng nhớ được bằng trực giác. Hơn nữa, khi dạy đến chữ nào, giáo viên lại chỉ vào đường kẻ hoặc 
dòng li để giới thiệu nên học sinh nắm vững và phân biệt được thế nào là dòng li hay thế nào là 
đường kẻ.
VD: Khi dạy các em viết nét khuyết, tôi hướng dẫn như sau:
Nét khuyết trên: Giáo viên cũng dạy theo các bước của tiết tập viết nhưng cần lưu ý khi hướng dẫn 
học sinh quan sát chữ mẫu và khi giáo viên hướng dẫn viết:
+ Quan sát mẫu: Giáo viên lưu ý để học sinh thấy: Nét khuyết trên có độ cao 5 dòng li, nằm trên 
6 đường kẻ.
 Đặt bút ở đường kẻ 2, đưa nét xiên lên đến gần đường kẻ đậm phía trên ta lượn bút sang trái để 
nét bút vừa chạm vào đường kẻ đậm phía trên(còn gọi là đường kẻ 6) thì đổi chiều bút kéo thẳng 
xuống đến đường kẻ đậm 1 dừng lại. Miệng nói tới đâu thì tay phải thực hành đúng tới vị trí đó để 
học sinh nắm được. Nếu giáo viên để các em đưa nét xiên đúng đến đường kẻ đậm trên thì độ lượn 
của nét khuyết trên sẽ không đẹp hoặc sẽ bị cao hơn độ cao yêu cầu.
 Sau khi viết mẫu và hướng dẫn xong, giáo viên cần phải giải thích rõ cho học sinh về điểm đặt 
bút phải gần vào đường kẻ dọc để khi kéo xuống các em sẽ “tựa” vào đường kẻ dọc đó để kéo cho 
thẳng. Cần tạo cho học sinh có thói quen này để khi các em viết quen tay thì không cần “tựa” nữa 
các em vẫn kéo được các nét thẳng. Và điều lưu ý thứ hai với học sinh là độ rộng của nét khuyết 
tất cả là gần 2 ô bắt đầu từ điểm đặt bút và độ rộng của “ bụng” nét khuyết là 1 ô. Nói tới đâu, giáo 
viên chỉ đúng vào vị trí đó thì học sinh mới có thể nắm vững được. Ngoài ra giáo viên hướng dẫn 
luôn cách trình bày là cách 1 đường kẻ dọc viết 1 chữ, chữ dưới dóng thẳng chữ trên để viết. Chính 
vì thế mà các em lớp tôi dạy, hầu hết các em viết các nét đều như nhau và rất ngay ngắn, không bị 4.3 Khắc phục về chữ viết không ngay ngắn
 Ở phần dạy viết các nét cơ bản và các chữ cái mà các em đã viết đẹp rồi thì sang phần viết từ 
và câu cũng chỉ còn một số em. Mà hầu hết các em viết chữ chưa được ngay ngắn, thường là do 
viết các nét khuyết. Có em thì nghiêng bên này, ngả bên kia, có em thì viết chữ vẹo vọ, méo mó. 
Trước tiên tôi cho các em tập viết lại các nét cơ bản vào quyển vở rèn chữ.
VD: Nét khuyết: tôi hướng dẫn các em để các em nhận biết về độ nghiêng cần thiết khi đưa nét 
bút lên để viết khuyết (/) và khi đưa nét viết xuống phải dóng (tựa) theo đường kẻ dọc của vở thì 
nét chữ sẽ không bị cong vẹo. Khi hướng dẫn cho các em, giáo viên cần “miệng nói tay làm” để 
học sinh vừa nghe vừa quan sát được thực tế sau đó cho các em thực hành trên vở Hướng dẫn học. 
Có thể cho 5-7 phút trong giờ ra chơi hoặc trước khi ra về, khi các em đã nắm được thì dặn các em 
về nhà phải viết thêm. Luyện viết chữ đẹp cho học sinh không phải ở riêng môn tập viết mà còn 
phải chú ý khi học sinh viết tất cả các môn khác, đặc biệt là phân môn chính tả. Trong các tiết học 
này, khi các em viết tôi thường xuyên quan sát để động viên và nhắc nhở kịp thời, chấn chỉnh cho 
các em ngay để mỗi bài viết các em có thêm ý thức giữ gìn làm sao để viết vừa đúng lại vừa đẹp, 
để mỗi khi mở vở ra các em thấy vui vì những bài viết tiến bộ của mình, để từ đó các em có thêm 
ý thức rèn luyện chữ viết cho bản thân.
 Để học sinh hứng thú tích cực vào luyện chữ, ngoài việc nhận xét bài hằng ngày, tôi còn tổ 
chức các cuộc thi chữ viết vào buổi sinh hoạt cuối tuần. Đến tiết sinh hoạt cuối tuần tôi giành 
khoảng 10-15 phút cho các em chép 1-2 câu thơ vào vở luyện chữ sau đó nhận xét. Những em có 
tiến bộ hơn tuần trước sẽ được tuyên dương và nhận 1 phần thưởng nhỏ (có thể là 1cây bút hoặc 1 
quyển vở) song các em rất vui và tích cực luyện tập.
 IV. Kết quả:
 Mấy năm gần dây, tôi thường dạy lớp 1, lớp có số học sinh tương đối đông. Trong đó học sinh 
có nhiều trình độ khác nhau, năm nào cũng có khoảng một nửa học sinh là con gia đình công nhân 
ở trọ, là con gia đình có hoàn cảnh khó khăn, là học sinh tăng động, khuyết tật, nên tôi đặt ra tiêu 
chí cho lớp mình ngay từ đầu năm như sau: Với những chữ được công nhận chữ viết đẹp đạt được:
+ Đúng cỡ chữ (đúng độ cao, độ rộng của chữ)
+ Đúng khoảng cách giữa các chữ và con chữ.
+ Nối chữ đúng quy định.
+ Nét chữ ngay ngắn, đặt dấu và dấu thanh đúng vị trí.
Nhờ sự nỗ lực hết mình của cả thầy và trò nên chữ viết của học sinh lớp tôi ngày một tiến bộ. Cụ 
thể, số học sinh được công nhận chữ viết đẹp ngày càng tăng ở các năm học được thể hiện trong 
bảng thống kê như sau:
Kết quả thống kê năm học 2014-2015
 Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
 T
 9 10 11 12 1 2 3 4 5
 TSHS
 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
 50 10 20 13 26 15 30 20 40 25 50 30 60 32 64 34 68 36 72

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_chu_viet_cho_hoc.docx